K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2018

háng Chạp rét lạnh và thỉnh thoảng lại rơi rắc mưa phùn. Người tấp nập đi sắm sửa Tết. Đầu phốHàng Bồ, mấy chú khách và mấy người đàn bà đã dựng những cửa hàng pháo và hương để cung phụng cho sự tế tự và chơi đùa ngày Tết. Tôi thong thả đi chơi, tò mò xem những ông đồ viết câu đối làm việc trên hè xi măng.

Họ độ vài chục người trong cả dãy phố. Có một ông năm ngoái tôi đã gặp, biết mặt nhưng chưa quen. Giấy đỏ rải song song từng đám, thường lạm vào chỗ khách qua lại. Những hình chữ nhật rải giấy hồng điều bay phất phơ trên sợi dây gai buộc vào cánh gỗ dóng của những nhà không mở hàng. Tôi dừng bước trước một ông cụ chữ tốt nhất, trạc ngoài sáu mươi tuổi. Đôi bít tất trắng không nịt, trễ xuống đến cổ chân, ông ngồi xổm, khoác cái áo ba-đờ-xuy bằng da có vết chuột nhấm, không che quá đôi ông quần cháo lòng nhàu và cao. Một tấm phu-la nâu phủ chiếc khăn xếp thâm đã bạc, buộc nút dưới cằm. Ông mài mực lấy trong lon sành to bằng chiếc lọ nhỏ và sâu độ bốn năm phân. Thoi mực ngắn độ gang tay, to bằng thân cây nứa tép, ông đã mua ở hiệu khách phốHàng Đường, bên số lẻ. Một manh chiếu cũ, một ấm nước chè để trong một cái giỏ, giấu mình sau một chồng giấy câu đối đã viết rồi hoặc chưa viết.

Trên mặt chiếu có trải hai câu đối, chữ còn đọng mực chưa khô. Những hòn đá nhặt ở rãnh lên, dùng để chận những góc giấy lại. Ngườisành bảo ông viết bay bướm ngang với người Tàu. Khách đến hàng ông khá đông, khách tò mò lại đông hơn. Đôi kính bầu dục gọng sắt trễ xuống trên mũi ông, lóng lánh sáng trên bộ mặt xương xương, nhăn nheo và đen sạm, như một hình ảnh của phong trần. Ông ngồi xổm và cúi lưng xuống, một tay chặn giấy, một tay cầm bút đưa đi đưa lại, hơi xoắn ngọn bút lông trên nghiên, mềm mềm, dẻo dẻo trước khi dạo nó để đè những nét long phượng trên mặt giấy.

Mừng xuân, cảm khái, tự trào ... có người đưa câu đối sẵn để ông viết, có người nhờ ông cho chữ ... Dân quê còn ưa câu đốiđỏ, người tỉnh thành cũng không chê dán mấy lời chiêu tài lợi ở ngoài cửa hoặc vườn hoa.

Năm ấy, cụ đỡ lo thiếu tiền ăn Tết. Sáng ba mươi tháng Chạp, ông mua hương, nến, pháo, thủy tiên, lạp xưởng, xách lủng lẳng về quê.

16 tháng 3 2018

không phải bạn àleuleuucchehuhu

7 tháng 1 2019

Bạn tham khảo:

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Khi ông xuất hiện trên thi đàn, như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Ông không bàn về thơ Mới, không bênh vực thơ Mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Ông đã "làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch" theo như nhận xét của nhà nghiên cứu Hoài Thanh và Hoài Chân. Với bài thơ Nhớ rừng, ta tưởng chừng như thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường.

Lời bài thơ là lời của con hổ trong vườn bách thú, vậy con hổ đó có những tâm trạng gì? Và qua tâm trạng của chúa sơn lâm, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."

