K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Văn bản Ông Đồ là của Vũ Đình Liên sáng tác .

- Tâm tư của tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

5 tháng 7 2021

idol good

25 tháng 1 2018

- Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.

- Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý

- Khổ 5 là hình ảnh thực tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưa

- Tâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

Tham khảo:

1.

     Theo chiều dài lịch sử, đất nước ta trải qua hơn bốn ngàn năm và kho tàng văn hóa đã được cha ông luôn luôn gìn giữ và truyền lại cho đời sau. Những bản sắc ấy tạo nên sức mạnh dân tộc, gắn kết những người con đất Việt tạo nên bức trường thành đứng vững đến hôm nay.

   

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng.

 

Xin chữ đầu năm để cầu mong may mắn, sức khỏe, phúc lộc hay bình an là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta mỗi khi tết đến xuân về. Cùng với bánh trưng xanh, đôi câu đối trên giấy đỏ thắm được treo trang trọng trong mỗi căn nhà. Hình ảnh ông đồ với bút nghiên và giấy mực, chăm chút và gửi hồn cho từng nét chữ trên phố đông người qua lại như biểu tượng cho một dân tộc hiếu học, đề cao con chữ. Thế nhưng, nét văn hóa ấy dần bị đổi thay theo năm tháng, các thầy đồ ngày cằng vắng bóng trong những ngày tết Nguyên đán. Chúng ta không khỏi ngậm ngùi, xót thương và suy ngẫm cho một phong tục văn hóa ngày một suy tàn. Bởi phong tục ấy gắn với cả một thời kì dài phát triển rực rỡ của nho học dân tộc

 

Không chỉ phong tục xin chữ ông đồ đầu năm ngày càng phai nhạt, hiện nay nhiều giá trị văn hóa truyền thống cũng đang đứng trước nguy cơ mai một. Có thể kể đến các loại hình sân khấu truyền thống như múa rối nước, cải lương… ngày càng vắng bóng khán giả hay các lễ hội dân gian ngày càng xa lạ với giới trẻ. Đó là những hồi chuông cảnh báo về tình trạng xa rời văn hóa truyền thống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nguyên nhân là bởi sự hấp dẫn của những văn hóa du nhập từ nước ngoài hay những trò chơi điện tử, mạng xã hội. Điều ấy khiến những người trẻ không còn hiểu và tự hào về một thời kì rực rỡ của lịch sử dân tộc, của bao công sức mà thế hệ cha ông đã gìn giữ và lưu truyền  Một dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa sẽ là một dân tộc dần suy tàn.

 

Trong xu thế hiện đại, hội nhập về văn hóa là điều không tránh khỏi và góp phần làm đa dạng nền văn hóa của đất nước. Nhưng “hòa nhập mà không hòa tan” là điều chúng ta cần hướng đến. Học hỏi để làm đa dạng, giàu có nền văn hóa đất nước là điều cần thiết nhưng bảo tồn và phát huy truyền thống vẫn cần được chú trọng. Đưa các loại hình sân khấu truyền thống vào trường học, giữ gìn và giáo dục con cháu về các phong tục tập quán truyền thống trong mỗi gia đình vào dịp dễ tết… sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu và yêu hơn những tinh hoa dân tộc.

 

Như vậy việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trẻ chúng ta hiện nay. Việc tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại quốc là điều rất cần thiết. Kho sử về văn hóa dân tộc được viết tiếp và phát triển đến đâu, chính là nhờ trái tim và khối óc của thế hệ trẻ chúng ta hôm nay cùng nhau vun đắp.

7 tháng 3 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của thanh niên, học sinh là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Vậy di sản văn học dân tộc là gì và tại sao chúng ta phải bảo vệ nó, coi nó như "của quý". Di sản văn hóa dân tộc chính là những giá trị văn hóa tốt đẹp, là tinh hoa của đất nước được đúc kết qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữa nước. Bảo vệ nó chính là bảo vệ cái cốt lõi, nền tảng của Tổ quốc. Thực tế trong cuộc sống hiện nay cho chúng ta thấy có rất nhiều bạn trẻ đang nỗ lực thực hiện trách nhiệm cao cả này. Các bạn không những gìn giữ nó mà còn tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc cho thế giới. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn có những kẻ chà đạp lên giá trị của dân tộc. Đây là một hành động đáng bị xã hội lên án. Thật vậy, bảo vệ gìn giữ di sản văn hóa dân tộc là một trong những việc thiết yếu, nếu đánh mất đi nó thì nước ta sẽ không có điểm riêng biệt với nước bạn. Có lẽ vì vậy, hãy chung tay cùng nhau bảo vệ nó, hãy nhớ rằng "ta hòa nhập nhưng không hòa tan".

