K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 7 2019
- Nhân hóa: ("thân dừa đã hai lần máu chảy", "đau thương", "oán hờn", "dừa vẫn đứng hiên ngang", lá..."rất mực dịu dàng")
- Ẩn dụ: hình ảnh dừa với dân làng (Trừ cặp câu cuối, những tính từ chỉ dừa như "đau thương", "oán hờn", "đứng hiên ngang"...).
- So sánh (từ so sánh "như")
- Điệp cấu trúc: "Biết mấy+..." => nhấn mạnh sự mất mát của quê hương trong chiến tranh. Tuy nhiên, người dân không yên vị ở thế bị động mà nuôi dưỡng "oán hờn" chờ đợi cơ hội vùng lên đấu tranh.
Hiệu quả của các biện pháp trên chính là mượn hình ảnh dừa để thể hiện hình ảnh người dân miền Nam trong chiến tranh, chịu đau thương, chịu áp bức mà vẫn bất khuất, kiên cường. Dừa vừa là cầu nối tác giả với quê hương vừa là biểu tượng nhân dân miền Nam trong lòng tác giả - biểu tượng của tình yêu Tổ quốc, nung nấu ý chí chống Mỹ cứu nước, đồng thời lại rất mực thân thương ("xanh dịu dàng") cùng nhân cách cao đẹp ("đứng hiên ngang"). Còn đây là bài tham khảo nha: Những câu thơ được trích trong bài dừa ơi của nhà thơ Lê Anh Xuân. Hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: dừa vẫn đứng hiên ngang , lá xanh dịu dàng đã thể hiện tinh thần bất khuất , kiên cường kiên trung gan góc của dừa hay cũng chính là những con người miền nam. Khi đối mặt với kẻ thù họ anh dũng kiên cường, trở về đời thường họ dịu dàng nồng thắm. Hai câu thơ dau tac gia đã sử dung kết hợp nhân hóa và so sánh. Hình ảnh rễ dừa bám sâu vào lòng đất như dân làng bám chặt lấy quê hương. Hình rễ dừa bám sâu vào lòng đất giống như con người miền nam bám trụ để bảo vệ quê hương . Dù kẻ thù đưa đến bao bom đạn co the triệt phá thôn xóm bản làng thì con người vẫn thủy chung, kiên cường, kiên cường bảo vệ quê hương. Ca ngợi hình ảnh cây dừa cũng chính là ca ngợi con người Việt Nam

Bài làm

* So sánh:

+ " Vẫn như xưa vườn dừa quê nội " : Ý nói ở đây là vườn dừa hồi trước ở quê nội của tác giả bây giờ vẫn thế, không thay đổi.

+ " Rễ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương. " : Ở đây nói rằng người dân làng dù đi xa quê nhưng vẫn nhớ về quê hương của mik.

* Nhân hóa:

+ " Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. " : Thân dừa mà máu lại chảy ở đây ý nói là những người hi sinh và đánh đổi tính mạng cho đất nước, quê hương.

+ " Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng " : Nói rằng con người rất hiên ngang, không thủ đoạn , trong trắng, con gái quê thì rất dịu dàng.

~ Chắc z đó ~
# Học tốt #

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 8 2019

Đoạn thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Sao lòng ta bỗng thấy" => Lòng ta vốn thuộc về cảm giác nhưng được tác giả vận dụng thị giác, điều đó cho thấy tác giả - nhân vật trữ tình đã mở rộng lòng mình, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa.

Nhân hóa "Thân dừa bao lần máu chảy"/ "Biết bao đau thương, biết mấy căm hờn", "Dừa đứng hiên ngang, cao vút", "Lá xanh rất mực dịu dàng" => Ý nghĩa: biện pháp tu từ cho thấy sự hi sinh, dừa đồng hành cùng con người trong chiến tranh gian khổ. Và càng trong gian khó, phẩm chất của dừa càng ngời sáng.

So sánh "Rễ dừa cắm sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt lấy quê hương" => Ý nghĩa: Sự gắn bó của cây dừa với mảnh đất quê hương. Cây dừa cũng như mang những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân: yêu quê hương, gắn bó máu thịt với quê hương, dù cho quê hương nghèo khó, lam lũ, gian khổ thì cũng không quay lưng lại với quê hương.

==> Biện pháp so sánh, nhân hóa đã làm nổi bật phẩm chất của cây dừa. Qua đó ta cũng thấy được bóng dáng vẻ đẹp phẩm chất của con người, của nhân dân.

