Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ko , vì khi chẳng may có kẻ sấu moi lục thông tin của mình để hãm hại người khác thì không nên trung thực
Không phải trong bất kì trường hợp nào con người cũng phải trung thực. Trong một số trường hợp chúng phải trung thực nhưng có một vài trường hợp thì ngược lại. Ví dụ như người bác sĩ không trung thực khi không nói bệnh tình của người bệnh cho họ mà chỉ nói cho thân nhân của họ. Việc làm đó lại là một ciệc làm đúng đắn và cao cả, tránh trường hợp người bệnh vì lo lắng mà tinh thần xuống cấp nghiêm trọng, tình hình bệnh tình ngày càng tệ.
tham khảo
Uống nước nhớ nguồn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta hôm nay cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Uống nước nhớ nguồn được hiểu là hưởng thụ thành quả của người đi trước thì chúng ta cần trân trọng, biết ơn và giữ gìn, phát huy những thành quả đó. Bản thân mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực bày tỏ, thể hiện truyền thống đạo lí ấy. Những hành động cụ thể có thể kể ra như chúng ta thăm viếng mộ liệt sĩ, biết ơn thương binh, bệnh binh vào ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, những ngày hiến chương cao cả như 20 tháng 11 với lòng biết ơn thầy cô. Nó không phải là truyền thống gì xa vời mà luôn gần bên ta qua việc làm, hành động. Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, nói lời cảm ơn với người đã giúp đỡ… những điều nhỏ nhoi ấy làm nên truyền thống rạng ngời trong người trẻ. Khi chúng ta ý thức được truyền thống ấy trong suy nghĩ cũng như hành động thì chúng ta có hướng đi đúng đắn, sống vì người khác và biết cống hiến không ngừng. Nó cũng trở thành nguồn động lực lớn lao để thế hệ chúng ta học tập, thay đổi và rèn luyện để mai này cống hiến cho quê hương. Trong thời đại công nghệ phát triển, ý thức của thế hệ trẻ đi xuống, truyền thống đạo lí ngày càng phai nhạt, vì vậy thế hệ trẻ càng cần nâng cao ý thức, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” hơn nữa.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Các lí lẽ và dẫn chứng:
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,
lịch sự, có văn hoá.
1. Mở bài:
- Nói chuyện riêng là hành động xấu cần loại bỏ bởi đó là một đức tính xấu ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của học sinh trong học đường…
2. Thân bài.
- Gọi tên: Nói chuyện riêng giờ học là rì rầm bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ, chuyện lớn lao… không thuộc phạm vi bài giảng mà thầy cô đang giảng trên lớp.
- Biểu hiện: trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà chúng ta đang quan tâm. Cho dù những chuyện đó là nhỏ hay lớn đều được đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức: viết giấy, hành động, cử chỉ.
- Nguyên nhân: Do ý thức kém, chưa chú ý học tập chưa chú ý vào vấn đề học tập, chưa coi việc học là việc quan trọng hàng đầu. Do học kém, do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo nói chuyện. Do tò mò thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích người khác chú ý đến mình, do thầy cô chưa nghiêm khắc hoặc xử phạt quá nhẹ với học sinh vi phạm.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ học nhưng cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc nói chuyện riêng là một thói xấu đáng chê trách cần phải loại bỏ.
- Tác hại:
+ Mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng
+ Không hiểu bài giảng của thầy cô dẫn đến chán học, bỏ học, chơi bời lêu lổng
+ Ảnh hưởng tới người xung quanh, làm cho mọi người xung quanh có ấn tượng không tốt với mình
+ Hao tốn tiền bạc của gia đình là cho cha mẹ phải lo lắng
+ Ảnh hưởng đến quá trình giảng bài của thầy cô có thể thầy cô bị ức chế không thể giảng bài hay không thể truyền tải đủ lượng kiến thức như vậy học sinh mất đi lượng kiến thức.
- Biện pháp: Đây là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách
+ Cách 1: Rèn luyện về ý thức, xây dựng mục đích học tập đúng đắn khi đến trường
+ Cách 2: Quan tâm đến vấn đề thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài bằng cách hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Góp ý, phê bình với những bạn hay nói chuyện riêng. không những tập thể phê bình mà mỗi cá nhân trong lớp cũng phải có trách nhiệm phê bình, thầy cô phải xử phạt thật nghiêm khắc đối với những bạn nói chuyện riêng trong giờ, bị nhắc mà không sửa đổi.
- Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung vào học tập để hiểu kỹ, hiểu sâu kiến thức, muốn được như vậy thì ngay từ hôm nay chúng ta cần phải loại bỏ thói xấu này để không còn tồn tại trong ngôi trường học tập của chúng ta.
3. Kết bài:
- Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức vì môi trường học đường văn minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước.
Nói chuyện trong giờ học là hiện tượng phổ biến trong các trường học Tiểu học, THCS, THPT,... Nói chuyện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiết học: bạn bè bị ảnh hưởng, thầy cô không vừa lòng. Dẫn đến một hai người nói chuyện ảnh hưởng đến cả lớp học, từ thầy cô giáo đến bạn bè. Không chỉ ảnh hưởng đến người khác, mà đó còn là một hành vi thiếu văn hóa. Hãy thử tưởng tượng bạn đang nói trước đám đông mà không ai nghe bạn nói, chỉ nói chuyện phiếm, bạn sẽ cảm thấy ra sao?-hẳn là rất khó chịu. Vì thế khi trong giờ học, nhất là khi thầy cô đang giảng bài, bạn hãy nghe giảng để không ảnh hưởng đến những người khác, và để thể hiện mình là con người có văn hóa.
Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn."
Nói chuyện riêng trong giờ học vừa vi phạm nội quy nhà trường, vừa thể hiện hành vi thiếu văn hóa. Thật vậy, khi đến trường, việc học sinh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của trường học là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhờ những sự quy củ và có nguyên tắc mà việc học và việc dạy được duy trì tốt, đảm bảo được chất lượng dạy và học. Một trong những quy định đó là việc học sinh giữ gìn trật tự trong lớp. Việc học sinh mất trật tự trong lớp có tác hại vô cùng lớn và học sinh cần phải tuân thủ theo quy định của nhà trường. Việc học sinh mất trật tự trong lớp có 3 tác hại. Đầu tiên, những học sinh mất trật tự đó sẽ tự nhận lấy hậu quả là ko nghe giảng được nên chẳng thể hiểu bài. Về lâu về dài, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, học tập bị giảm sút vì ko nghe giảng của các em. Thứ hai, việc mất trật tự trong lớp sẽ làm ảnh hưởng đến các học sinh đang chăm chú nghe giảng khác. Vì một vài tiếng động nên học sinh sẽ chẳng thể nào mà chuyên tâm nghe giảng được. Không những vậy, việc có tiếng ồn trong lớp sẽ gây ức chế trong giáo viên và gián đoạn việc giảng bài của thầy cô. Cuối cùng, về laai về dài nó sẽ ảnh hưởng đến ý thức của các em học sinh nói chuyện riêng, các em sẽ xây dựng 1 ý thức ứng xử ko tốt sau này khi lớn lên. Chính vì vậy, việc cả gia đình và nhà trường cần làm là giáo dục các em toàn diện, để chấm dứt được nạn nói chuyện riêng. Việc nói chuyện riêng, gây mất trật tự sẽ ảnh hưởng đến toàn thể việc dạy và học ở trường. Tự chính bản thân các em học sinh phải xây dựng được ý thức đến trường của mình: chuyên tâm trật tự nghe giảng.
Họ là những người mà bạn có thể chia sẻ niềm vui và nỗi buồn một cách không có sự gượng ép, bó buộc, không có một khuôn khổ nào. Có những người bạn để chúng ta tin tưởng và yêu thương trong cuộc sống này với một tầm quan trọng nhất định, không bị suy giảm theo thời gian. Dưới đây là một số lý do tại sao chúng ta cần có những người bạn.
1. Họ dạy chúng ta những kỹ năng sống quan trọng
Bạn bè có một ảnh hưởng lớn hơn trên chúng ta mà chúng ta không nhận ra. Với những người bạn tốt, bạn sẽ có được kỹ năng sống quan trọng để thành công trong cuộc sống. Với những người bạn thông minh, có ý chí, nghị lực, bạn học hỏi từ họ bằng cách bắt chước. Cả những người bạn hài hước và vị tha cũng vậy. 'http://kenh14.vn/tinh-ban.html' đi kèm với nhiều đặc quyền. Tình bạn làm cho bạn hạnh phúc hơn, khắc sâu vào tâm trí của bạn và truyền cảm hứng cho bạn để đạt được mục tiêu của mình, sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn.
