K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

KIỂM TRA 15 PHÚT NGỮ VĂN 7 Phần I  :  ĐỌC HIỂU:Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì...
Đọc tiếp

KIỂM TRA 15 PHÚT NGỮ VĂN 7

 Phần I  :  ĐỌC HIỂU:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Câu 2. (1 đ) Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3:(2 đ) Trong đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

Phần 2. TẠO LẬP VĂN BẢN:

Câu 4.(6 đ) Qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , em hãy viết đoạn văn ngắn, nêu cảm nghĩ của mình về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

0
22 tháng 3 2022

Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:

Nêu lên vấn đề cần bàn (VD: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta là một trong những truyền thống quý giá nhất từ xưa đến nay...)

Khái niệm tinh thần yêu nước?

Vai trò của nghị lực sống?

Dẫn chứng?

Trái với lòng yêu nước là gì?

Bản thân em sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu nước?

Kết luận.

Ai muốn vào team tui không

Xin lỗi rất nhiều vì đã làm sai quy luật, nội quy ạ

Mong mọi người đừng chửi

Học Tốt

16 tháng 2 2020

đừng như vậy nữa ,người ta lên đây để học ko phải để chơi ,sắp thi rồi lo ôn vào ,đang sốt sắng chờ đợi câu hỏi tự nhiên vào đây trả lời mấy cái câu ko ra j ,ko thấy nhục à 

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những ví dụsau.a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại BàTrưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…(“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh)b. Mai sauMai sauMai sauĐất xanh tre mãi xanh màu tre xanh(“Tre Việt nam” – Nguyễn Duy)c. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp...
Đọc tiếp

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những ví dụ
sau.
a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
(“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh)
b. Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
(“Tre Việt nam” – Nguyễn Duy)
c. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm,
khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy
những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ
vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản
bút, tăm bông trông mà thích mắt.
(“Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn)
d. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(“Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

1
30 tháng 7 2021

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những ví dụ
sau.
a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
(“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh)

=> BPTT ở đây là : Liệt kê
b. Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

=> BPTT : điệp từ
(“Tre Việt nam” – Nguyễn Duy)
c. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm,
khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy
những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ
vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản
bút, tăm bông trông mà thích mắt.
(“Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn)

=> BPTT : liệt kê


d. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(“Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

=> BPTT : điệp ngữ

Bài làm

   Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Đề bài: Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã nêu những dẫn chứng:

- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu,..

-Công lao của các vị anh hùng dân tộc

-Trong hiện tại: mọi lứa tuổi, mọi vùng,mọi tầng lớp đều có chung lòng yêu nước

-Mỗi luận điểm được làm rõ bằng những dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi người , mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. Tác giả đi từ những nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

 Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

                                                                                                      (Ngữ văn 7, tập hai)

Câu 1: Câu văn " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước."  là loại câu gì?
Câu 2: Trong  câu  : “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,....” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

P/s: Giúp mk nha, mk sẽ tick cho 5 tick.
 

1
30 tháng 4 2018

Câu 1 : Là câu trình bày

Câu 2 : Biện pháp tu từ là : liệt kê :>>tác dụng của nó là : nêu lên các anh hùng của nước ta qua các thời kì lịch sử để thấy đc truyền thống hào hùng của dân tộc ta 

                             ^^!

*Đề 5:  Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:      “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc...
Đọc tiếp

*Đề 5:  Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

      “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ”

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

2. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

3. Hãy xác định biện pháp tu từ nào trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

4. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn trích trên?

5 Viết đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay .

0
"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biể của một dân tộc anh hùng."Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn...
Đọc tiếp

"Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biể của một dân tộc anh hùng."
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
Câu 2: Xác định phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: "Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,..."
Câu 3: Gạch bỏ luận điểm chính
Câu 4: Viết một đoạn văn(5-10 dòng) chủ đề yêu nước, có sử dụng dâu chấm lửng" (gạch dưới câu văn có sử dụng dấu chấm lửng

3
23 tháng 3 2022

CÂU 1:- PTBĐ: NGHỊ LUẬN

23 tháng 3 2022

yup

19 tháng 2 2021

1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?

- văn bản: tinh thần yÊU nước của nhân dân ta - tác giả:Hồ Chí Minh - hoàn cảnh: đc trích trong báo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam( tên gọi từ năm 1951 đêna năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam hiển nay) tên bài do người soạn sách đặt

2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?

phương thức biểu đạt chính : nghị luận -luận điểm

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. +Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”) +Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

CÂU 3: - biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, bà triệu, lê lợi, trần hưng đạo, quang trung...) - tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang"

CÂU 4 : LM NG ĐỌC HIỂU LÀ CÒN RẤT NHIỀU CÁC TRANG LỊCH SỬ VỀ CÁC VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC MÀ KOT HỂ NÀO KỂ HẾT ĐC (MK NGHĨ THẾ)

TIK NHA hiha

19 tháng 2 2021

1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?

- văn bản: tinh thần yÊU nước của nhân dân ta - tác giả:Hồ Chí Minh - hoàn cảnh: đc trích trong báo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam( tên gọi từ năm 1951 đêna năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam hiển nay) tên bài do người soạn sách đặt

2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?

phương thức biểu đạt chính : nghị luận -luận điểm

+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. +Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”) +Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

3. - Biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, bà triệu, lê lợi, trần hưng đạo, quang trung...)

- Tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang"

4. Chịu