Thật vậy, từ xưa đến nay, hổ được mệnh danh là chúa tể của rừng xanh. Thế nhưng, giờ đây, nó bị nhốt trong vườn bách thú, trong một cái lồng sắt. Vì thế, nó đang ngày đêm "gậm một khối căm hờn trong cũi sắt". "Gậm" - động từ mạnh, không phải là nhai ngấu nghiến mà nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Câu thơ chủ yếu vần trắc, thể hiện được nỗi căm phẫn, uất hận, căm tức của con hổ khi nó bị nhốt ở trong vườn bách thú. Con hổ như đang muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức đang dâng trào trong lòng nó. Niềm căm phẫn dâng lên cao độ, chuyển thành nỗi chán chường: "Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua". Câu thơ 8 chữ nhưng có đến 7 chữ là vần bằng, thể hiện nỗi chán ngán, buông xuôi, bất lực của chúa tể rừng xanh. Với vị trí là chúa tể của muôn loài, nay bị "sa cơ" vào vòng "tù hãm", hơn nữa còn trở thành một "trò lạ mắt", "thứ đồ chơi" và còn bị nhốt chung với những con vật thấp hèn như "bọn gấu dở hơi", với cặp báo "vô tư lự", hổ ta cảm thấy nhục nhã, ê chề biết bao nhiêu.

Như vậy, chỉ một khổ thơ ngắn ngủi thôi, nhưng chúng ta thấy được diễn biến tâm lí của con hổ rất phức tạp. Mạch cảm xúc của bài thơ tiếp tục theo dòng hồi tưởng của con hổ, quay về với những "tình thương và nỗi nhớ" luôn chực trào trong tim:

"Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,

Với khi thét khúc trường ca dữ dội,"

Từ chỗ căm ghét chốn thảo cầm viên, con hổ thả hồn về với ngày xưa. Đó là những năm tháng huy hoàng, năm tháng tự do khi mà nó có thể tự do, tự tại "tung hoành" trong chốn "sơn lâm, bóng cả, cây già". Con hổ nhớ biết bao nhiêu cảnh rừng xanh, nơi luôn có tiếng gió "gào ngàn", có giọng "hét núi" với những "khúc trường ca dữ dội". Nó nhớ những gì là oai hùng, rực rỡ, dữ dội nhất của cảnh rừng đại ngàn. Hơn nữa, nó còn nhớ đến hình dáng, khí thế của một con hổ trong vai trò là chúa tể của muôn loài. Đó là một con hổ oai phong, lẫm liệt:

"Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi

Ta biết ta chúa tể của muôn loài"

Hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên trong bốn câu thơ này thật đẹp biết bao. Thế Lữ đã khắc họa được niềm kiêu hãnh của con hổ khi có một hình dáng vừa mềm mại, vừa rất nhanh: "lượn tấm thân như sóng cuộn", khi có một khí thế oai hùng: "dõng dạc, đường hoàng", khi đứng ở vị trí cao nhất của rừng xanh: "chúa tể của muôn loài".

Nỗi nhớ rừng xanh, nhớ về một thời huy hoàng, tự do đến cồn cào da thịt. Vậy nhưng, giờ đây, tất cả đã không còn nữa:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan

...

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

Một loạt điệp ngữ: "nào đâu, đâu những"... cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất: "- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?". Câu thơ sử dụng thán từ và kiểu câu cảm thán, thể hiện sự nuối tiếc sâu sắc của con hổ về những gì tươi đẹp nhất khi nó được sống trong rừng xanh.

Từ sự hồi tưởng về quá khứ tươi đẹp với một thái độ rất đỗi tự hào, con hổ trở về với thực tại với nỗi chán ghét đến tận cùng:

"Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;"

Nếu như chốn đại ngàn tươi đẹp, huy hoàng bao nhiêu thì vườn bách thú - nơi mà nó đang sống hiện giờ lại là một chốn tầm thường, giả tạo, tất cả đều từ bàn tay của con người, và bắt chước vẻ đẹp của tự nhiên một cách vụng về, lố lăng. Đó không phải là cảnh rừng chân thật, tự nhiên, cao cả.

