K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2022

Nói xấu là một hành động đem lại các tác động tiêu cực cho người nói. Lời nói xấu là những lời nói không đúng sự thật, khiến người khác không thể nắm bắt được chính xác thông tin mình cần tiếp cận. Từ đó đưa ra các quyết định không đúng. Vì vậy, chẳng ai thoải mái, vui vẻ khi bị nói xấu. Thế nên, họ sẽ sẽ ghét bỏ và mất niềm tin với kẻ nói xấu sau lưng. Chính những lời nói xấu đó bé nhỏ sẽ dễ dàng khiến chúng ta mất đi các mối quan hệ tình cảm với mọi người xung quanh. Không chỉ thế, nó còn khiến hình ảnh ta trở nên xấu đi, thiếu sự tin cậy trong mắt người khác. Những vấn đề quan trọng, chúng ta không còn được biết hay tham dự bởi vì đã mang danh là một kẻ hay nói xấu sau lưng người khác. Chính vì những tác động xấu như vậy, nên chúng ta cần nhớ rằng không nên nói xấu với người khác.

17 tháng 4 2022

Nói dối không chỉ là một hành động sai trái, mà nó còn trực tiếp gây hại cho bản thân người nói. Khi bạn nói dối và bị người khác phát hiện ra, bạn sẽ trở thành một kẻ dối trá trong mắt người khác. Sự đáng tin tưởng của bạn cũng sẽ sụt giảm nhanh chóng. Bởi vì thật khó để tin tưởng một kẻ nói dối. Cứ như vậy, hình ảnh của bạn sẽ bị xấu đi, cùng với đó mọi người sẽ khó mà yêu thương, tin tưởng bạn như trước đây được nữa. Không dừng lại ở đó, một khi đã đánh mất niềm tin ở người khác thì việc lấy lại sự tin tưởng sẽ khó hơn rất nhiều so với trước đây. Và lúc ấy, dù có nói thật, bộc bạch nỗi lòng cũng sẽ chẳng có ai san sẻ cả. Tác hại ấy chính là do những lời nói dối tưởng như bình thường gây ra. Chính vì thế, chúng ta cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói ra một điều gì đó.

Đoạn văn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân

Nói dối là hành động gây hại cho bản thân người nói. Bởi vì lời nói dối sẽ không thể nào trở thành sự thật. Khi chúng ta nói dối, có thể sẽ lấp liếm được ở ngay khoảnh khắc ấy, nhưng về lâu về dài sớm muộn gì cũng sẽ bị vạch trần. Cùng lời nói dối ấy, chúng ta có thể lừa người khác được lần thứ nhất, thứ hai nhưng cũng chẳng thể lừa mãi được. Cây kim trong bọc rồi sẽ có ngày lòi ra. Một khi sự dối trá bị vạch trần, cái chúng ta nhận được, chính là sự chán ghét, mất niềm tin của người khác. Từ đó, mọi lời nói, hành động của chúng ta sẽ bị nghi kị, khó tin. Cho dù lần đó chúng ta đang nói lên sự thật. Hơn cả thế, một khi đánh mất đi niềm tin của người khác, thì tình cảm cũng sẽ bị sứt mẻ. Chúng ta dễ bị chán ghét, cô lập trong một tập thể. Để những điều tiêu cực ấy không xảy ra, thì ngay từ đầu, chúng ta cần phải trung thực, không được nói dối.

Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân. Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị mọi người phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi sự tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình. Như vậy, hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn

14 tháng 4 2021

Nói dối là nói sai sự thật, là lừa dối người khác. Nói dối không chỉ có hại cho người khác mà còn có hại cho chính bản thân người nói. Nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người, tự mình đánh mất chữ tín trong con mắt mọi người. Câu chuyện về chú bé chăn cừu là một ví dụ đáng suy ngẫm. Vì tội nói dối mà không một ai tin lời khi cậu nói thật. Kết cục là đàn cừu của cậu vì vậy mà bị chó sói xơi sạch. Nhiều đứa trẻ nói dối bố mẹ đi chơi điện tử, dần dần trở thành thói quen. Mà chúng ta đều biết trò chơi điện tử một mặt có tác dụng giải trí thì mặt khác lại gây ra tác động tiêu cực như trẻ trộm tiền bố mẹ – thật tai hại biết bao, chơi nhiều và lâu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Như vậy, sai lầm nối tiếp sai lầm, đó là một tai họa. Thực tế còn có nhiều trường hợp gây tác hại xấu vì nói dối, không chỉ người xung quanh mà còn với bản thân người đó.

