K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2019

Ngô gia văn phái là cựu thần nhà Lê vẫn trung thành với nhà Lê không mấy cảm tình với Tây Sơn thậm chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và những chiến công của đoàn quân áo vải một cách cảm tình hào hứng như vậy bởi vì:
- Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử. Mặt khác, các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý thức dân tộc không thể không được dâng cao.
- Tất cả những điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực mà xúc động, tự hào như vậy.

9 tháng 8 2023

1. Ngô gia văn phái là cận thần của nhà Lê nhưng họ vẫn viết về Quang Trung một cách hào hùng, bởi vì họ nhận ra rằng Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng, đã giúp nhân dân Việt Nam đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
  2. Nội dung, ý nghĩa lời phủ dụ của Quang Trung:
    * Quang Trung nhắc nhở quân sĩ về tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam.
    * Quang Trung động viên quân sĩ chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
    * Quang Trung kêu gọi quân sĩ đoàn kết, thống nhất, một lòng một dạ đánh giặc.
    * Quang Trung hứa hẹn sẽ ban thưởng hậu hĩnh cho những người có công trong chiến đấu.
  3. Hình tượng nhân vật Quang Trung:
    * Quang Trung là một vị anh hùng yêu nước, có tài năng quân sự xuất chúng.
    * Quang Trung là một người có tầm nhìn chiến lược, biết cách dùng người tài.
    * Quang Trung là một người có lòng nhân từ, biết thương yêu binh sĩ.
    * Quang Trung là một người có ý chí quyết tâm cao, không ngại khó khăn, gian khổ.
  4. Phân tích hai cuộc tháo chạy:
    * Cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: Quân Thanh bị đánh tan tác, bỏ chạy tán loạn, không còn một chút ý chí chiến đấu.
    * Cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua Lê Chiêu Thống và các bề tôi bỏ chạy sang Trung Quốc, sống cuộc đời lưu vong.
  5. Trong văn bản có 2 giọt nước mắt:
    * Giọt nước mắt của người thổ hào: Người thổ hào khóc vì tiếc thương cho cái chết của những người lính đã hy sinh trong trận chiến.
    * Giọt nước mắt của vua tôi Lê Chiêu Thống: Vua tôi Lê Chiêu Thống khóc vì tủi nhục, xấu hổ khi bị quân Tây Sơn đánh bại.

  Nhận xét:
    * Hai giọt nước mắt trong văn bản là những giọt nước mắt của đau thương, mất mát, tủi nhục.
    * Những giọt nước mắt này là minh chứng cho sự tàn khốc của chiến tranh.
    * Những giọt nước mắt này cũng là lời nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của hòa bình.

30 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ngô Gia Văn phái là một nhóm các nhà văn Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ) . Ngô Chi Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là Ngô gia văn phái, gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ, trên dưới 200 năm, từ đầu thế kỷ thứ 17 đến đầu thế kỷ thứ 20. Là tên một bộ sách tập hợp các tác phẩm của các thành viên trong Ngô gia văn phái. Bộ sách do Ngô Thì Chí đề xướng và khởi công biên soạn tập đầu tiên. Ngô Thì Điển làm công tác biên tập. Trong sách có 2 bài tựa, một là củaPhan Huy Ích, hai là của Ngô Thì Trí. Đây là bộ sách có tính chất sưu tập nhằm nêu cao truyền thống văn hóa, văn học của dòng họ Ngô Thì, chứ không có tính chất một hợp tuyển hay một tổng tập của những tác giả cùng một trường phái, một khuynh hướng tư tưởng và sáng tác.