Khinh thường, căm tức với thực tại, chúa tể rừng xanh khao khát được trở về với nơi núi non hùng vĩ, nơi "thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa", nơi con hổ được tự do, tự tại. Trong lòng nó, dù có như thế nào, luôn nuôi theo một "giấc mộng ngàn to lớn" - giấc mộng được trở về với rừng xanh, với núi rừng đại ngàn để được sống lại những giây phút huy hoàng ngày xưa.

Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính vì nó đang "ngao ngán" trước cuộc sống tù hãm mất tự do. Đấy cũng chính là tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là "thế hệ 1930", những thanh niên trí thức "Tây học" vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, giả dối, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái "tôi" được khẳng định và phát triển trong một cuộc sống rộng lớn, tự do. Hơn nữa, đó cũng là tâm sự chung của người dân Việt Nam trong cảnh mất nước lúc bấy giờ. Bài thơ Nhớ rừng đã nói giùm họ nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, sống "nhục nhằn, tù hãm" trong "cũi sắt", đã khơi dậy trong họ niềm khát khao tự do cùng nỗi nhớ tiếc "thời oanh liệt" đầy tự hào trong lịch sử dân tộc. Vì vậy, Nhớ rừng đã có được sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Thế nên, có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỷ XX.

7 tháng 1 2019

Bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ thực chất là một tuyên ngôn của chủ nghĩa lãng mạn, không chấp nhận cái tầm thường...

Sự đa tầng, đa nghĩa thường làm cho thơ giàu sức khái quát và cũng là thuộc tính tất yếu làm cho thơ có thể thành thi phẩm bất hủ. Sụ lay động và lấp lánh của thơ thường loé lên, toả sáng từ nhiều tầng cảm xúc. Phải chăng chính những cảm xúc hợp lý vẫn cứ mở rộng thơ ra về kích cỡ để tạo nên từng nét thơ, hoặc cả dung mạo một bài thơ bất tử? Đọc "Nhớ rừng" của Thế Lữ chừng như nhiều thế hệ đã nhận định như vậy...

Xưa nay, sự bí mật và kỳ vĩ của thơ ca thường khởi nguyên từ bút pháp rất dung dị mà đậm chất hàm súc. Chỉ một "lốt" hổ trong "Nhớ rừng", Thế lữ cũng đã tạo ra biết bao tầng nghĩa rất khác nhau, biến con hổ trong thơ hoá thân thành muôn hình vạn trạng của muôn điều suy tưởng từ những "gốc rễ" nhận thức rất riêng của từng người đọc.

Với Thơ Mới, Thế Lữ không luận chiến mà ông ung hoành dùng ngọn bút của chủ nghĩa lãng mạn để lột tả cái khí phách của vị chúa sơn lâm khi bị hãm mình trong "cũi sắt".

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Thơ cũ giam mình trong lốt hổ, nhà thơ tả hổ sa cơ bằng bút pháp và kích cỡ vung ngang, chém dọc rất tự nhiên, ngẫu hứng, sắc bén bằng tố chất mới lạ của Thơ Mới?

Nếu trước đó, nhà thơ miền Nam Đông Hồ đã ví thơ cũ như "Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi", cũ về màu sắc đặt định, cũ cả về kích thước của cảm xúc... thì giờ đây Thế Lữ không muốn chỉ ra hết tất thảy nhược điểm của thơ cũ. Trái lại, chừng như ông nhìn thấy hồn thơ cũ vẫn còn âm vang trong Thơ Mới, có điều nó được diễn đạt thoải mái hơn, tự do hơn. Con hổ bị giam nhưng vẫn cố ánh lên thứ khí phách phi thường bằng đặc chất của chủ nghĩa lãng mạn qua những ngôn từ cực mạnh của của "gió rừng", của "giọng nguồn hét núi", của những động từ dữ dội: "thét, dõng dạc, cuộn, quắc...":

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.

"Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi" phải chăng là câu thơ làm cho mãnh lực phi thường của chúa sơn lâm trước muôn loài vụt tan biến... mọi oai linh? Bởi quyền uy đó chẳng có gì để đối chứng, để xác tín chăng? Cái siêu phàm chợt đồng nghĩa với nỗi cô đơn? Trong bài thơ "Hi Mã Lạp Sơn" Xuân Diệu chừng như cũng chỉ ra điều đó:

Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
(.....)
Ta bỏ đời, mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt, giữa lạnh lùng thế tuyệt!

Phải chăng hình ảnh hổ bị giam là một ẩn dụ về sự độc đáo trong khuôn khổ của thơ cũ, cũng chính là một thứ độc đoán tự giam mình? Khuôn khổ thơ hay là chiếc "cũi sắt" giam hổ trong thơ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

"Đâu... đâu... đâu...?" điệp động liên hồi về một quyền năng chỉ còn trong hoài niệm của hổ. Sự khuôn định, niêm luật khắt khe chưa hẳn là thế mạnh của thơ cũ, ngược lại nó gò bó thơ cũ. Nhưng tính súc tích, cô đọng về ngôn từ của thơ cũ vẫn có thể vận dụng để làm giàu đẹp cho Thơ Mới. Yêu tự do, muốn vượt mọi khuôn định, nhưng sự dài dòng, khuynh hướng viết "thoải mái", "tràng giang" nhất địng không thể là thế mạnh của Thơ Mới, mà nó đã vấp phải trong giai đoạn sơ khai.

Phải chăng ngoài sự thắng lợi của Thơ Mới, vị chủ tướng Thế Lữ vẫn còn rất trân trọng với thơ cũ về năng lực đậm đặc và súc tích của nó? Nếu như vậy, "Nhớ rừng" của Thế Lữ đã mở ra triển vọng cho Thơ Mới về cả hai cực: tiến tới sự phóng khoáng của ngày mai trong sự kế thừa, chắt lọc bao tinh túy của cái hôm qua?

29 tháng 12 2017

Những tác phẩm của họ đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ ‘Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.

Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn của cuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:

Làm trai đứng giữa đắt Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nô lệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.

Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chốn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào. Truyền thống dân tộc ta đã góp phần tôi luyện thêm tinh thần sắt đá không chỉ của hai nhà thơ họ Phan mà còn biết bao nhiêu người khác nữa.

29 tháng 12 2017

Những tác phẩm của họ đã thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh để giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Tác phẩm của họ còn khắc họa hình tượng người chiến sĩ yêu nước trong hoàn cảnh tù đày gian khổ nhưng vẫn hiên ngang, giữ vững ý chí kiên định với khí phách hào hùng. Tiêu biểu trong số đó là bài thơ ‘Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu và bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh.

Hai tác phẩm trên đã khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ dù lâm vào cảnh tù đày vẫn giữ tư thế hiên ngang, giữ vững khí phách của người chiến sĩ cách mạng, làm nên một phong thái ung dung giữa muôn trùng khó khăn của cuộc sống. Giọng thơ trong hai bài thơ này thể hiện sự coi thường khó khăn gian khổ pha lẫn chút tự hào:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

Chỉ có một ý chí kiên định, một bản lĩnh vững vàng thì mới dám coi thường gian khổ nơi chốn tù đày, coi ở tù như một chuyện bình thường, là chốn trú ngụ khi đường đời mệt mỏi. Từ suy nghĩ ấy đã toát lên tư thế của người chiến sĩ cách mạng, họ không bị phụ thuộc mà vẫn làm chủ bản thân mình, sự nghiệp cách mạng vẫn được họ theo đuổi cho dù có trắc trở, gian truân. Coi những thử thách của nhà tù là cơ hội cho người chiến sĩ rèn luyện bản thân, biến nhà tù thành nơi học tập, thể hiện khí phách của người làm trai:

Làm trai đứng giữa đắt Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Người tù thể hiện tư thế oai hùng, hiên ngang. Hành động đập đá biểu hiện sức mạnh và khí thế của con người. Đó là hình ảnh biểu tượng cho việc phá tan xiềng xích nô lệ của kẻ thù, thể hiện ý chí quyết tâm vì độc lập tự do của đất nước.

