Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo:
A, MB
- Khái quát vai trò, ý nghĩa của việc tự học: Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học.
- Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình
B, TB
1, Những lợi ích của tự học
- Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn.
- Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác.
- Thứ 3, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình
Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên.
2, Mở rộng, bình luận
- Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc.
- Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình
Học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.
C, KB
Tổng kết vai trò của tự học.
Tóm lại, việc tự học là một phương pháp học quan trọng cần có ở moi người để có thể tự trang bị kiến thức cho mình và bước vào thế kỷ hội nhập. Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người.
BÀI LÀM
Tự học có ý nghĩa to lớn đối với mỗi học sinh và là chìa khóa dẫn đến thành công. Trong cuộc sống, học vấn là việc quan trọng mà mỗi người đều hướng tới. Sở dĩ nước Nhật và các nước Châu Âu phát triển vì người dân vô cùng coi trọng việc học. Trên thực tế, việc tự học là 1 phương pháp học mà mỗi bạn học sinh cần rèn luyện và trang bị mỗi ngày. Dù mỗi người có những phương thức học khác nhau nhưng việc tự học chính là cách học hữu hiệu và đem đến nhiều lợi ích nếu như con người muốn tạo được những bứt phá cho chính cuộc sống mình.
Thứ nhất, tự học giúp người học chủ động trong việc thu nhận kiến thức. Kết hợp với kiến thức được dạy trên trường lớp, tự học sẽ giúp người học tự tìm tòi, tự thu nạp những kiến thức bổ ích. Tự học trở thành 1 thói quen tốt vì nó giúp cho quá trình làm chủ kiến thức nhanh hơn và lí thú hơn. Hơn nữa, với khối lượng kiến thức khổng lồ của nhân loại thì việc tự học sẽ giúp chúng ta học được nhanh hơn và nhiều hơn. Thứ hai, tự học là phương pháp giúp rèn luyện, sáng tạo bộ não bản thân, không phụ thuộc vào người khác. Thay vì học theo những gì được dạy và đi theo con đường được vạch sẵn, tự học là phương pháp được nhiều người áp dụng để tạo ra những đột phá trong con đường học tập của họ. Tự học sẽ giúp bộ não chủ động, suy nghĩ vấn đề qua nhiều góc nhìn, sáng tạo ra những cái của mình thay vì hưởng sẵn những tiến bộ của người khác. Thứ ba, việc tự học cũng giống như việc tự lập, rèn luyện cho con người những đức tính quý báu để tự chủ, tự lập nghiệp và xây dựng sự nghiệp bằng chính bàn tay của mình. Chính vì vậy, tinh thần tự học, tự tìm hiểu là tinh thần quý báu mà học sinh đều cần có để có thể bước đầu sống cuộc đời do chính mình tạo nên. Trên thực tế, những người thành công và giàu có trên thế giới đều có tinh thần tự học, tự giáo dục rất cao. Họ dành cho bản thân sự rèn luyện và nghiêm khắc, kỷ luật tuyệt đối suốt một thời gian dài lập nghiệp. Những tấm gương như Bill Gates, Steve Jobs ngừng học đại học giữa chừng nhưng là để tự giáo dục, tự lập nghiệp chứ chẳng phải là đi chơi bời. Họ chính là những tấm gương lập nghiệp bằng tự học hỏi từ những thất bại, tự xây dựng đường đi cho mình bằng sự tự học, tự giáo dục nghiêm khắc. Còn học sinh hiện nay, nếu như chúng ta chưa có ý thức tự học nghiêm khắc thì bên cạnh việc học trên trường, mỗi học sinh cần dành thời gian để tự học thêm, đọc sách và nghiên cứu thêm để tăng cường vốn hiểu biết cho mình
Tóm lại, học là quá trình cả đời và tự học chính là con đường nhanh nhất để tiếp cận hết tinh hoa tri thức của nhân loại, biến kiến thức của thế giới thành kiến thức của mình.Và để đạt được thành công, tự học chính là phương pháp học tập bắt buộc của con người.
