Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện "Cô bé bán diêm" của Hans Christian Andersen là một câu chuyện ngắn nổi tiếng, nói về một cô bé nghèo đang bán diêm trong đêm giá lạnh. Truyện mang một thông điệp sâu sắc về tình người và lòng nhân ái. Phân tích truyện, ta có thể nhận thấy các yếu tố sau:
1. Tình người và lòng nhân ái: Truyện tập trung vào cuộc sống khó khăn của cô bé bán diêm và cách mà xã hội lạnh lùng đối xử với cô. Cô bé không chỉ bị bỏ rơi và bị bỏ quên trong cái lạnh giá của đêm đông, mà còn bị người khác coi thường và không chú ý đến. Tuy nhiên, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cô bé gặp một hình ảnh của bà mình và được bà đưa đi với mình. Điều này cho thấy tình người và lòng nhân ái có thể tồn tại ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất
.2. Sự bất công xã hội: Truyện cho thấy sự bất công xã hội khi cô bé bán diêm không nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ những người đi qua. Ngược lại, họ chỉ coi cô bé như một cản trở và không đáng để dừng lại. Điều này thể hiện sự thờ ơ và vô tâm của xã hội đối với những người nghèo khó.
3. Hy vọng và tưởng tượng: Truyện cũng nhấn mạnh vai trò của hy vọng và tưởng tượng trong cuộc sống. Dù cô bé bị bỏ rơi và chịu đựng sự lạnh lẽo của đêm đông, cô vẫn có thể tưởng tượng và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này thể hiện sức mạnh của tâm hồn và khả năng vượt qua khó khăn.
Tóm lại, truyện "Cô bé bán diêm" của Hans Christian Andersen là một câu chuyện đầy ý nghĩa về tình người, lòng nhân ái và sự bất công xã hội. Nó nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của sự tử tế và hy vọng trong cuộc sống.
Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và sự quái dị cho nên bất cứ truyện nào của ông cũng sinh động như chính cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen....
vì truyện ngắn đó kể về những người bất hạnh , có yếu tố hoang đường , thể hiện ước mơ , sự công bằng đối với sự bất công.
tham khảo:
Cô bé chết vì đói và lạnh. Đây là một cái chết không đáng có, một cái chết hết sức đáng thương của một em bé bất hạnh. Em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mĩm cười là hình ảnh thật đẹp. Dường như em không chết mà đi vào cõi bất tử, nơi có tình yêu thương bao la của bà. Hình ảnh em bé chết rét ngoài đường phố, trong đêm giao thừa đã gợi lên bao xót xa trong lòng người đọc. Chúng ta phải thương xót, đồng cảm, có trách nhiệm với cuộc sống đáng thương của cô bé.2Chúng ta cso thể nói cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại là bởi vì
+Cụ Bơ-men đã hi sinh cả mạng sống của mik để cứu lấy một cô hạo sĩ
+Cụ đã dỗ hết sức lực còn lại để hoàn thành bức vẽ trong đêm mưa bão
+Chính kiệt tác của cụ Bơ-men đã giúp cho Giôn-xi ko còn thấy bi quan nữa
+Ông đã vẽ một bức tranh mà ngay cả người họa sĩ cũng ko nhận ra
+Ông có nột tấm lòng thương người,giúp người khác hết sức có thể
Mở bài : Giới thiệu quanh cảnh đêm giao thừa và gia đình của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.
Thân bài : * Em bé bán diêm không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét, kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ. * Sau đó em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp. * Ban đầu "em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi" hơi ấm của que diêm khiến em "thật dễ chịu". Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé trở lại với hiện tại rét mướt, tê cóng cả chân tay. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn "có cả ngỗng quay". Que diêm tắt, em lại phải đối diện với thực tại của mình. Em lại quẹt que diêm thứ ba, em thấy hiện ra một cây thông Nô-en " trang trí lỗng lẫu" với "hàng ngàn ngọn nến sáng rực ». Nhưng rồi ngọn nến cũng tắt bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em « nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". * Cuối cùng, em quẹt những que diêm còn lại, níu lấy bà bay lên.
Kết bài: * Nhân vật đã chết rét dưới lớp tuyết lạnh. * Truyện Cô bé bán diêm đã làm em xúc động vì cuộc đời đói khổ, nhọc nhằn của một em gái nhỏ. Nghĩ đến cảnh sống của em hiện nay được gia đình thương yêu đùm bọc, em hiểu mình thật là hạnh phúc.
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
C. Nghị luận
Câu 2. Xác định luận đề của văn bản trên?
B. Bàn về ước mơ lớn, ước mơ nhỏ
Câu 3. Câu Như Đôn ki hô tê đã nói: Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm là bằng chứng khách quan hay ý kiến chủ quan của người viết?
B. ý kiến chủ quan của người viết
Câu 4. Ý kiến của tác giả thể hiện trong câu văn nào sau đây?
C. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.
Câu 5. Em hiểu cụm từ cuộc sống của các thiên thần trong câu "Những người biết mơ ước là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần" Có nghĩa là gì?
Cụm từ này có thể hiểu là những người biết mơ ước và hành động để thực hiện ước mơ của họ đang sống một cuộc sống tích cực, ý chí mạnh mẽ, giống như các thiên thần có tinh thần cao cả.
Câu 6. Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates có tác dụng gì?
Tác giả giới thiệu những ước mơ khác nhau nhằm minh họa rằng mọi người, từ nhỏ đến lớn, đều có khả năng mơ ước và làm thay đổi cuộc sống của mình. Điều này nhấn mạnh ý kiến chủ đạo của văn bản về tầm quan trọng của ước mơ.
Câu 7. Em hiểu gì về thông điệp của văn bản?
Thông điệp của văn bản là việc mơ ước không chỉ là điều tốt lành mà còn là động lực quan trọng để chúng ta hành động và thay đổi cuộc sống.
Câu 8. Từ Thông điệp của văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Một bài học có thể là việc không chỉ mơ mộng mà còn phải hành động để biến ước mơ thành hiện thực. Tôi cũng nhận thức về sức mạnh tích cực của việc giữ cho tâm trạng mơ mộng và không bao giờ từ bỏ niềm tin vào khả năng thay Đổi cuộc sống
Vì tác giả là An - đéc - xen
Vì truyện An-đéc-xen là loại truyện thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công.