Câu 2:

Khổ 1,2 nhà thơ với ký ức của mình phác họa lên một ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa, cảnh đẹp, đường xá rộn ràng vui vẻ, tấp nập.Khổ 3,4 nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới, gần tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc vây quanh ông đồ nữa, ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ýKhổ 5 là hình ảnh thự tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa cũng chẳng còn những người xưaTâm tư tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng, lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc lại buồn nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ của tác giả. Tác giả thể hiện niềm cảm thương chân thành sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả.

 

16 tháng 2 2021

Tham khảo :

Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?"

Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:

"Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu"...

"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

 

16 tháng 2 2021

nhanhoaoa

15 tháng 1 2019

Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

   + Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh

   + Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều "chết nhầm"

 help“Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ?”(Ngữ văn 8- tập 2)Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả của văn bản ấy là ai ? Nêu mạch cảmxúc của văn bản em vừa tìm ? Kể tên một bài thơ cùng thuộc phong trào Thơ Mới trong chươngtrình ngữ văn 8 học kì 2 ?Câu 2: Câu cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì xét theo mục...
Đọc tiếp

 help

“Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

(Ngữ văn 8- tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả của văn bản ấy là ai ? Nêu mạch cảm
xúc của văn bản em vừa tìm ? Kể tên một bài thơ cùng thuộc phong trào Thơ Mới trong chương
trình ngữ văn 8 học kì 2 ?
Câu 2: Câu cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói ? Nêu chức năng
của câu đó ?
Câu 3: Giải nghĩa từ “ ông đồ” ? Trong khổ đầu bài thơ em vừa tìm, tác giả viết “ ông đồ già”
nhưng ở khổ cuối lại viết “ ông đồ xưa” , giải thích vì sao có sự thay đổi đó?
Câu 4. Đoạn thơ trên đã thể hiên cảm xúc gì của nhà thơ?
Câu 5: Những hình ảnh nào ở khổ thơ đầu của văn bản được nhắc lại ở khổ cuối ? Việc nhắc
lại hình ảnh đó được gọi là kiểu kết cấu gì ? Nêu tác dụng ?
Câu 6. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên.
Trong đoạn văn có 1 câu nghi vấn, 1 thán từ. ( Gạch chân và xác định rõ)

0
5 tháng 2 2023

a, Thể hiện cảm xúc tiếc nuối, thương xót cho ông đồ và thời kì hoàng kim của Nho học

b, 

Gợi ý cho em các ý:

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Giữ gìn đặc sắc văn hóa dân tộc là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại...) 

TB: 

Bàn luận: 

Nêu khái niệm giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống là gì? 

Thực trạng của việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống:

+ Quên đi việc xin chữ đầu năm

+ Không nhớ đến các phong tục

+ Sính ngoại, coi thường các nét đẹp VH truyền thống

...

Tại sao phải giữ gìn những nét đẹp VH dân tộc: 

+ Thể hiện sự biết ơn ông cha ta từ xưa 

+ Giúp cho giới trẻ hiểu thêm về văn hóa 

+ Tôn vinh các nét đẹp của văn hóa dân tộc 

... 

Dẫn chứng: 

Một số gia đình hiện nay đã không còn đi xin chữ đầu năm nữa

Mở rộng vấn đề: 

Nêu giải pháp để mọi người mọi nhà luôn giữ gìn những nét đẹp VH truyền thống dân tộc?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc? 

KB: Khẳng định lại vấn đề 

_mingnguyet.hoc24_ 

5 tháng 2 2023

a). Cảm xúc:

+ Buồn tẻ vì sự quên lãng của mọi người dành cho ông đồ.

+ Tiếc thương cho ông đồ.

b). 

Đoạn văn:

Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.

Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. Điều này cho ta thấy được việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc không còn được người dân ta xem trọng nữa, thay vào đó người ta chỉ mãi chạy theo sự đổi mới hiện đại.

Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. Theo em, ai cũng cần nên giữ gìn những nét đẹp văn hóa dân tộc bởi chúng ta mãi không thể nào quên đi cái đẹp của lịch sử của xã hội xưa.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: [...] Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ có bóng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những câu chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màu mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này và đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt xót xa của sự biến thiên. [...] (Vũ Quần Phương) Câu 1: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8 kì 2? Trình bày tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Văn bản được viết theo thể thơ nào? Xác định PTBĐ của văn bản. Câu 3: Em hiểu gì về khoảng thời gian “một thời tàn” mà tác giả Vũ Quần Phương nhắc đến trong phần văn bản trên? Qua đó, em có suy nghĩ gì về số phận ông đồ trong thời buổi ấy? Câu 4: Trong văn bản được gợi nhắc từ đoạn văn trên có hai câu: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay.” Cho biết tên và tác dụng của biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ấy. Câu 5 : Hãy trình bày bài học rút ra từ văn bản em vừa tìm được trong câu 1- Đọc- hiểu
1
9 tháng 2 2021

bn trình bày câu hỏi rõ hơn đc ko?