Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Sự phát triển của thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục pahts triển và đạt trình độ cao như: dệt,gốm...
- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài...
- Khai thác mỏ- một ngành quan trọng rất phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.
* Sự phát triển của thương nghiệp:
- Nội thương:
+ Chợ, làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi và ngày càng đông đúc.
+ Ở nhiều nơi xuất hiện làng buôn.
+ Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
+ Buôn bán giữa các vùng miền phát triển.
- Ngoại thương:
+ Thuyền buôn các nước (kể cả các nước châu Âu như: Bồ ĐàoNha, Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt Nam buôn bán càng Tấp nập.
+ Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
* Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỷ XVI-XVII:
- Do chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.
- Do các nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều.
- Do cuộc phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông – Tây thuận lợi.
- Do vị trí địa lý của nước ta thuận lợi cho việc giao thông đi lại ở các vùng miền và thu hút được thương nhân các nước.
sự sa sút của nền kinh tế công thương nghiệp của nước ta dưới triều nguyễn ở nửa đầu thế kỉ 19 đã dân đến hậu quả gì ?
A . nông nghiệp suy yếu
B . công nhân bị thất nghiệp
C . Các đô thị ngày càng suy thoái
D . thủ công nghiệp kém phát triển
sự sa sút của nền kinh tế công thương nghiệp của nước ta dưới triều nguyễn ở nửa đầu thế kỉ 19 đã dân đến hậu quả gì ?
A . nông nghiệp suy yếu
B . công nhân bị thất nghiệp
C . Các đô thị ngày càng suy thoái
D . thủ công nghiệp kém phát triển
a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:
- Đất nước độc lập thống nhất
- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp
- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
b. Chính sách khuyến nông
- Chính sách khai hoang
+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác
+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.
+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.
- Phát triển thủy lợi
+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng
+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.
+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".
+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.
- Bảo vệ sức kéo
+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.
+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.
- Đảm bảo sức sản xuất
+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".
+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu
+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.
- Đánh giá
+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.
+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp
- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.
- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
a. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha
- Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.
- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về Tây Ban Nha, ông được phong làm phó vương Ấn Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ. Cuộc hành trình của Cô-lôm-bô là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu Ma-gien-lăng đi vòng qua điểm cực nam châu Mỹ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng) tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ông bị thổ dân giết chết. Đoàn của ông tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-lắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít.
b. Nguyên nhân và hệ quả
Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất làm cho nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng nhưng việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.
* Hệ quả:
- Phát kiến đại lí được coi như một “cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:
+ Phát kiến địa lí đem lại cho loài người những hiểu biết chính xác về hình dạng trái đất, về những con đường mới, những vùng đất mới và các dân tộc trên thế giới.
+ Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.
- Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.
c. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta
- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.
- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.
* Sự phát triển nông nghiệp:
- Từ thời Đinh – Tiền lê, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp. Tiếp tục công việc đó, nhà Lý, nhà Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Nhà nước ban đầu lấy một số ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền.
- Nước ta có nhiều sông ngòi. Lũ lụt thường xuyên xảy ra, tàn phá mùa màng, làng mạc. Kinh đô Thăng Long cũng thường bị nạn lụt đe dọa. Nhà Tiền Lê, nhà Lý đã chú ý cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê nhưng vẫn không hạn chế được bao nhiêu. Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn. Từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “Quai vạc”. Chỗ nào đê đắp vào ruộng củadân thì cho đo đạc, trả tiền. Lại đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp. “Từ đó, thủy tai không còn nữa và đời sống nhân dân được sung sướng”
- Thành tựu chung của nông nghiệp: Bên cạnh việc trồng lúa, khoai , sắn, nhân dân ta còn trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, trồng cây ăn quả, rau đậu…
* Nguyên nhân:
- Nhà nước rất chăm lo đến việc khai phá đất hoang để mở rộng diện tích canh tác , phát triển nông nghiệp.
- Nhà nước có những biện pháp động viên, khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp.
- Nhà nước rất chú ý đến công tác thủy lợi như đào kênh máng, đắp đê. Đặc biệt dưới thời Trần đã tổ chức chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “Quai vạc”.
a. Sự phát triển hệ thống pháp luật nước ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX
- Thế kỉ XI, nhà Lý thành lập, vua Lý Thái Tổ rất quan tâm đến việc đặt ra các phép tắc cai trị rõ ràng.
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.
- Đến thời Trần, cho ban hành bộ Hình luật riêng.
- Thời Lê sơ, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức), gồm hơn 700 điều, đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.
- Thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thành lập, các vua nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), gồm 398 điều, chia làm 7 chương, được chính thức ban hành. Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; xử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.
b. Điểm khác biệt của bộ Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn so với bộ Quốc triều hình luật thời Lê.
- Bộ Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long), đề cao quyền uy của hoàng đế, triều đình.
- Bộ Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức) có những điều luật bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp, bộ luật này mang tính dân tộc sâu sắc.
Đáp án B