Chí khí lớn lao, hành động dũng mãnh nên không ngại gì khó khăn, không kể đến tấm thân phong trần. Dù có bị vùi dập chốn lao tù họ vẫn một lòng kiên trung với lí tưởng cách mạng:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Khí phách hào hùng, tư thế hiên ngang và ý chí kiên định của hai nhà cách mạng họ Phan xứng đáng tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX. Yêu nước, bất khuất khi còn được tự do là điều thường gặp nhưng khi rơi vào tay giặc vẫn thể hiện bản chất ấy thì thật đáng khâm phục và tự hào. Truyền thống dân tộc ta đã góp phần tôi luyện thêm tinh thần sắt đá không chỉ của hai nhà thơ họ Phan mà còn biết bao nhiêu người khác nữa.

17 tháng 1 2018

Nổi bật trên khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi dưới bàn tay khỏe khoắn,tự tin của con người.Biện pháp so sánh''chiếc thuyền như con tuấn mã'',cùng với những động từ mạnh(phăng,vượt) gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển bao la. Nhưng ấn thượng nhất là chữ''hăng''. Hình ảnh so sáng(con tuấn mã) cho thấy vẻ đẹp, sự khỏe khoắn của con thuyền. Đó cũng chính là sức sống mạnh mẽ, dạt dào, khí thế hăng hái, hứng khởi của dân trai tráng.

Đẹp hơn cả là hình ảnh cánh buồm căng gió giữa biển khơi:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Bằng phép so sánh, cánh buồm vừa có hình, vừa có hồn, trở thành biểu tượng của dân chài thân thương, chứa đựng trong đó hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó bao hy vọng của dân chài về những chuyến ra khơi bình yên. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa, cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên đẹp đẽ ấm áp,vừa thiêng liêng, vừa thơ mộng. Phải có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, một tấm lòng yêu quê tha thiết, lắng sâu, Tế Hanh mới cảm nhận''mảnh hồn làng'' trên''cánh buồm'' như thế?

25 tháng 4 2018

Nổi bật trên khung cảnh thơ mộng ấy là hình ảnh con thuyền đang hăng hái ra khơi dưới bàn tay khỏe khoắn,tự tin của con người.Biện pháp so sánh''chiếc thuyền như con tuấn mã'',cùng với những động từ mạnh(phăng,vượt) gợi lên hình ảnh con thuyền đang băng mình ra khơi thật dũng mãnh, làm chủ biển bao la. Nhưng ấn thượng nhất là chữ''hăng''. Hình ảnh so sáng(con tuấn mã) cho thấy vẻ đẹp, sự khỏe khoắn của con thuyền. Đó cũng chính là sức sống mạnh mẽ, dạt dào, khí thế hăng hái, hứng khởi của dân trai tráng.

Đẹp hơn cả là hình ảnh cánh buồm căng gió giữa biển khơi:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Bằng phép so sánh, cánh buồm vừa có hình, vừa có hồn, trở thành biểu tượng của dân chài thân thương, chứa đựng trong đó hồn thiêng quê hương, ẩn chứa trong đó bao hy vọng của dân chài về những chuyến ra khơi bình yên. Mang trong mình rất nhiều ý nghĩa, cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên đẹp đẽ ấm áp,vừa thiêng liêng, vừa thơ mộng. Phải có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, một tấm lòng yêu quê tha thiết, lắng sâu, Tế Hanh mới cảm nhận''mảnh hồn làng'' trên''cánh buồm'' như thế?

11 tháng 1 2018

a)6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng. Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc: tiêng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với nhừng cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt...

b)

+Trạng thái cảm xúc bức bối, ngột ngạt của người tù - người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 câu cuối:

- Cách ngắt nhịp bất thường ở câu 8 (ngắt 6/2), câu 9 (ngắt 3/3).

