K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2018

Ngôi nhà của em mới được xây dựng cách đây 2 năm nên vẫn còn rất mới và khang trang. Bên ngoài sơn màu xanh da trời có cảm giác thanh thoát, mát mẻ. Còn bên trong tường nhà được sơn màu vàng nhạt. Bố nói với em là màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, vì thế bố mong muốn gia đình mình sẽ luôn hạnh phúc, ấm áp trong ngôi nhà này.

Ngôi nhà em có 2 tầng. Phòng khách và hai phòng ngủ ở tầng 1. Còn tầng 2 là phòng thờ và một phòng ngủ nữa. Phòng bếp nhà em là một nhà nhỏ, tách hẳn với nhà ở chứ không nằm trong nhà ở như nhiều nhà khác.

Phòng khách nhà em có một bộ xa-lông bằng gỗ màu đỏ gụ sang trọng. Trên bàn luôn có một bình hoa pha lê do chính tay chị em làm. Phía trên tường, bố mẹ em treo một chiếc gương lớn để tạo cho căn phòng như rộng rãi thêm. Phía đối diện là để kệ ti vi. Trên tường có treo có treo một bức tranh hoa sen cá chép rất đẹp. Thi thoảng, mẹ em mua một lọ hoa tươi đặt trong phòng khách để cho căn phòng thêm phần sinh động và thoang thoảng mùi thơm hơn.

25 tháng 7 2018

Tuổi thơ của tôi chất chứa nhiều kỉ niệm, nhiều thứ gắn bó tưởng như không bao giờ quê được, trong đó thứ gắn bó nhất là ngôi nhà ấy, ngôi nhà được ba tôi gầy công xây dựng. Ngôi nhà được ba tôi tự thiết kế khi tôi vừa tròn 3 tuổi,kể từ lúc bấy giờ đến nay ngôi nhà đã trở thành chiếc nôi ấm áp cho tôi.Nhà tôi không bề thế như biệt thự thành phố mà nó chỉ là ngôi nhà hai tầng được quét đều một màu sơn xanh mát mẻ.Nhà tôi có một mảnh vườn nhỏ ở trưc để trồng cây, mẹ tôi hay nói cây tự trồng khi ăn sẽ ngon hơn bởi vì chính ta mình chăm sóc mà...Ngôi nhà được bố ngăn ra làm bốn phòng ,trong đó đầu tiên là phòng khách,thứ hai là phòng ba mẹ,tiếp tục là nhà bếp nơi khơi dậy những bữa cơm ấm áp và cuối cùng ở trên lầu chính là phòng tôi. vì phòng tôi ở trên lầu nên được ba xây rộng rãi lắm.Vì cứ nghĩ phòng mình là rộng nhất nên tôi cứ hay xả giăng ra nên hay bị mẹ la mắng về tội luộm thuộm. Tuy nhà tôi chỉ có thế thôi , cấu trúc đơn giản , bình dị và cũng chẳng mấy cầu kì nhưng tôi qúy nó lắm...

(cho mình là câu trả lời hay nhất nha, thanks bạn)

smileywink

19 tháng 3 2020

" Dạo gần đây có một virus rất hot....'' những câu hát của Min cứ vang lên trong đầu tôi không dứt. Tôi thơ thẩn nhìn cảnh vật qua khung của sổ. Quang cảnh nơi tôi sống, con đường tôi vẫn hàng ngày đến trường,sân chơi tôi vẫn cùng lũ bạn tụ tập mỗi chiều về sao giờ đây lại vắng vẻ, đìu hiu đến lạ. Bầu không khí tĩnh lặng, hiu hắt, thật khác với cái cách mà nó vận hành bấy lâu nay. Bầu trời ảm đạm, xám xịt mây, che lấp đi cả một vòm trời xanh thẳm mà ta thường thấy vào mùa xuân.Ông mặt trời núp sau những đám mây. Dù đã sang tháng 3 nhưng những con gió mang hơi ẩm vẫn khiến người ta bỗng chốc có cảm giác lạnh lẽo, buốt giá. Vào sáng sớm, sương mù giăng trên ngọn cây, mái nhà khiến cho cảnh vật càng thêm não nề, buồn tẻ. Giờ đây, tiếng chim hót lanh lảnh ngoài kia cũng chẳng thể khiến con người ta vui hơn.Các quán ăn thường ngày đông đúc là thế giờ đây đều đóng cửa. Ngoài đường cũng chỉ thấy lác đác hình bóng vài người đi bộ. Trong tôi trỗi dậy một nỗi buồn man mác, nỗi buồn ấy cứ lớn thêm và thấm dần qua từng giờ, từng phút. Vì đại dịch Covid19 mà đám học sinh chúng tôi đã phải nghỉ học. Tôi nhớ mái trường, thầy cô, bạn bè, nhớ những lúc thầy cô an ủi mỗi khi bị điểm kém, nhớ cô bạn thân lúc nào cũng nhường nhịn, chia sẻ cho tôi từng miếng bánh, viên kẹo, nhớ cả những lúc bị thầy cô phạt vì quên làm bài tập về nhà hay những lúc xích mích với bạn bè chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt. Tôi nhớ hết, nhớ hết những kỉ niệm dươi ngôi nhà thứ hai ấy. Giờ đây, tôi chỉ mong dịch bệnh sớm qua đi đẻ có thể trở lại ngôi trường thân yêu, đoàn tụ với thầy cô bạn bè và trở lại cuộc sốn hàng ngày.