THAM KHẢO
Như các bạn đã biết, học không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức dạy cho chúng ta những hiểu biết mà còn dạy cho chúng ta đạo đức làm người. Nhưng học không phải là dễ , không phải một qua một chút là hiểu được ngay mà bản thân chúng ta phải tìm tòi, khám phá những điều ấy. Vậy bạn có bao giờ nghĩ tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. 45 phút trên lớp chưa chắc đã hết bài mà nếu hết bài thì kiến thức chưa sâu. Vậy tại sao chúng ta không đọc thêm sách tham khảo, đọc và tìm hiểu thực tế áp dụng vào kiến thức bài học? Học là cả một quả trình tu dưỡng nhưng tu dưỡng ấy khi chúng ta biết nhận thức tự giác với bản thân không phụ thuộc quá nhiều vào người khác. Học cho bản thân chúng ta, kết quả chưa chắc đã nói hết lên tất cả về kiến thức, kết quả cao chưa chắc đã học tốt hay điểm thấp chưa chắc đã học kém. Dễ hiểu thôi, vì chúng ta chưa biết tự giác áp dụng kiến thức vào với nhau. Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức. Từ đó, mà ta hiểu được " Tự học là chìa khóa của thành công " Vì nó là do ta tiếp nhận kiến thức trực tiếp không phải do một tay ai giúp đỡ.
Sau đây là đoạn văn của mình từng viết chỉ mang tính chất tham khảo thôi nha, bạn đọc rồi tìm hướng viết cho mình nhé:
Mỗi chúng ta khi là một cá nhân tồn tại trong cõi trần tạm bợ này cần nuôi dưỡng ước mơ để đạt được thành công trong cuộc sống. Ước mơ là những điều tốt đẹp mà mỗi người chúng ta khát vọng muốn đạt được thoả mãn nhu cầu của bản thân. Mơ ước để mở ra những cánh cửa tương lai mới. "Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi mà là người không có nổi một ước mơ" ( Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Lữ Thừa Ân ). Sở hữu một ước mơ là ta đang có trong tay niềm hạnh phúc. Ước mơ tạo bàn đạp cho ta chinh phục đỉnh Everest của đời mình. Dù có lạc lối trong bóng tối, mơ ước sẽ luôn là ngọn đuốc soi đường cho ta tìm đến với chân lý. Chúng ta đều biết đến Steve Jobs - CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy tính. Ông từng bị Apple sa thải. Lúc ấy ngỡ như đó đã là điểm kết thúc cho sự nghiệp của Steve Jobs. Nhưng ước mơ và đam mê không cho phép ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng lại sự nghiệp và tạo ra nhiều công nghệ đột phá. Dù bao nhiêu tuổi chúng ta nên giữ cho mình ước mơ làm ánh sáng dẫn lối khi ta vấp ngã, lạc lối trong cái vòng vèo chùng chình của cuộc sống. Tôi từng nghe nói rằng "Ngày mai chính là vùng đất thần thoại 99% ước mơ nằm lại mãi mãi". Vậy nên khi đang nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, tôi sẽ cố hết sức để biến nó thành sự thật. Cuộc đời là một thước phim ai cũng phải đóng một vai nào đó. Vậy sao không tỏa sáng trong chính vở diễn của mình? Tuổi trẻ tôi học cách không bỏ cuộc, quyết phấn đấu đến cùng để theo đuổi ước mơ của chính mình.
1.
Trong cuộc đời, không phải ai trong chúng ta cũng gặp toàn những may mắn, những niềm vui, hạnh phúc mà ngược lại có khi ta gặp những điều cay đắng, đầy bất hạnh, khổ đau, đi từ thất bại này tới thất bại khác. Vậy điều gì có thể nuôi dưỡng cuộc sống chúng ta trong những thời điểm bi đát ấy? Đó là hi vọng. Chính vì vậy mà văn hào G.Flobe có một câu nói rất hay: "Luôn luôn hi vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn”.
Quả đúng như điều mà G.Flobe đã nói ở trên. Hi vọng, lạc quan, tin tưởng vào ngày mai là một chất liệu không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta. “Luôn luôn hi vọng , không bao giờ được tuyệt vọng” chính là chất men kích thích cho chúng ta vượt qua mọi trở ngại để tìm ra một cuộc sống tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn, đầy ý nghĩa hơn.