- Các từ ngữ diễn đạt hoạt động, trạng thái với sắc thái mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất.

- Các từ ngữ cảm thán, diễn đạt sự bức xúc: ôi, làm sao, thôi, cứ, ...

+Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.

- Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

c)Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm; sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc lắng sâu

7 tháng 11 2018

a)6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng. Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc: tiêng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với nhừng cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt...

b)

+Trạng thái cảm xúc bức bối, ngột ngạt của người tù - người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 câu cuối:

- Cách ngắt nhịp bất thường ở câu 8 (ngắt 6/2), câu 9 (ngắt 3/3).

- Các từ ngữ diễn đạt hoạt động, trạng thái với sắc thái mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất.

- Các từ ngữ cảm thán, diễn đạt sự bức xúc: ôi, làm sao, thôi, cứ, ...

+Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.

- Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

c)Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm; sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc lắng sâu.

23 tháng 4 2017

Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống

“Nơi hầm tối là nơi sáng nhất

Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam”

Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần.

Vườn răm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Bài thơ " Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài.

Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy:

“Khi con tu hú gọi bầy”

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hat đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc

đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao... tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút... Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế....

Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.

Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.

24 tháng 4 2017

Gợi ý:

-

Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

-

Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.

Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.

17 tháng 1 2020

Giữa lúc phần đông các thi sĩ của phong trào thơ mới đang thở than, sướt mướt trong dàn đồng ca sầu với tình yêu tuyệt vọng, mối sầu cô đơn thì Quê hương của Tế Hanh cất lên như một tiếng thơ khoẻ khoắn, khác lạ:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Tế Hanh là một nhà thơ lãng mạn, nhiều người cho rằng làm thơ lãng mạn phải nói đến tình yêu đau khổ, phải nhớ nhung đắm đuôi. Bài thơ này được viết khi ông mười tám tuổi, với bao mơ mộng của tuổi học trò. Tác giả xa quê nhớ về làng tôi ở nhưng cảm hứng thơ lại phân chấn, không hề gây cảm giác xa xôi, buồn man mác.

Thơ hoài niệm thường thấm đẫm nỗi buồn, bởi đó là kỷ niệm chập chờn hiện lên trong ký ức, trong nỗi nhớ thương. Ta nhớ tới vần thơ xao xác buồn đến nao lòng của Lưu Trọng Lư:

Mỗi lần nắng mới hát bên song
Xao xác gà trưa gáy nào nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không.
(Nắng mới)

Thế nhưng với Tế Hanh, cũng là thơ hoài niệm nhưng hình ảnh thơ khoẻ khoắn, cụ thể, rõ ràng như hiện thực trước mắt, sống động đến vô cùng. Thời khắc nhà thơ nhớ về làng quê mình ấy là:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Câu thơ mở ra không gian bát ngát, trong sáng, màu sắc rạng rỡ của miền biển khơi. Lời thơ như có nhạc, có hoa, có tiếng sóng, tiếng gió, thật tươi nhạc, tươi vui không chút buồn ảo não.

Nhớ về làng chài, nhà thơ nhớ cảnh đoàn thuyền ra khơi nhớ cái khoẻ mạnh, phóng khoáng của dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Con thuyền không phải “buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ” (Đỗ Phủ) hay “Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi” (Anh Thơ) mà con thuyền đầy phấn khích, dường như cũng mang sức trẻ, lướt nhanh trên đầu sóng, ngọn gió, hăm hở:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Miêu tả cánh buồm của con thuyền ấy, nhà thơ đã tìm đến một hình ảnh so sánh, liên tưởng đẹp:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân tráng bao la thâu góp gió

Cánh buồm – cái cụ thể hữu hình được so sánh với hồn làng – cái trừu tượng vô hình. Hồn làng tức linh hồn, là nét riêng sâu thẳm, linh thiêng của quê hương, của làng chài mà nhà thơ cảm nhận qua một cánh buồm giương. Hình ảnh thơ thật khoáng đạt, kỳ vĩ, mang sức vóc tung toả của nó. Đây cũng là sự phát hiện tinh tế, chính xác của nhà thơ: cánh buồm thân thuộc, gắn bó, không thể thiếu trong đời sống mưu sinh, biểu tượng của một làng chài.