Bạn tự làm hả hay copy trên mạng

Ngô Ngọc Mai?

2 tháng 6 2018

  Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng , ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.   Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội.   Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.   Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.   Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.   Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.   Bài làm 2: Tuổi trẻ và tương lai đất nước ( văn nghị luận ) 2 21:37 - 09/04/2014  IiI Ngốc Tinh Nghịch IiI Chưa có chủ đề Người Việt nam thường nói: “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc”. Vấn đề truyền thống là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sống diệu kì trong hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Cha ông ta trao cho con cháu ngọn lửa thiêng liêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết tuổi trẻ của thế hệ hôm nay phải có sứ mệnh thắp sáng hơn, đưa ngọn lửa thiêng liêng ấy đến đài vinh quang trong tương lai.  Thời kì nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, tuổi trẻ là nguồn tài nguyên vô giá và là nhân vật chính tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc, cho dân tộc. Tuổi trẻ là thế hệ măng đã sắp thành tre, là những con người đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận thức vị trí của mình trong cuộc đời đối với chính mình và xã hội.  Tuổi trẻ của đất nước hôm nay là , là bạn, là những anh chị hơn mình tuổi tác đang có mặt trong các giảng đường Đại học, Cao đẳng, đang hoạt động bằng tâm huyết của mình để cống hiến nhiều nhất sức trẻ với sự đam mê, hăng say, nhiệt tình bốc lửa.  Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể. Thời kì chống Pháp, chống Mĩ, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống, đem lại độc lập, tự do cho đất nước. Giờ đây, hàng triệu Thanh niên Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác là phải: “Học tập tốt, lao động tốt”. Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát tự đáy lòng của Bác trong “Thư gửi học sinh Việt Nam” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.  “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”.  Ngay những ngày đầu mở nước, Bác đã quan tâm diệt giặc ***. Bác coi loại giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Với kinh nghiệm từng trãi, với việc chứng kiến nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới Bác đã hiểu rằng:  “Một dân tộc dốt nát, dân trí thấp thì trước sau cũng chỉ là nô lệ cho thế lực bên ngoài”.  Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói tới việc học hành. Tuy nhiên, có người coi chuyện học hành như một việc khổ sai. Việc học là sự thúc ép của cha mẹ, của thầy cô. Việc học không tự giác đã dẫn tới lười biếng, cẩu thả. Chính mình tự đầu độc mình bằng…học. Người ta coi học tập là ngày hội, thì một số người coi học tập là nỗi nhọc nhằn phải chịu đựng. Kiến thức các bộ môn cứ y như cỏ rơm mà con người phải nhai lại vậy.  Có người coi chuyện học tập, chuyện thi cử chỉ là hình thức. Bởi họ cần bằng cấp không cần kiến thức. Có bằng cấp họ lại được “sắp”, “xếp” vào những vị trí như mong muốn của bản thân, thậm chí theo như ý của các ông bố, bà mẹ. Vị trí của họ sớm đã được xác định nên dẫn tới một bộ phận thanh niên không đem hết tài sức để phấn đấu. Thật nguy hại cho lối học cơ hội này bởi lối học đó sẽ tạo nên những nhân cách cơ hội, phương cách làm giàu “kiểu chụp dật may rủi” chúng chẳng những không đưa nước ta sánh vai với các cường quốc mà ngược lại chúng làm dân tộc ta tụt hậu, lụn bại…  Thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ. Ai nắm được tri thức công nghệ, người ấy sẽ nắm chiếc đũa thần để tạo bước đi thần diệu cho đất nước. Nhiệm vụ của tuổi trẻ phải có chiếc đũa thần ấy. Bất cứ ai ở tuổi ăn học, phải tạo mọi điều kiện, tiếp cận với tri thức. Chỉ có tri thức dồi dào, đạo đức nhân tâm trong sáng, khát vọng sống, lao động cống hiến mãnh liệt trong tầng lớp tuổi trẻ thì tương lai của dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang.  Tuổi trẻ Việt Nam không phải không có nhân tài. Nhưng tất cả tuổi trẻ Việt Nam phải biết hóa thân cho “dáng hình xứ sở”. Mọi người phải là anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân ngày nào.  “Đoàn vệ quốc quân một ngày ra đi  Nào có sá chi đâu ngày trở về  Ra đi ra đi bảo tồn sông núi…”  Chúng ta phải học tập với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Phải coi chuyện học tập hằng ngày của chúng ta là những chiến công. Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta hiện nay cần phải lập những Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào kỉ nguyên huy hoàng, ấm no, hạnh phúc…  “Thành công là do 99% tài năng và 1% may mắn”. Tôi, bạn và những người lắng nghe dòng tâm sự này hãy cố gắng nỗ lực hết mình để Việt Nam mãi trường tồn với thời thời gian,vĩnh cửu trên thế giới.    Bài làm 3: Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất nước. "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con người có thể có những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội. Vì sao vậy? Bởi lẽ, tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước mơ, hoài bão. Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo. Tuổi trẻ cũng là tuổi có sức bật mạnh hơn hết thảy. Với tất cả những phẩm chất tinh tuý ấy, không bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là nguồn động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và giàu mạnh. Song, để có thể sống và đóng góp một cách trọn vẹn, viên mãn nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình.  Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Vậy, chúng ta phải chuẩn bị những gì cho hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải là những con người có đọc dức tốt, có nhân cách cao đẹp. Đồng thời, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài năng của mình phục vụ cho Tổ quốc. Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài. Lời Bác dạy vẫn còn đó: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.  Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng. Để có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật. Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta. Lời nhắn nhủ của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao giờ hết. Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của hoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có.Điều đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu. Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là chúng ta. Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc, giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của "con Hồng cháu Lạc". Vậy chúng ta phải học tập như thế nà để có thể đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước. Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả sự nhiệt tình và niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân loại. Xác định rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của mỗi con người. Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạp; tìm tòi cái mới. Và tất nhiên, không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn diện cả tài và đức. Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều cho đất nước, cho dân tộc. Bác mong các cháu ma khôn lớn Nối gót ông cha bước kịp mình. (Tố Hữu) Lời Bác dạy và mong ước tha thiết của Người sẽ mãi là lẽ sống đẹp của mỗi chúng ta, hôm nay và mai sau. Bạn, tôi và tất cả chúng ta chắc chắn sẽ là những chủ nhân xứng đáng của đất nước. Và, tất nhiên phải bắt đầu ngay từ bây giờ, những gì cần thiết nhất để hoàn thành sứ mệnh của tương lai.