8 tháng 3 2021

Tham khảo thôi nhé:

Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân.Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dang nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ khoan dung cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình.

12 tháng 2 2022

tham khảo nha bn

Ông cha ta có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Một trong những điều khiến cho chúng ta đánh mất đi lòng tin của người khác chính là việc nói dối. Nói dối có tác hại to lớn trong cuộc sống của con người.

Ông cha ta đã có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Một trong những điều mà khiến cho chúng ta đánh mấtlòng tin của người khác chính là việc nói dối. Nói dối nó có tác hại rất là to lớn trong cuộc sống của mỗi con người.

10 tháng 3 2021

Nói dối gây mất niềm tin giữa người với người, phá hỏng và làm xấu đi các mối quan hệ. Nhân cách của người nói dối trong mắt người khác cũng trở nên méo mó. Những lời nói dối ban đầu có thể đánh lừa người khác nhưng cái kim trong bọc lâu ngày rồi sẽ hé lộ, đến lúc ấy chẳng những lời nói dối của bạn mà toàn bộ con người bạn cũng sẽ bị nghi ngờ. Những ai nói dối thường xuyên thì xem như là một tật xấu mà họ đang nắm giữ, niềm tin mà người khác dành cho bạn đã không còn nguyên vẹn như ban đầu.

Khác với những lời nói dối vô hại, có những người nói dối để đánh lừa người khác, nhằm đạt mục đích của mình. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người nói dối phải sống trong chính những câu chuyện mà họ đặt ra và điều quan trọng hơn là bản thân người nói dối sẽ không còn được thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà khiến cho đạo đức của bản thân ngày càng đi xuống.

Trong một ngày người ta đếm không hết những lời nói từ bản thân trên thế giới này cả. Họ biến lời nói dối thành câu cửa miệng thành công cụ để kiếm ăn, họ có thể đánh đổi tất cả để được lời nói dối. Cũng như câu ông bà ta thường hay nói, người nói dối như nước rửa chân không thể dùng uống được. Những lời nói không chỉ hại người khác mà còn hại cho chính bản thân mình.

Nói dối bao giờ cũng là điều không nên làm, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nói dối không hẳn là xấu hoàn toàn. Ví dụ như một bác sĩ nói dối sự thật về bệnh án cho bệnh nhân biết nhằm giúp họ sống lạc quan, yêu đời hơn. Những lời nói dối như vậy có thể dễ dàng thông cảm được.

5 tháng 3 2018

Chúng ta có lẽ ai cũng từng nghe tới câu chuyện của một chú bé chăn cừu vì muốn trêu chọc mọi người nên đã nói dối rằng có sói. Sau nhiều lần như vậy thì mọi người bắt đầu không còn tin tưởng chú nữa. Điều đó đã dần tới hậu quả đáng buồn là khi có bầy sói thật tới thì không còn ai tin vào những tiếng kêu giúp của chú nữa. Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, có một vấn nạ đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết đó chính là vấn đề về sự trung thực. Con người ngày càng trở nên thay đổi và không còn giữa được cho mình những đức tính trung thực nữa. Mọi người rất dễ dàng để nói dối về chính bản thân mình. Và những điều đó đã khiến cho chúng ta gặp rất nhiều những khó khăn, có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của mỗi người.

Nói dối là một thói quen rất xấu và cũng là căn bệnh chung của xã hội ngày hôm nay. Nói dối chính là một hành động không trung thực, khiến cho người khác hiểu lầm về những lời nói của mình.. Những hành vi ấy có khả năng khiến cho những người mà mình quen biết sẽ không còn tin mình nữa nếu như họ biết chúng ta nói dối họ nhiều lần. Nếu như nói dối nhiều lần thì chính những người có thói quen xấu như vậy sẽ phải sống trong chính những câu chuyện của họ và điều đó sẽ khiến cho bản thân họ không còn có được những thanh thản ở trong tâm hồn nữa mà sẽ khiến cho đạo đức của họ bị đi xuống, Thậm chí có những khi chính họ sẽ mắc phải căn bệnh tự huyễn hoặc chính bản thân mình rằng họ chính là những con người tài giỏi  hoặc tự coi những gì mà họ nói là đúng. Đó là một điều vo cùng nguy hiểm trong xã hội hiện nay.