Nhà thơ còn nhân hoá cánh buồm no gió ấy mang sức vóc cường tráng, khoẻ mạnh của một chàng trai rướn thân trắng bao la thâu góp gió. Không hiểu sao đọc câu thơ này của Tế Hanh tôi lại nhớ tới câu thơ thật lãng mạn của Tố Hữu trong niềm vui bất tuyệt:

Ngực lép bốn nghìn năm trưa nay cơn gió mạnh
Thổi phồng lên, tim bỗng hoá mặt trời

Ngôn ngữ miêu tả trong câu thơ của Tế Hanh giàu giá trị tạo hình, đường nét phóng khoáng, khiến con người, con thuyền, cánh buồm cũng nổi hình, nổi khối, cựa quậy, sống động giống như những sinh thể kỳ vĩ.

Cảnh dân làng ra khơi đánh cá trở về trong nỗi nhớ của nhà thơ cũng thật tươi vui, gợi không khí thanh bình, no ấm:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dán làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới, làm da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Giống như bàn tay của nhà điêu khắc, ngôn ngữ tạo hình của Tế Hanh đã tạc nên bức phù điêu hùng vĩ về chân dung con người làng chài rắn chắc, khoẻ mạnh như bức tượng đồng nâu với làn da ngăm rám nắng cả thân hình nồng thở vị xa xăm. Họ là kết tinh cho sức mạnh dãi dầu nắng, gió, sóng biển. Họ là đứa con của biển.

Vẫn con thuyền ra khơi, giờ đây trở về sau một ngày chạy đua cùng sóng gió được nhà thơ nhân hoá giống như một con người, một nhà hiền triết với dáng nằm thư giãn, lặng lẽ, suy tư:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thở vỏ.

Nghe (cảm nhận bằng thính giác) nhưng ở đây lại nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ; sự chuyển đổi cảm giác thật tinh tế. Không chỉ con người mà ngay đến cả con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của muối biển đang râm ran trong cơ thể mình hay đó chính là cái dư vị dịu êm mà giản dị của nhịp đời miền quê biển.

Tuổi nhỏ của Tế Hanh chắc chắn đã trải qua cái mùi nồng mặn của những mẻ cá vàng, trong lời ru bát ngát, êm êm của bốn bề sóng vỗ thì mới viết được những câu thơ như thế này. Không là người con của vạn chài cũng không thể viết được những câu thơ như thế. Khi biết âm thầm hoá hồn mình vào hồn thơ để lắng nghe, mở rộng mọi giác quan để phập phồng thu nhận mọi cảm giác Tế Hanh mới viết được những câu thơ tài hoa đến vậy. Phải chăng chất muối mặn mòi, thấm dần trong từng thớ vỏ chiếc thuyền nay đã thấm sâu vào làn da, thớ thịt, tâm hồn Tế Hanh để thành niềm ám ảnh bâng khuâng, kỳ diệu. Tế Hanh thật tài tình và thật tinh khi sống trong lòng sự vật có khả năng nghe thấu tiếng lòng, cảm giác của những vật vô tri. Chẳng thế mà trong lời con đường quê nhà thơ cũng đã nhập hồn vào con đường nhỏ chạy lang thang để mang nỗi buồn vương chạy khắp làng.

Kết thúc bài thơ có hai chữ nhớ:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

nhưng ý thơ không hề gây cảm giác yếu mềm, bi luỵ mà vẫn khoẻ khoắn, tươi mới. Nỗi nhớ ấy gắn liền với những gì thân thuộc của làng chài màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, sắc màu trong sáng, hương vị nồng ấm đậm đà. Nỗi nhớ cồn lên, mãnh liệt tồi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quả.

