K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo nha: 

- Nhà thơ tản đà cười cho tất cả những giành giật, lo toan bé nhỏ của kiếp người trần gian, cười sung sướng vì khắp dưới cõi trần kia không ai được biết, được hưởng một cuộc sống thần tiên thoát tục như mình. Đó là niềm vui, là hạnh phúc tinh thần riêng mà Tản Đà tự tạo cho mình trong cõi mộng. Cũng như trong cuộc đời thực, ông thường tìm cho mình những vui thú thanh cao khi dạo chơi các miền đất nước, trong những mối tình tri kỉ với bạn bè khắp nơi. Con người ấy không hề bi quan mà biết làm giàu cho đời sống tinh thần của mình.

- Ý nghĩa của cái cười: cung quê ông cùng chị Hằng “Tựa nhau trông xuống thế gian cười”, nụ cười của ông có thể hiểu theo nhiều ý nghĩa: cười bởi không thể thỏa mãn được khát vọng thoát li, xa lánh cõi trần gian hay cười vì mỉa mai, khinh bỉ cõi đời xô bồ, đen tối, ngột ngạt. Dù hiểu theo cách nào thì đó cũng thể hiện nỗi sầu của kẻ chán ghét và muốn thoát li thực tại.

13 tháng 3 2019

- Cuội là một nhân vật trong câu truyện cổ tích dân gian. Tác giả thể hiện ước muốn làm một nhân vật cổ tích, được sánh đôi với chị Hằng trên cung trăng và gửi gắm ước mơ sống ở cõi mộng.

- Ước muốn đó bắt nguồn từ tâm trạng chán ghét thực tại, cuộc sống với quá nhiều bất công, đau khổ. Vì vậy tác giả muốn rời cõi thực để đến với cõi mơ, được bầu bạn với thần thiên và nhìn xuống nhân gian. Qua đó, cũng thể hiện ước muốn của tác giả về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Bài thơ tiêu biểu cho chất ngông trong thơ Tản Đà.

8 tháng 2 2018

* Giống nhau:

- Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.

- Đều được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ khá chặt chẽ nguyên tắc của thơ Đường luật.

* Khác nhau

- Ở bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan: thể hiện nỗi buồn kín đáo “ta với ta”,. thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ. Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính.

- Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” thổ lộ nỗi niềm rõ ràng hơn: “Buồn lắm chị Hằng ơi”, “Chán nửa rồi”. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với những lời nói thường ngày, không khuôn sáo và có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.

29 tháng 7 2019

Thể thơ: thất ngôn bát cú

22 tháng 2 2016

 

MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

(Tản Đà)

 

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Về tác giả:

Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây).

Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông chuyển sang sáng tác văn chương và sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX.

Tác phẩm chính của Tản Đà: Khối tình con I, II (thơ), Giấc mộng con I (tiểu thuyết), Thề non nước (tiểu thuyết), Giấc mộng con II (du kí), Giấc mộng lớn (tự truyện),...

2. Về tác phẩm:

a) Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thất ngôn bát cú - một thể thơ thường được sử dụng để thể hiện những nội dung trang trọng. Tuy nhiên, giọng điệu ngông nghênh và tư tưởng bất đắc dĩ của tác giả lại trái ngược với tính chất của thể thơ này.

b) Nhan đề của bài thơ đã cho thấy giọng điệu ngông nghênh, bất đắc chí của nhà thơ: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuộithì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ... thật là thành thực!

c) "Ngông" được hiểu là làm những việc vượt trội lên so với bình thường. Ngông cũng có nghĩa là chơi trội, gây cho người ta phải chú ý.

Cái ngông thể hiện trong bài thơ này là tác giả muốn đi ra khỏi trái đất để lên cung trăng ở chơi với chị Hằng. Hơn thế nữa, nhà thơ lại muốn chị coi mình như là một người bầu bạn. Cách lên trời, lên trăng của Tản Đà cũng bộc lộ chất ngông: chị Hằng sẽ chì cành đa xuống và Tản Đà sẽ bám vào đó mà lên. Tản Đà rất tự tin, coi rằng mình lên cung trăng sẽ làm cho chị Hằng không còn lẻ loi, không bị buồn tủi. Ý định cùng chị Hằng "mỗi năm rằm tháng tám, Tựa nhau trông xuống thế gian cười" cũng là thể hiện cái ngông của thi sĩ.

d) Câu kết bài thơ là hình ảnh "Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Hình ảnh này thể hiện sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà. Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX; bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Trước hết, trong bài thơ, cái "ngông" của Tản Đà được thể hiện trên nhiều phương diện, từ đề bài (muốn làm thằng Cuội) đến thể loại (lấy thể thơ trang trọng để thể hiện tư tưởng ngỗ ngược) và những từ ngữ, hình tượng cụ thể trong bài thơ.

