K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2016

Bạn tham khảo nhé . Câu2

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

18 tháng 9 2016

1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...

câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)

3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng

Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi

Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai

4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)

 

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0

Chọn B

15 tháng 9 2023

Chọn đáp án: B. Ngôi kể trong đoạn trích

 
9 tháng 6 2021

1. Bố bé Hồng qua đời, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, bị bà cô nói những lời cay nghiệt. Em sẽ cảm thấy buồn và tủi thân khi ở trong cảnh ngộ đó

2. Trong ngày giỗ đầu cha. Qua đây, có thể thấy bà cô là người độc ác, cay nghiệt và giả tạo. Nhân vật này giúp tình yêu của bé Hồng dành cho mẹ ngày càng sâu sắc

3. 

Tham khảo nha em:

Gia đình là một phần rất quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Nó giúp chúng ta trong việc cải thiện nhân cách của chúng tôi. Nó cũng giúp chúng ta trong việc định hình cuộc sống của chúng tôi. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống. Gia đình là nơi bạn có thể là chính mình. Đó là một nơi mà bạn được chấp nhận cho những gì bạn đang có. Đây là nơi bạn hoàn toàn căng thẳng miễn phí và tất cả mọi người ở đó để giúp bạn. Gia đình khuyến khích bạn khi bạn được bao quanh bởi các vấn đề. Nó giúp bạn sống sót qua thời điểm khó khăn và mang lại niềm vui và hạnh phúc vào cuộc sống.Hôm nay, hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của gia đình. Họ thích dành phần lớn thời gian của họ với bạn bè của họ. Nhưng khi chúng được bao quanh bởi các vấn đề, đó là gia đình của họ đã giúp họ thoát khỏi vấn đề. Vào thời điểm đó, khi ngay cả người bạn tốt nhất của chúng tôi từ chối giúp chúng ta, đó là gia đình của chúng tôi rằng đã đến giúp đỡ chúng tôi. Vì vậy, nó là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân để cung cấp cho trọng gia đình của họ trên bất cứ điều gì khác và thích dành thời gian với các thành viên trong gia đình.

9 tháng 6 2021

thanks

 

20 tháng 12 2016

Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

20 tháng 12 2016

Trong mạch kê của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, có hai đoạn : đoạn trên liên quan đến cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim; đoạn dưới liên quan đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thòi thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho bọn trẻ ngây ngất. Ở mạch kể xen với tả này, hai cây phong chỉ được phác qua đôi nét nhưng là nét phác thảo của một họa sĩ : hai cây phong “khổng lồ” với các “mắt mấu”, các cành “cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”, với “bóng râm mát rượi”, với động tác “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời”... Ở đoạn sau, chất họa sĩ của người kể chuyện càng rõ nét khi tả “cảnh chân trời xanh thẳm”, cành “thao nguyên hoang vu”, cảnh “làn sương mờ đục”, “dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc”...

 

11 tháng 3 2022

tk

Nhân vật Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một cậu bé đáng thương. Cậu bé sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và nhất là bà cô. Sau khi bố mất, mẹ đi làm ăn xa tận Thanh Hóa, Hồng phải sống cùng người cô độc ác. Bà cô muốn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để rồi “ruồng rẫy, căm ghét mẹ”. Nhưng điều đó vẫn không khiến cho tình yêu thương cũng như lòng kính trọng mẹ của Hồng mất đi. Đến khi gặp lại mẹ, Hồng đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động. Cậu chạy đến, ngồi trong lòng mẹ để cảm nhận hơi ấm của tình yêu thương. Tình cảm mẫu tử là ngọn lửa ấm áp sưởi ấm trái tim Hồng. Tình yêu đó đủ đánh tan đi mọi ranh giới của sự cay nghiệt mà người cô đặt ra. Đoạn trích đã khắc họa chân thực những cay đắng, tủi cực của nhân vật Hồng, đồng thời khẳng định tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh.

11 tháng 3 2022

Bình Định là “một miền non nước, một miền thơ”, có biết bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc, hấp dẫn. Hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương. 

16 tháng 9 2023

- Trò chuyện, tiếp xúc với anh Tư Lê và thuyền trưởng Louis Édouard Maisen.

- Làm nổi bật tính cách nhân vật là người không ngại khó khăn gian khổ, dám nghĩ dám làm, không quản gian nan, quyết tâm cứu nước mang lại độc lập tự do cho nhân dân.