Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.
Bạn tham khảo nha:
Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Ðánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Ðồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. Trò chơi đánh đu đã có một thời thu hút rất đông nam thanh, nữ tú. Trên chiếu đu, đôi trai gái cùng nhún rất nhịp nhàng và chiếc đu được đẩy lên cao dần cùng tà áo dài của cô gái tung bay trước gió tạo thành hình ảnh đẹp và thơ mộng. Trò chơi ném còn với quả còn nhiều mầu sắc được tung lên không trung qua bàn tay khỏe khoắn, khéo léo của các chàng trai, cô gái tìm cách lọt qua chiếc vòng trên ngọn cây nêu gây hồi hộp, hấp dẫn. Những bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như múa rối nước, bài chòi cũng khởi đầu từ trò chơi dân gian.
Trong cuộc sống hôm nay, với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Trẻ em không còn say mê với các trò kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhưng rồi dần dần nó cũng bộc lộ những hạn chế và tác hại. Nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc. Khi cùng hướng tới mục tiêu giải trí lành mạnh thì trò chơi hiện đại và trò chơi dân gian không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho sân chơi giải trí càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi tầng lớp nhân dân. Trò chơi dân gian cứ lùi khuất dần về quá khứ không phải vì nó cổ và kém hấp dẫn mà cái chính là do chưa được quan tâm phục hồi và phát huy trong cuộc sống hiện đại. Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ, nhất là trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Nếu trò chơi dân gian được thường xuyên tổ chức thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như vậy. Thực tế cho thấy một số nơi khi khôi phục lại các trò chơi dân gian được rất đông người, nhất là trẻ em hưởng ứng, thích thú.
Muốn phục hồi trò chơi dân gian, trước hết cần sự quan tâm của chính quyền các địa phương với nhận thức công việc này góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần đưa nó vào chương trình hoạt động của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa một cách bài bản, thường xuyên. Ðầu tư cho trò chơi dân gian không cần nhiều chi phí tốn kém. Chỉ cần vài cây tre là có thể trồng được một cây đu, chỉ cần một khoảng đất trống là có thể tạo ra một sới vật hoặc trồng một cây nêu để ném còn... Ở vùng nông thôn, miền núi, khi kinh tế chưa dồi dào, khi trò chơi hiện đại chưa xuất hiện nhiều thì việc phục hồi trò chơi dân gian là rất cần thiết để sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. Tết cổ truyền là dịp tốt để phục hồi các trò chơi dân gian không những làm cho không khí ngày Tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Hiện nay với xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển. Con người này càng phụ thuộc vào internet. Có thể nói internrt luông song song với ta. Giới trẻ hiện nay chỉ mê mẩn các trò chơi trên mạng, game online.Cả ngày chỉ ôm máy tính, điện thoại.Các trò chơi dân gian dần đi vào quên lạng, chỉ còn là kí ức. Hiện nay để các trò chơi dân gian đến gần với giới trẻ, trò chơi dân gian đã được lồng ghép trong nhà trường. Việc trò chơi dân gian xuất hiện trong nhà trường sẽ giúp cho học sinh rè luyện được nhiều đức tính, kĩ năng xã hội, cũng là cách giải trí lành mạnh. Tăng tính đoàn kết, là cơ hội hết giao thêm nhiều bạn bè mới mà không nhờ mạng xã hội. Từ đó tạo nên một môi trường lành mạnh.
bạn học chương trình gì trong trương trình của mình văn không có bài này nên chỉ biết thế này thôi. thông cảm THANK
...................................
bạn có viết thừa chữ "không" không thế?
Có ý kiến cho rằng " Học tập là điều không cần thiết " . Vậy xin hỏi những người thành công là từ đâu mà ra? Phải chăng họ vốn dĩ là thần đồng, không cần đến trường, không cần kiến thức, không cần chữ nghĩa, cứ thế mà mở doanh nghiệp rồi thành công? Xin hỏi những người làm buôn bán như bất động sản, sản phẩm xuyên quốc gia như xe máy, mĩ phẩm... họ làm gì để bán được sản phẩm khi mà họ không biết chữ nghĩa để kí vào hợp đồng? Phải chăng cứ nhìn thấy tờ giấy là kí mà không cần phải đọc? Vâng, tôi xin phép trả lời là không phải. Tất cả mọi thứ đều bắt nguồn từ kiến thức, đúng là đại học không phải là con đường duy nhất để thành công, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không cần kiến thức! Bởi vì sao? Thử nghĩ đơn giản một ví dụ nhé: bây giờ đi ra chợ mua cam, người bán hàng nói 20k/kg, bạn mua 5,5kg, nếu không biết tính toán thì bạn tự tính tiền thế nào? Hay một ví dụ sâu xa hơn, bạn mở một doanh nghiệp với một cái đầu trống rỗng, không chút kiến thức, không chút hiểu biết chuyên ngành, đối tác muốn hợp tác lâu dài với doanh nghiệp của bạn, đưa cho bạn một tờ giấy để kí và nói là hợp đồng, bạn làm sao có thể kí khi mà bạn không đi học và không biết chữ? Chẳng lẽ cứ kí còn hậu quả tương lai sau này ra sao thì mặc kệ? Ngay từ khi giành được độc lập, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân chung tay đẩy lùi giặc dốt, giặc đói bởi Bác hiểu rõ rằng mù chữ chính là loại giặc giết chết cả dân tộc. Vậy mà vì cớ gì lại nói học tập là điều không cần thiết? Có ạ, nó rất cần thiết, phải đi học, phải có kiến thức mới có thể phát triển bản thân, xây dựng cho chính mình tương lai tươi sáng, không chỉ vậy còn góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh hơn bởi "tri thức là sức mạnh", một đất nước sẽ ngày càng văn minh khi người dân của họ văn minh, và để đạt được điều đó thì phải có kiến thức, biết phân định phải trái đúng sai thì mới có thể văn minh. Tương lai của bạn phụ thuộc vào kiến thức bạn có, bạn muốn lao động chân tay vất vả hay ngồi phòng điều hòa nhàn nhã đều do bạn lựa chọn học hay không. Vì vậy, đừng bao giờ có suy nghĩ học tập không cần thiết, thử bỏ học đi làm bạn sẽ thấy, không có kiến thức là chết cả tương lai!