Chúng ta có thể thấy rất nhiều những ví dụ liên quan tới những việc nói dối trong cuộc sống hiện nay. Trong công việc, có rất nhiều người không hề học tập được những kết quả tốt, không bao giờ tự cố gắng và đi lên bằng chính sức mạnh của mình. Ấy vậy nhưng họ lại luôn mong có những tấm bằng đẹp. có kết quả tốt để được nhiều người công nhận và cũng để có được những ánh mắt ngưỡng mộ của người khác. Chính bởi lí do như vậy mà có thời gian, vấn nạn bằng giả, học giả đã trở thành một vấn đề nhức nhối ở trong xã hội. Ở đất nước chúng ta, đã từng có biết bao nhiêu kĩ sư, cử nhân nhưng chính bản thân họ có những khi không hề đi học bằng chính những chất xám của mình mà năng lực của họ chỉ được chứng mình qua tấm bằng đại học, thạc sĩ. Để tới khi đi làm tại các công ty thì họ hoàn toàn không thể bắt nhịp được với nhịp làm việc của những người làm cùng với mình.

Thế nhưng đáng buồn rằng những người luôn nói dối về bằng cấp của mình lại có những khi nắm giữ những chức vụ rất cao trong các cơ quan, làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh. Hay có những khi, bạn có một người bạn rất hay nói dối thì có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng, sẽ chẳng có ai lại muốn làm một người tri kỉ với những người như vây. Bởi họ là những người không trung thực và những lời nói dối của họ khiến cho chúng ta không thể đặt niềm tin quá nhiều ở họ- một trong những yếu tố cấu thành nên tình bạn bền chặt. Hay nếu nói rộng hơn, chẳng hạn như một đất nước mà có quá nhiều những người nói dối, không hề trung thực trong nhiều mặt  thì chúng ta cũng rất khó có được cơ hội hợp tác với những quốc gia khác trên thế giới. Lí do là bởi họ cũng không hề tin tưởng vào chất lượng nhân lực của đất nước ta. Khi chúng ta có được những lời khuyên trong sự hợp tác hay công việc thì điều quan trọng nhất chính là đam mê và trung thực. Có được hai yêu tố quan trọng này thì những điều tiếp theo chúng ta hoàn toàn có thể luyện tập một cách tốt nhất. Và điều quan trọng hơn cả là khi mà chúng ta không hề có những sự cố gắng, làm cho nói dối trở thành thói quen thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục những em nhỏ của thế hệ sau này.

Tóm lại, nói dối là một trong những thói quen xấu mà có nhiều tác hại tới con người và sự phát triển của đất nước nhất. Chỉ khi chúng ta luyện tâp cho mình được những thói quen tốt với những cố gắng khắc phục điểm yếu của mình thì chúng ta mới nắm trong tay được những người bạn đích thực ở bên cạnh của mình và được làm việc trong môi trường công bằng, văn minh.

5 tháng 3 2018

Bác Hồ người đem lại cho nhân dân ta một cuộc sống hòa bình ấm no, hạnh phúc. Người đem lại biết bao nhiêu chiến công thắng trận trong lịch sử, người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra cho kì được con đường cách mạng Việt Nam. Đối với nhân dân ta Bác Hồ không chỉ là người lãnh tụ của nước Việt Nam mà hơn hết Người là một vị cha già của dân tộc ta. Người có đặc biệt yêu thương nhân dân như bác mẹ, anh em, con cháu mình. Đặc biệt là thế hệ mầm non thiêu niên nhi đồng thì Bác dành một tình yêu thương một sự quan tâm đặc biệt lớn.