Chúng ta còn nhớ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có bài ca dao “Mười quả trứng”. Bài ca dao này nói về một người phụ nữ nông dân quá nghèo khổ, cơ cực, chẳng có tài sản gì, đã “đi vay, đi dạm được một quan tiền ” rồi "Ra chợ Kẻ Diên - mua con gà mái” với hi vọng là từ con gà mái ấy sẽ sinh sôi nảy nở thành một đàn gà con sau này. Hi vọng của người phụ nữ nông dân ấy cứ lớn dần lên theo từng quả trứng mà con gà mái đẻ ra. Mười quả trứng là mười niềm hi vọng nhưng rồi oái ăm thay niềm hi vọng ấy lại tắt dần theo từng quả trứng ung: “Một trứng ung, hai trứng ung, ba trứng ung, bốn trứng ung, năm trứng ung, sáu trứng ung, bảy trứng ung”. Thế là còn ba trứng, ba trứng nở thành ba con gà con. Tưởng đâu ba con gà con ấy sẽ mang đến một chút gì ấm áp, hi vọng vào ngày mai của người phụ nữ nông dân ấy. Nào ngờ ba con gà con ấy, con thì bị diều tha, con thì bị quạ bắt, con thì bị cắt xơi. Thế là người nông dân ấy tay trắng lại hoàn trắng tay. Tưởng đâu điều ấy sẽ dẫn đến sự tuyệt vọng nhưng nào ngờ người nông dân này vẫn còn giữ được một niềm hi vọng vào cuộc sống:
Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.
Quả đó là “bản chất của người có tâm hồn lớn”. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hái Tôi ơi đừng tuyệt vọng cũng đã từng khẳng định điều này: “Đừng tuyệt vọng - Tôi ơi đừng tuyệt vọng - Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng - Đừng tuyệt vọng em ơi, đừng tuyệt vọng - Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”. Lời bài hát vừa là lời tự động viên nhắc nhở mình, vừa là lời động viên nhắc nhở chúng la hãy luôn lạc quan, hi vọng vào cuộc sống, đừng có bao giờ tuyệt vọng, bởi tuyệt vọng sẽ thiêu rụi những ước mơ của ta, đẩy ta rơi vào hố thẳm của cuộc đời, là rào cản ngăn bước ta đi về tương lai, chẳng có lợi ích gì cho đời ta.
Tóm lại, câu nói “Luôn luôn hi vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn” là một chân lí, là một bài học sâu sắc và rất cần thiết cho chúng ta trong cuộc sống. Bản chất của cuộc sống luôn là một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ. Niềm hi vọng sẽ giúp ta vững bước trên con đường đi đến tương lai, vững bước đấu tranh để tìm ra sự sống đích thực.
2.
Thành công của một người thường không phải do tạo hóa, hay do người khác ban tặng cho. Mà nó nằm trong chính sự nổ lực của mỗi người. Trên thế giới rộng lớn này, không có gì là giống nhau cho nên mỗi người cũng có những bí quyết riêng để tới cái đích thành công: có người thì nổ lực làm việc, chăm chỉ, chăm chỉ như những chú ông để tích lũy từng ngày, có người lại sẵn sàng đương đầu với những thử thách, dám mạo hiểm tất cả để theo đuổi ước mơ, giấc mơ, có nhiều người lại có khả năng thiên phú, và để thành công họ nuôi dưỡng và phát triển cái thiên phú đó lên,…Nhưng, bản chất của thành công mỗi người lại rất giống nhau, đó chính là sự nổ lực hết mình, hoàn thiện bản thân tốt nhất cũng giống như một câu nói tôi đã từng đọc, từng nghe- “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.
Thành công là một điều mà ai trong chúng ta cũng mong muốn đạt được. Nhưng bạn muốn thành công cần phải hội tụ đầy đủ hai điều kiện đó là sự cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân thì mới vươn tới được thành công. Cố gắng hết sức đó chính là sự nỗ lực, nỗ lực tận cùng, luôn kiên trì, bền bỉ không bao giờ lùi bước vì thất bại. Còn việc ” không ngừng hoàn thiện bản thân mình” đó chính là giúp mình trở nên hoàn hảo hơn, chúng ta cần rèn luyện, bồi đắp bản thân và không nên dễ dàng hài lòng với chính mình. Khi bạn có đầy đủ cả hai điều kiện đó thì thành công sẽ gõ cửa dù sớm hay muộn. Đề chiếm lĩnh bản thân, hãy nổ lực, luôn luôn cầu tiến, hoàn thiện bản thân.