 

2 tháng 6 2018

Bước vào thế kỷ XXI, đất nước ta đang trên đà hội với rất nhiều cơ hội và thử thách mới, em thực sự cảm thấy xúc động và tự hào trước truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông .Hình tượng người lính trong các trang văn đã để lại ấn tượng không thể phai mờ trong lòng độc giả nhiều thế hệ.

Là thanh niên -những người chủ nhân  tương lai của đất nước- chúng em nhận thấy mình cần phải góp một phần nhỏ để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh. Đất nước ta hiện nay đã không còn những khói lửa, bom đạn của chiến tranh, mà thay vào đó là bầu trời xanh của hòa bình, của độc lập, tự do. Thời thời kì yên bình này, thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, và nhất là của mỗi con người trẻ tuổi đã không còn chỉ là bảo vệ đất nước, mà là bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu đẹp. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên trước hết cần sống có lí tưởng, có hoài bão. Lý tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới,là lí do,mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được.Người có lý tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện mình hơn,giúp ích cho mình,gia đình xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc,lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, hạnh phúc. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng sẽ hướng dẫn đường cho chúng ta vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người.

Có một nhà văn Pháp đã từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Câu nói đó khuyên chúng ta sống phải có mục đích, lý tưởng phải cao đẹp thì sống mới có ý nghĩa, mới làm được những điều vĩ đại. Trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa, kinh tế thế giới hội nhập, khoa học kĩ thuật hiện đại, con người đặt ra vấn đề về lẽ sống của cuộc đời và sống như thế nào cho xứng đáng ? chúng ta nên hiểu sống có mục đích và lý tưởng cao đẹp là như thế nào?