Bác luôn yêu thương thiêu niên nhi đồng, dành cho chúng những điều hay lẽ phải, những món quà giản dị nhất nhưng cũng ý nghĩa nhất. Mỗi người học sinh chúng ta không thể nào quên được hình ảnh Bác Hồ thắt khăn quàng đỏ cho một bạn học sinh nữ. Biểu tượng ấy đã chứng minh được bác Hồ luôn dành tình cảm tốt đẹp cho những bạn thiếu niên nhi đồng. Hình ảnh khăn quàng đỏ thắm trên vai mà thấy trân trọng  hơn khi được tự tay Bác – con người cao cả ấy quàng lên cổ mình. thử hỏi nếu như không yêu quý thì sao Bác có thể làm như thế được.

8 tháng 3 2021

cái này là làm theo ý kiến của tui nghen 

có câu rừng là vàng là bạc là 1 câu tục ngử khái quát  dể hiểu.  nội dung chính  đó là rừng đói vs ta như vằng , như bạc . điều quan trọng nhất là bv thiên hhieen là 1 nhiệm vụ quan trọng của con ng ,là bv đời sống của con ng . những núi rừng ngàn cây , che chắn khỏi dòng lũ .cung cấp nc ,... thử hỏi xem nếu ko có nc thì lằm sao có thể sống yên ổn đc , làm sao ấm no , còn ko có đất thì ta đã ko còn chổ để nghỉ ngơi sau mỏi lần làm vc mệt mỏi đc nữa và lượng khí thải c02 , đất bị ô nhiểm nặng và tài nghuyên có nguy cơ bị cạn kiêtj  . tất cả nhuững vấn  đề trên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sóng của people . vậy mổi chúng ta phải làm gì để bv ngôi nhà chung của chúng ta 

học tốt nghen

21 tháng 4 2021

Nói dối là một thói xấu và là một hiện tượng tương đối phổ biến trong xã hội. Ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều sự việc nói dối xung quanh ta. Như nhiều bạn học sinh lừa dối bố mẹ để bỏ học đi chơi, hay nói dối thầy cô giáo vì lý do không làm bài tập về nhà. Hay một nhân viên ăn cắp ý tưởng của người khác trong công ty, và nói dối mọi người đó là ý tưởng của mình để được khen thưởng. Rất nhiều những hành vi nói dối trong xã hội, và việc nói xấu đều mang lại những tác hại xấu không chỉ cho bản thân mà còn với người xung quanh. Với những sự việc nói dối lần đầu, có thể sẽ được cho qua, nhưng nếu người đó thường xuyên nói dối thì rất dễ gây ra những ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc bạn nói dối sẽ khiến cho bạn không được thoải mái tư tưởng, luôn cảm thấy lo lắng khi bị phát hiện. Nếu bạn đang bỏ học đi chơi và bị bố mẹ phát hiện, tất nhiên bạn sẽ vô cùng lo sợ. Việc này còn khiến bố mẹ phiền lòng, cảm thấy thất vọng về đứa con của mình. Việc bạn nói dối đồng nghiệp, nó sẽ làm mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Vì những tác động xấu do việc nói dối mang lại, chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.

9 tháng 3 2021

Tham Khảo !

 Trong đời, ai cũng có một lần nói dối. Có lẽ ai cũng biết, nói dối có hại cho bản thân nhưng vì sợ hãi, họ đã trốn tránh sự thật, trốn tránh trách nhiệm của những việc mà mình đã làm.

    Nói dối là nói sai, nói không đúng sự thật. Nói dối là một hành vi thể hiện sự dối trá. Nhiều người quan niệm, nói dối chỉ xấu khi nó bị phát hiện. Đây là một suy nghĩ rất sai, cần phải thay đổi. Cho dù vì một mục đích gì đi chăng nữa, nói dối vẫn rất có hại cho bản thân và cho mọi người xung quanh. Mọi người tin lời nói dối của bạn, vô tình, họ chẳng khác gì kẻ đồng lõa. Nếu có một ai đó phát hiện ra bạn nói dối thì người vẫn tin vào lời nói của bạn cũng sẽ là một kẻ gian dối.