Đó là hương vị quê hương, hương vị thân thiết, ruột thịt của người thân.

Bài thơ có thể coi là bức tranh quê đẹp, trong sáng, lời thơ khoẻ khoắn. Nổi bật trong bức tranh ấy là ba hình ảnh: dân chài lưới, cánh buồm giương, con thuyền. Hình ảnh nào cũng đẹp, sắc nét, phóng khoáng đầy sức sống, đậm đà hương vị biển. Đó có thể coi là nét riêng, điệu hồn quê hương mà nhà thơ vương vấn suốt đời.

Cũng chính vì thế mà bức tranh quê trong nỗi nhớ của Tế Hanh không có nét dáng buồn như bức tranh quê của các nhà thơ mới với đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi quán tranh đứng im im hoa xoan tím rụng tơi bời (Anh Thơ), mà là bức tranh quê với đường nét tươi tắn, khoẻ khoắn được hoạ lên từ tình cảm đậm đà, trong sáng của tuổi hoa niên dành cho quê hương mình.

Nếu không gắn bó, yêu thương quê hương mình bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện được một cách tài hoa, sinh động những vẻ đẹp của người quê, cảnh quê trong những câu thơ tươi tắn, nồng nàn như vậy.

Quê hương của Tế Hanh thật đúng là mảnh hồn trong trẻo nhất mà ta gặp trong thơ trước Cách mạng tháng Tám.

TL
17 tháng 1 2020

Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là hình ảnh làng chài với những sinh hoạt vô cùng thân thuộc, những người dân chài mạnh khoẻ, cường tráng và đương nhiên không thể thiếu hình ảnh những người dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến - những hoạt động vốn được coi là biểu tượng của làng chài.

Đoàn thuyền ra khơi trong một ngày thật đẹp:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.

Thời tiết đẹp không chỉ thiết thực với người dân chài (thời tiết có đẹp thì mới ra khơi được) mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của làng chài trong tình yêu và nỗi nhớ của nhà thơ. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Những con thuyền rẽ sóng băng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tượng. Chiếc thuyền thì "hăng như con tấu mã", một từ "phăng" thật mạnh mẽ, dứt khoát đã đưa con thuyền "mạnh mẽ vượt trường giang”.

Sau cảnh "khắp dân làng tấp nập đón ghe về" (gợi tả không khí sinh hoạt vô cùng thân thuộc của làng chài), những câu thơ đột ngột chùng xuống:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Từ tả thực, những câu thơ lại dần nghiêng về sắc thái biểu tượng lắng sâu. Điều đó góp phần tạo cho bài thơ một cấu trúc hài hoà, cân đối. Bên trên là cảnh rẽ sóng vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tĩnh đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn. Có một sợi dây liên kết, một sự gắn bó rất mật thiết phía sau hình ành "làn da ngăm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" của những người trai làng chài, bên cạnh đó còn phải kể đến chi tiết rất gợi cảm: chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn "nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ . Từ "chất muối" cho đến hơi thở "vị xa xăm" đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thậm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác - hương vị nồng mặn của biển khơi:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

Trên đây là những hình ảnh sâu đậm, rõ nét nhất được tái hiện từ kí ức. Đến bốn câu thơ cuối, nhà thơ đã giãi bày trực tiếp tình cảm của mình với quê hương:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.

Trong nỗi nhớ lại thấp thoáng màu nước xanh, cát bạc, cánh buồm .. và hẳn không thể thiếu con thuyền "rẽ sóng chạy ra khơi". Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Câu thơ được viết thật giản dị nhưng cũng thật gợi cảm, đủ nôn nao lòng người. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.

Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thi vị.

Bài thơ sử dụng kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm. Nhưng yếu tố miêu tả chủ yếu nhằm phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Nhờ sự kết hợp này mà hình ảnh thơ vừa lột tả được chân thực, tinh tế cảnh vật và con người của cuộc sống miền biển vừa thể hiện sâu sắc những rung động của tâm hồn nhà thơ.