Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(1) Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình → Thay đổi các sai lầm → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân → Thành công.
(2) Khi thất bại: → Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân à không thay đổi được kết quả → không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.
Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.
Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc.Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.
Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ.
gồm 12 chữ cái. đây là 1 trong những hậu quả lớn nhất của việc băng tan nhanh ở hai cực
Dựa vào dàn ý sau để vẽ sơ đồ lập luận:
- Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận
- Thân bài: Chứng minh
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thể hiện trong quá khứ với những vị anh hùng lịch sử.
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thể hiện trong thời hiện tại với những việc làm, hành động của mọi tầng lớp nhân dân, ở mọi ngành nghề…
- Kết bài: Đưa ra nhiệm vụ của Đảng để tinh thần yêu nước được phát huy trong bối cảnh bấy giờ.
Câu 1:
Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, dưới thời vua Trần Thuận Tông. Trong lịch sử, thành còn được biết đến với các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Thành được xây dưới sự chỉ đạo của Hồ Quý Ly lúc ông đương nhậm chức tể tướng dưới thời nhà Trần.
Sau khi thành xây xong, Hồ Quý Ly buộc vua Trần Thuận Tông dời đô từ Thăng Long (nay là Hà Nội) về Thanh Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay cho nhà Trần, Thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô, và Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu, tức niềm hạnh phúc, an vui. Tuy vậy triều đại này chỉ kéo dài vỏn vẹn 7 năm, là triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam.
Câu 2: Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lý đất nước
Câu 3:
Trong các nhân vật lịch sử lớp 7, em ấn tượng vị anh hùng Trần Hưng Đạo vì:
Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, đạo quân nhà Trần vượt qua muôn vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan quân Mông Nguyên xâm lược, giành chiến thắng lẫy lừng, tiếng vang đến phương Bắc. Khiến chúng thần gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng thiên tài quân sự có tầm chiến lược và là anh hùng bậc nhất của nhà Trần.
Chúc bạn học tốt.
Ở phần (4) nhân vật người họa sĩ đã có những ý tưởng cho bức tranh vẽ thầy Đuy-sen là:
- Vẽ hai cây phong thầy Đuy-sen và An-tư-nai trồng, cùng đứa trẻ với đôi mắt hân hoan nhìn vào cõi xa xăm kì ảo
- Vẽ cảnh tượng thầy Đuy-sen bế trẻ em qua con suối mùa đông
- Vẽ khoảnh khắc thầy Đuy-sen tiễn An-tư-nai lên tỉnh, sao cho bức tranh ấy diễn tả được tiếng gội cất lên từ tâm hồn Đuy-sen mà đến nay An-tư-nai vẫn còn nghe vẳng lại, sẽ vang dội mãi trong lòng mỗi người
Em ủng hộ ý tưởng vẽ người thầy giáo tiễn An-tư-nai lên tỉnh vì nó thể hiện được mong muốn của người họa sĩ sao cho bức tranh ấy giống như tiếng gọi của thầy Đuy-sen mà cho đến nay vẫn còn vẳng lại, vang dội trong lòng mỗi người.