     Tai hại hơn, nói dối đã trở thành một thói quen, trở thành tật của mọi người, hay nói cách khác, nhiều người mở mồm ra là nói dối. Thói quen này bắt nguồn từ những việc rất nhỏ, những việc vặt vãnh trong cuộc sống. Nó cũng giống như một quả bóng bay, nếu bạn thổi một hơi, nó chưa vỡ, bạn lại tiếp tục thổi cho đến khi nó căng phồng. Nếu bạn không biết dừng lại, nó sẽ vỡ tung. Bạn nói dối những việc rất nhỏ vì không muốn ai biết, không muốn phải xấu hổ nhưng bạn đâu biết rằng, đằng sau nó là một lỗi lầm, một vũng bùn mà bạn có thể giẫm phải. Có những lúc, bạn biết lời nói dối của mình sẽ bị phát hiên nhưng bạn vẫn nói dối vì nếu may mắn, sẽ không ai biết được điều đó. “Đâm lao thì phải theo lao”, và từ những ý nghĩ, hành động như thế, tật nói dối lớn lên, trở thành thói quen xấu. Nói dối sẽ khiến bạn suốt ngày lo sợ việc bại lộ, bạn sẽ mất ăn mất ngủ. Tại sao bạn lại nói dối để chịu khổ sở như vậy? Chẳng ai nói dối cả đời được. Đến một lúc nào đó, sự giả dối của bạn cũng sẽ bị phát hiện. Khi đó, nhân cách của bạn giống như một cục than đen sì, dơ bẩn. Phẩm giá của bạn, lòng tin của mọi người đối với bạn sẽ biến mất. Không ai tin bạn, không ai muốn sống vói một kẻ giả dối. Lúc đó, bạn sẽ như thế nào?

     Liệu những ích lợi bạn có từ việc nói dối có giá trị bằng lòng tin của mọi người, bằng phẩm giá, nhân cách của bạn không? Cái giá phải trả quả là quá đắt. Trong mắt họ, bạn chỉ là kẻ nói dối đáng khinh. Họ thất vọng vì bạn. Họ mất lòng tin với bạn. Liệu bạn có thể lấy lại những thứ đó một cách dễ dàng không?

      Chắc các bạn đã từng nghe nói đến tác phẩm Tội ác và trừng phạt của Phê-đo Đô-xtôi-ép-xki nói về một chàng sinh viên lâm vào cảnh túng quẫn đã phải đem đi cầm cố tất cả những tài sản của mình. Sau đó, chàng đã nổi lòng tham, giết bà chủ tiệm cầm đồ để lấy tiền của. Chàng đã nói dối người yêu của mình, nói dối cả
những người đã từng giúp đỡ chàng. Nhưng, cuối cùng, không chịu được cảm giác tội lỗi, không chịu được sự giày vò của lương tâm, chàng đã ra đầu thú.

     Trong câu chuyện này, chàng trai đã biết hối hận và thay đổi nhưng nhiều lồi lầm sẽ không cho chúng ta có cơ hội hối hận. Chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Mong sao các bạn hãy ý thức rõ ràng về việc mình làm và luôn hành động đúng, đừng bao giờ nói dối. Hãy luôn luôn chân thành. Chỉ có thế bạn mới có được lòng tin của mọi người.

 

9 tháng 3 2021

Trung thực, thật thà luôn là đức tính vô cùng đáng quý của mỗi người trong cuộc sống, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác nhau, chúng ta luôn gặp phải những lời nói dối. Đa phần những lời dối trá đó đều mang hại và hoàn toàn sai trái, và thật đúng khi nói rằng: Nói dối có hại cho bản thân.

Nói dối là nói những lời không chân thật, sai lệch với sự thật đối khi trái hẳn với thực tế một cách vô tình hoặc cố ý. Thực tế cuộc sống, ta đã gặp nhiều trường hợp con người nói dối có chủ đích, đó là lời bác sĩ nói dối bệnh nhân ung thư về bệnh tình của anh ta, rằng bệnh của anh không đáng lo ngại và anh hãy lạc quan lên, sắp được ra viện rồi... Ở đây, lời nói dối nhằm mục đích giúp người bệnh có tâm lí thoải mái hơn khi chữa bệnh, không căng thẳng, lo lắng, tránh ảnh hưởng đến việc điều trị. Lại có những lời nói dối thể hiện tình yêu thương và sự vị tha, đó là lời của người mẹ nghèo, đói đến xơ xác nhưng vẫn cố gắng chịu đựng mỉm cười nói với những đứa con "Mẹ ăn no rồi!" để nhường cho con phần cơm còn lại. Những lời nói dối này không nhằm mục đích xấu mà đây chỉ là một phương pháp làm giảm đi gánh nặng tâm lí cho người nghe mà thôi.