Thành công không phải dễ dàng, bạn muốn đạt được hay không được nằm trong tay bạn biết nắm bắt cơ hội trong cuộc sống không. Thành công có thể đến rất bất ngờ, đôi khi chính là khởi đầu lúc bạn thất bạn, vì vậy, nếu bạn mang trong mình sự lo lắng, và để thất bại nhấn chìm, bỏ cuộc giữa chừng thì sẽ đánh mất cơ hội đạt được mục tiêu, ước mơ của mình. Thành công cũng sẽ không mĩm cười với những bạn không bao giờ thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực, và chắc chắn bạn cũng không thể nắm giữ được thành công quá lâu nếu bạn dễ dàng hài lòng với những gì trước mắt, hài lòng với bản thân.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, thay đổi vạn trường, mỗi con người cần làm chủ mọi quyết định suy nghĩa, hành vi của chính mình và những kết quả từ việc làm hành vi của mình. Chúng ta cần phải cố gắng không ngừng để hoàn thiện bản thân. Hãy nhìn vào những tấm gương xung quanh chúng ta, như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, dù thầy không đôi tay để cầm viết những thầy đã cố gắng sử dụng đôi chân của mình tạo nên những dòng chữ đẹp đẽ. Hay danh họa kiệt xuất Leonardo Davinci hàng ngày khổ luyện vẽ lên những quả trứng tròn trĩnh để rồi hoàn thiện được kĩ năng của mình hơn qua mỗi bức hình tưởng chừng như đơn giản đó, để giờ cả thế giới trầm trồ trước những bức họa vô giá. Nhìn vào những giọt mồ hôi của các vận động viên, để có được những tấm huy chương vàng, huy chương bạc mang vinh danh cho đất nước họ đã ngày đêm luyện tập gian khổ từ khi còn rất nhỏ….Và tất cả họ, đều đã thành công trên con đường mình đã chọn.
Nhưng đừng biến việc theo đuổi thành công trở thành bi kich, dù cố gắng đến cùng để đạt được vinh quang không có nghĩa là bạn sẽ bất chấp tất cả để có được điều mà mình mong muốn. Bạn cần dựa vào chính sức mình, sự nội lực của bản thân, sự hoàn thiện không ngừng. Đừng dùng bất kỳ thủ đoạn nào để đạt được thành công. Lúc đó, dù đang đứng trên đỉnh cao, nhưng tất cả chỉ là chông chênh, và dễ dàng vụt mất, thành công cũng giống như con người, chỉ bền vững khi nó được làm từ chính sức lực và từ những hành động thiết thực của bản thân. “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”. Câu nói này đã đưa ra cho chúng ta một định hướng đúng đắn về cách thức cũng như điều kiện để có thể đạt được thành công. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều thanh niên có suy nghĩ lệch lạc về sự thành công. Họ đã chọn cho mình những cách thức thành công khiến người khác nhìn vào có thể nghĩ họ thật buồn cười bởi với họ được người khác chú ý chính là thành công. Càng ngày, chúng ta càng thấy xuất hiện rất nhiều những “hot boy, hot girl tự xưng”, họ làm những trò lố lăng, càng xuất hiện dày đặc khiến ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của giới trẻ hiện nay. Vì vậy, câu nói về sự thành công như có giá trị thức tỉnh sâu sắc đến mỗi cá nhân, mỗi con người chúng ta.
Đạt được thành công là điều mà ai trong chúng ta cũng mong muốn, cho nên chúng ta hãy xác định những mục tiêu đúng đắn, và cố gắng hết mình, hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Chúng ta cũng nên chia sẽ những cách thức để vươn tới thành công trong cuộc sống.
tk
Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Có ý chí, con người luôn vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm; xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua khó khăn đó, ý chí nghị lực được hình thành, được tôi luyện, con người mới có thể hiên ngang, bản lĩnh giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Helen Keller… là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công.
cách 1:
Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.
Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.
Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.
Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,
Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".
Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.
Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.
Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.
Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.
Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".
Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.
cách 2:
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công".
Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: Thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: Coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt cho các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.
Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.
Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!
Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: Có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!
Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên)
Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế...
Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: Mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: Thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!
1. Giải thích:
Câu nói hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công
2. Phân tích, Chứng minh:
– Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc, nhưng dừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng.
– Có thất bại rồi mới có kinh nghiệm và rút ra bài học sau mỗi lần thất bại để sửa đổi lại lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công.
– Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại (có thể lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà khoa học, các nhân vật trong các tác phẩm văn học…)