A. Mở bài
- Giới thiệu ý kiến
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Giải thích ý kiến
- Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
- Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.
2. Chứng minh
- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ):
+“Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ;
+ “Lão Hạc”, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp;
+ “Làng” của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp;
+ “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Suy nghĩ của bản thân
** Bài viết tham khảo
Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. Văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.
tham khảo:
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay
Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học
2. Thân bài
* Giải thích
Học lệch là học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác
* Biểu hiện
Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiềuCó bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiềuCó người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác
* Tác hại:
Hổng kiến thức cơ bảnKết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diệnKìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng
* Nguyên nhân
Chủ quan
Do sở thích của người họcDo năng khiếu của mỗi ngườiDo ngại học, ngại nghiên cứu
Khách quan
Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại họcDo cha mẹ định hướng
* Giải pháp
Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệchKiên quyết không học lệchVận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đềLiên hệ bản thân
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mặt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn... Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu mến và kính trọng.
(Mình cho bạn đoạn văn còn trạng ngữ thì nhờ logic của bạn nhé!)
Môn Văn là môn thi hiển nhiên, bắt buộc và cần có trong tất cả các kỳ thi cuối kỳ, thi Tốt nghiệp. Đặc biệt hơn nữa khi bạn chọn thi Đại học khối C hoặc D thì việc học tốt môn Văn là điều vô cùng cần thiết. Trong thực tế, không ít bạn sai lầm khi suy nghĩ rằng môn Văn là môn học thiên về năng khiếu nên những bạn không có năng khiếu sẽ không thể học và làm bài thi tốt đối với môn này. Sự thật không hoàn toàn như thế, tất nhiên môn học này sẽ là lợi thế của những bạn có năng khiếu về văn chương, tuy nhiên năng khiếu chỉ là một phần thôi đấy, nếu bạn có cách học tốt môn Văn, có quyết tâm chinh phục môn học này, có sự kiên trì, nhẫn nại cần thiết thì việc học tốt môn này càng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
Đừng bao giờ áp lực cho chính mình, đừng bao giờ nghĩ môn Văn quá “khó nhằn” mà mặc kệ nó, mà bỏ cuộc nhé, hãy suy nghĩ đơn giản rằng môn văn cũng giống như những môn học khác. Một tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn tiếp cận và học môn văn tốt hơn rất nhiều.
Bạn cho rằng việc học môn văn không cần học bài nhiều như những môn học khác?… Hoàn toàn sai lầm đấy nhé. Năng khiếu văn chương chỉ giúp bạn cảm thụ tác phẩm tốt hơn, viết nên những lời văn bay bổng hơn. Nắm chắc kiến thức trọng tâm từng tác phẩm, viết đúng, viết đủ mới thật sự quan trọng, đó chính là nền tảng để bạn trả lời các câu hỏi trong đề thi văn, viết bài văn nghị luận tác phẩm văn học một cách đúng nhất, đủ ý nhất.
Môn Ngữ Văn chính là môn dạy đạo đức và nhân cách cho các em học sinh. Nếu không học Văn các em sẽ không biết được những tấm gương anh hùng bất khuất sẵn sàng hy sinh và chiến đấu ngoan cường để mang đến tự do, độc lập cho thế hệ sau trong những bài văn, bài thơ. Nếu không học Văn các em cũng sẽ không thể nào thấy được quê hương, đất nước ta đẹp nhường nào...những điều mà các em không bao giờ để ý trong cuộc sống.
Không những thế học Văn tốt còn giúp các em có cách ứng xử văn mình hơn, lịch sự hơn, có một tâm hồn rộng mở, tươi sáng và lãng mạn hơn.