Trái lại, có nhiều lời nói dối nhằm mục đích không tốt: Một cậu bé nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi; học sinh vì mải chơi chưa làm bài tập hay học bài cũ, liền nói dối bị quên vở; một cô bé xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim;... còn muôn vàn những kiểu nói dối khác nhau nữa mà chúng ta không thể kể xiết. Trong những trường hợp này, người nói dối nhằm mục đích che đậy tội lỗi và đều mang ý xấu. Bên cạnh đó, có những lời nói dối còn trắng trợn và đáng sợ hơn nhằm đổi trắng thay đen, nhằm hãm hại và đẩy người khác vào bước đường cùng. Việc nói dối nhiều lần sẽ thành thói xấu khó bỏ, khiến con người "tặc lưỡi" cho qua, lâu dần sẽ trở thành "căn bệnh" khó chữa và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có hại cho bản thân và ảnh hưởng xấu đến người khác.

Vậy tại sao nói dối có hại cho bản thân? Trước hết, có thể thấy nói dối để che giấu những điều sai trái, lỗi lầm có thể giúp con người thoát khỏi những tình huống bất lợi tức thời nhưng về lâu dài sẽ trở thành thói xấu, mang hại cho bản thân người nói dối. Người xưa có câu "Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra" ý chỉ dù có che đậy kĩ càng bằng những lời nói dối hoàn hảo đến đâu, sẽ có một ngày sự thật sẽ được phơi bày ra và khi đó người nói dối sẽ là người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Bản thân người đó sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của những người xung quanh và khi gặp bất kì khó khăn nào trong học tập hay trong công việc và cuộc sống nói chung, cũng sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ hay hỗ trợ nào từ người khác. Dần dần, bạn sẽ bị tách biệt, bị cô lập khỏi thế giới và thật bất hạnh cho những người nào gặp phải trường hợp như vậy. Không chỉ có vậy, một khi ta đã làm sai chuyện gì, ta vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tội lỗi, dằn vặt, day dứt lương tâm, tâm lí sẽ luôn hoảng loạn và không yên ổn. Liệu chúng ta có thể yên tâm sống một cuộc sống lúc nào cũng trong trạng thái nơm nớp lo sợ hay không?

Đối với những lời nói dối mang tính chất trêu chọc, nhằm thỏa mãn thú vui nào đó của bản thân mình cũng thật sự nguy hiểm. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Cậu bé chăn cừu, cậu bé đột nhiên nảy ra ý muốn trêu chọc các bác nông dân nên hai lần nói dối có sói đến ăn cừu của mình khiến cho mọi người đang bận rộn làm các công việc của mình vội vàng chạy đến giúp cậu đuổi sói. Chứng kiến cảnh các bác nông dân như vậy, cậu ta thích chí ôm bụng cười nhưng khi đến lần thứ ba, khi sói đến thật, cậu bé gào khản cổ nhưng chẳng có một ai tin và đến cứu vì họ đã mất niềm tin ở cậu. Và hậu quả là sói đã ăn thịt hết đàn cừu của cậu và từ đó trở đi, cậu bé không bao giờ được mọi người tin tưởng nữa. Qua câu chuyện này, người xưa muốn khuyên răn chúng ta, bất kể là chuyện gì cũng không được nói sai sự thật bởi một lần nói dối sẽ làm người khác không tin tưởng bạn nữa, và về sau nếu có nói thật, mọi người cũng sẽ luôn nghi ngờ bạn.

Hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Nếu vậy, chúng ta cần làm gì để bản thân không nói dối? Trước hết, chúng ta cần tự mình nhận thức rõ ràng về tác hại của việc nói dối cũng như hậu quả xấu mà nó mang lại. Bên cạnh đó, rèn luyện cho mình đức tính trung thực, ngay thẳng, thật thà, không nói sai sự thật, đặc biệt là không dựng chuyện, bịa chuyện để nói xấu hay bôi nhọ người khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta cũng cần sáng suốt, biết cân nhắc để nói năng hay ứng xử cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp để có những ứng xử linh hoạt.


Như vậy, nói dối có hại cho bản thân là ý kiến vô cùng đúng đắn và nói dối còn có hại cho người khác nữa, bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.