Họ hỗ trợ bạn
Mỗi người chúng ta đều cần được hỗ trợ để tiến lên phía trước. Một mạng lưới bạn bè rộng sẽ giúp bạn đối mặt với nhiều thử thách và chông gai mà bạn phải gặp trong cuộc sống. Tình bạn đặc biệt hữu ích khi bạn phải đối mặt với một số sự kiện trong cuộc đời như mất một người thân yêu, thất bại trong sự nghiệp và nhiều hơn nữa. Bạn bè cung cấp một cái nhìn khách quan
Bạn bè cung cấp một cái nhìn khách quan của sự vật. Họ quan tâm đến quyền lợi của bạn và không ngần ngại chia sẻ những gì họ nghĩ về bạn. Bạn bè nói với bạn một cách cởi mở nếu các trang phục mới mà họ cho là đẹp, hoặc nếu trang phục hiện tại là đẹp với bạn rồi. Người bạn thực sự đưa ra một cách nhìn thực tế, khách quan, giúp bạn tự điều chỉnh quan điểm, thái độ, hành vi của bản thân.
Họ giúp bạn mang lại một sự thay đổi trong xã hội
Nếu bạn muốn đấu tranh cho một cho một quan điểm mới, quyên tiền cho tổ chức từ thiện hoặc muốn thực hiện một số thay đổi trong cộng đồng, những bạn tốt sẽ giúp đỡ bạn, sẽ hỗ trợ bạn cả về vật chất và tinh thần nhằm hiện thực hóa nỗ lực của bạn. Có những người bạn để hỗ trợ bạn là bước đầu tiên để có một phong trào xã hội thành công. Bill Gate và Steve Job đã cùng với những người bạn, những người cộng sự của mình làm nên những thành công vang dội.
Họ khiến bạn không bao giờ cảm thấy cô đơn
Cô đơn ảnh hưởng đến con người ở hầu hết các giai đoạn của cuộc sống. Khi bạn có bạn bè, bạn không bao giờ bị ảnh hưởng bởi sự cô đơn. Cô đơn sẽ làm đau khổ và có thể tiêu hao năng lượng cuộc sống của bạn. Những người bạn tốt có thể lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống của bạn và đưa bạn trở lại cuộc sống.
Điều quan trọng bạn nên làm là dành nhiều thời gian và công sức trong việc hoàn thiện, duy trì một vòng tròn tốt của bạn bè. Điểm mấu chốt là bạn cần bạn bè trong cuộc sống và họ cần bạn. Nuôi dưỡng các “bảo hiểm” của tình bạn bằng cách đối xử tốt với bạn bè của mình để có một cuộc sống lành mạnh và tràn ngập tình yêu thương.
Vì con người ta cần nơi để trút bầu tâm sự . Khi bạn vui , khi bạn buồn , bâng khuâng .... bạn bè sẵn sàng lắng nghe , cảm thông . Có thể nói bạn bè như là một cái hố để khóc vào đó , cười vào đó , nói ra suy nghĩ của chúng ta vào đó . Hãy thử tưởng tượng nếu không có bạn bè , thì cuộc sống sẽ ra sao ? Họ sẽ luôn hỗ trợ bạn về mọi mặt , dạy bạn nhưng thứ bạn cần biết . Họ có thể giận bạn nhưng dù sao đi nữa họ vẫn là bạn của mình ...
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan tọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Tính trung thực trong xã hội là vô cùng quan trọng,khi bạn học được tính trung thực bạn sẽ được mọi người yêu quý,tin tưởng.Trong học tập cũng vậy,nơi giảng đường là nơi bạn cần phải rất trung thực,vì nếu bạn làm mất niềm tin của mottj ai đó thì bạn lấy lại sẽ rất khó,họ bắt đầu xa lánh bạn và không còn tin tưởng bạn nữa.Tính trung thực trong cuộc sống sẽ giúp bạn chở thành một con người tốt,có ích cho xã hội và cho đất nước nhưng ngược lại nếu như bạn không trung thực thì cuộc đời của bạn sẽ càng chìm sâu trong bóng tối hiu quạnh,chắc rằng không ai muốn cuộc đời và sự nghiệp của mình đi vào ngõ cụt đâu phải không? Nên chúng ta cần tập tính trung thực từ lúc nhỏ vì "Cây non dễ uốn" mà,có như vậy cuộc sống và tương lai của chúng ta mới chở nên tươi đẹp được.