Thứ hai, tác phẩm là lời tâm sự kín đáo của một người bất hoà sâu sắc với xã hội đương thời, muốn tránh xa, muốn vượt hẳn lên trên để cất lên tiếng cười ngạo nghễ.

 

Với giọng thơ này, mặc dù được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không nên đọc bằng giọng trang trọng mà ngược lại, phải rất linh hoạt. Chú ý những từ ngữ theo phong cách khẩu ngữ dân gian như: Buồn lắm, chán nửa rồi, ngồi đó chửa, nhấc lên chơi...

 

15 tháng 12 2017

Soạn bài: Muốn làm thằng Cuội

Bố cục:

- Câu 1, 2 : Tâm trạng trước cuộc sống thực tại.

- Câu 3, 4 và 5, 6 : Ước muốn nhà thơ.

- Hai câu cuối : Cảm xúc khi xuống thế gian.

Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Tản Đà chán trần thế vì bế tắc, bất hòa sâu sắc với xã hội. Xã hội ta thời đó tù hãm, uất ức, đất nước mất chủ quyền những kẻ hãnh tiến thi nhau ganh đua. Ông buồn vì phận tài hoa mà lận đận, không đủ sức thay đổi hiện thực bi kịch.

Câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

- “Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ lời đàm tiếu, đó là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính.

- Cái ngông của Tản Đà chính là ước muốn làm thằng Cuội, muốn lên Cung Trăng, những ước muốn người thường không dám mơ tới. Cảnh tượng vẽ ra chị Hằng cùng nhà thơ bầu bạn, trò chuyện gió mây, mọi thứ đều như hư ảo.

Câu 3 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Hình ảnh cuối bài thơ là cái cười. Cái cười ở đây là cái cười mãn nguyện khi thoát li được trần thế, khi thỏa mãn ước vọng làm thằng Cuội. Cười ở đây cũng là cười chế giễu cuộc đời trần tục đầy xấu xa, chật hẹp với tâm hồn thi sĩ.

Câu 4 (trang 156 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Những yếu tố nghệ thuật tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ :

- Sự bay bổng của một tâm hồn thi sĩ lãng mạn.

- Thể thơ thất ngôn bát cú mà lời thơ tự nhiên, giản dị, phóng khoáng.

- Giọng điệu khi than thở, khi cầu xin, khi đắc ý làm bài thơ vui tươi, linh hoạt.

Luyện tập

Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phép đối cặp câu 3 – 4 và 5 – 6 :

- Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh và về lời : cung quế - cành đa ; đã ai ngồi đó chửa – xin chị nhắc lên chơi.

- Câu 5 – 6 : đối về ý là chính.

Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): So sánh với bài thơ Qua Đèo Ngang :

+ Ngôn ngữ trong Qua Đèo Ngang trang trọng, cổ điển còn trong Muốn làm thằng Cuộilại tự nhiên, giản dị hơn.

+ Giọng điệu : Qua Đèo Ngang mang giọng buồn thương man mác, Muốn làm thằng Cuội lại thể hiện một giọng ngông nghênh, hóm hỉnh.

2 tháng 3 2017

- Nội dung: Bộc lộ tâm sự của tác giả về nỗi buồn nhân thế do bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xấu xa. Qua đó, thể hiện khát vọng muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ dân dã đời thường và mang nét mới khi thể hiện cái tôi trong bài thơ.

+ Hồn thơ lãng mạn, pha chút ngông nghênh đáng yêu.

+ Giọng thơ hóm hỉnh, kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

+ Sử dụng câu hỏi tu từ, câu cầu khiến, điệp từ, nhân hóa đã thể hiện rõ hơn tâm trạng của nhà thơ