26 tháng 8 2023

Đoạn văn:

Một câu thơ hay không chỉ dựa vào nội dung tình cảm mà còn về ý tứ diễn đạt. Ví như đoạn thơ: 

"Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương. "

Chủ đạo là biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Trước tiên là hình ảnh cây dừa quen thuộc gắn bó, nhà thơ gợi rằng nó luôn đứng "hiên ngang" cao vút; tính cách "hiên ngang" được nhân hóa giống con người gợi cho đọc giả sự gần gũi, câu thơ giàu chất gợi hình sinh động gợi cảm xúc hơn. Tiếp đến, tác giả nhân hóa tàu lá xanh rất mực dịu dàng cho người đọc cảm nhận thấy không chỉ là sự mạnh mẽ cứng cỏi của thân dừa cao mà trong nó vẫn có sự nhẹ nhàng. Từ đó, nhà thơ thành công gợi đến tính cách của người Việt ta đồng thời câu thơ càng có tính liên kết cao nhờ cặp từ nhân hóa "hiên ngang", "dịu dàng". Và ở dòng thơ cuối, anh dùng biện pháp so sánh "rễ dừa bám sâu vào lòng đất, như dân làng bám chặt quê hương"; đến đây người đọc được thấy rõ hơn sự kết nối sự tương đồng của tre với con người. Đối xứng với hình ảnh rễ bám sâu vào đất là tình cảm yêu thương quê hương của dân làng. Khép lại, nhờ thành công của biện pháp nghệ thuật mà câu thơ không khô cứng hình ảnh mà giá trị gợi hình đạt cao hơn, từ đó tính biểu cảm được thể hiện sâu sắc đến người đọc!

TLamm

9 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng'' phẩm chất anh dũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn
+Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt => ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ”“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tác dụng : ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

9 tháng 8 2021

Tham khảo:

+ Hình ảnh nhân hóa: “đứng hiên ngang ”, “rất dịu dàng”phẩm chất anhdũng , hiên ngang đồng thời rất thủy chung, dịu dàng của cây dừa trên mảnh đất Nam Bộ trong chiến tranh, bom đạn
+Động từ: “cắm sâu”, “bám chặt” ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó với mảnh đất quê hương.
+ Hình ảnh so sánh: “dân làng ”“cây dừa” ca ngợi phẩm chất kiên cường thủy chung, đẹp đẽ của người dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
tác dụng : ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2 tháng 12 2017

Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng
Rẽ dừa bám sâu vào lòng đất
Như dân làng bám chặt quê hương

Trong khổ thơ trên (trích trong bài Dừa ơi) của nhà thơ Lê Anh Xuân, ta thấy tác giả như muốn thông qua hình tượng cây dừa để ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu của người dân miền Nam. Đồng thời tác giả cũng muốn nói lên phẩm chất trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống và ý chí kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương mình của người dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2 tháng 12 2017

Gợi ý :

- Câu: Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng hiên ngang, tự hào trong chiến đấu.
- Câu: Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thủy chung, dịu dàng, đẹp đẻ trong cuộc sống.
- Các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất-Như dân làng bám chặt quê hương ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mãnh đất quê hương miền Nam.

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng...
Đọc tiếp

Ai sinh ra trên đời cũng đều có quê hương của mình, quê hương gắn bó với tôi suốt 1 thời thơ ấu. Lớn lên phải học nhiều, tôi không còn được rong chơi khắp làng, được chạy nhảy tung tăng trên những ngả đường đất nâu như trước nữa. Tôi chỉ tìm thấy những ký ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi. Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hoà mình vào gió, được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn. Đến mùa lúa chín, tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất, được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê. Những súc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xoá mờ được. Giờ đây, tuy thân thể tôi xa cách quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó, vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly. Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !

Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ trên

 

2
15 tháng 11 2017

Cặp từ trái nghĩa có trong bài trên là '' có'' - '' không''

k cho mik nha! 

Thank you very much

15 tháng 11 2017

cặp từ trái nghĩa là :

 thơ ấu><lớn lên

 xa><hướng

Câu 1: MẸ VÀ QUẢNguyễn Khoa ĐiềmNhững mùa quả mẹ tôi hái đượcMẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồngNhững mùa quả mọc rồi lại lặnNhư mặt trời khi như mặt trăng.Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lênCòn những bí và bầu thì lớn xuốngChúng mang dáng giọt mồ hôi mặnRỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.Và chúng tôi, một thứ quả trên đờiBảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được háiTôi hoảng sợ ngày...
Đọc tiếp

Câu 1: 
MẸ VÀ QUẢ
Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả mọc rồi lại lặn
Như mặt trời khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ trên?

b) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

Câu 2. 

Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh (Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên đây bằng một bài văn nghị luận.

 

0
Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: &quot;Đi một ngày đàng, học một sàng khôn&quot;.
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0