Trước hết, ta cần phải nỗ lực học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Đồng thời, chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hòa nhập cộng đồng.Ta cần phải phát huy những thế mạnh của bản thân, khắc phục các điểm yếu và vân dụng những điều đã học vào thực tế.
Bởi vậy các bạn trẻ hãy học tập để nắm lấy tri thức vì tri thức là sức mạnh. Có tri thức, các bạn như đứng trên vai những người đi trước để cao hơn người khác. Hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chấp nhận và vượt qua thử thách, bởi không có người thất bại, chỉ có người không biết cố gắng mà thôi.

Nhưng hiện nay,một bộ phận lớn thanh niên lại không suy nghĩ được như thế. Họ sống hờ hững với những gì diễn ra xung quanh, sống theo quan niệm: “Được đến đâu thì hay đến đó”,”Nước đến chân mới nhảy”. Tuổi trẻ ngày nay có nhiều thời gian cho học tập, giải trí, nhưng không ít bạn dùng thời gian vào những việc vô bổ. Phải chăng tuổi trẻ ngày nay khi đã được đáp ứng quá đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần thì dần trở nên ích kỷ hơn, chỉ biết nghĩ cho riêng mình.Và mục tiêu của phần lớn các bạn trẻ ngày nay là phải thật thành công trong cuộc sống, khẳng định được vị trí của mình trong xã hội; kiếm thật nhiều tiền để có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của riêng mình.Trong khi rất nhiều người đang cố gắng đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn thì lại không ít người lại tỏ ra rất hờ hững với những gì đang diễn ra quanh mình. Hiện nay không ít bạn trẻ đắm chìm trong Game online, Facebook và thế giới ảo mà quên đi nhiệm vụ học tập, sống xa rời thực tế. Trên thực tế, không ít bạn trẻ chỉ lo vun vén cho bản thân mà quên đi nghĩa vụ đối với đất nước, trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Tất cả những bạn thanh niên có lối sống như thế đều đáng phê phán.

Tóm lại,thanh niên chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp,sống vì mọi người,vì quê hương đất nước. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tươi sáng.

Bản thân em cũng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia nghĩa vụ quân sự, và khi tổ quốc cần cũng sẽ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương.

Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại: “Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí “.
 

16 tháng 9 2020

ai nhanh mình sẽ

16 tháng 9 2020

Quê gốc em ở tỉnh Hà Tây cũ, nay trực thuộc thành phố Hà nội, em đã có đến mấy năm trời không về thăm lại quê hương, mà những kỷ niệm về những ngày nhỏ dại được ở với ông bà cũng chỉ còn thấp thoáng trong tâm trí. Thế nên trong đợt giỗ hết ba năm của bà nội, em đã được cùng bố về thăm quê để gợi nhắc lại những ký ức một thời.

Ngày về đặt chân xuống mảnh đất quê hương, em thấy lòng dấy lên những xúc cảm lạ kỳ, là xúc động là sung sướng khôn nguôi. Nhà nội em, nằm bên cạnh một cái ao lớn, nước quanh năm xanh ngắt một màu. Từ gian nhà phụ, mà ông em thường dùng để hóng mát và ăn cơm, mở cửa sổ là có thể nhìn thẳng ra mặt ao ấy, rồi nhìn sang tận bên kia bờ nơi có gốc đa chẳng biết bao nhiêu tuổi. Nơi ấy là chỗ các cụ thường ngồi chơi, nói đủ thứ chuyện trên đời, cũng là nơi mà bao thế hệ trẻ con đã từng săm soi những quả đa chín, rồi rình mò cả những ổ trứng chim,... Khi dạo quanh đường làng, em lặng lẽ ngắm nhìn cảnh vật xung quanh, mấy năm trời quê em cũng thay đổi rất nhiều, con đường đất khi xưa nay đã thay bằng con đường bê tông rộng rãi và bằng phẳng. Những ngôi nhà gạch ngói giờ cũng chỉ còn lác đác vài ba gian, thay vào đó là những ngôi nhà 2, 3 tầng khang trang rộng rãi. Thế nhưng có những thứ vẫn không đổi thay, ấy là cái giếng nước đã có từ thuở bố em còn nhỏ bên cạnh một cái điếm canh làng, nơi dân làng tụ tập mỗi khi có hội hè, công to việc lớn. Và thứ em ấn tượng và yêu thích nhất vẫn là những cánh đồng lúa xanh ngắt một màu, trải rộng, thi thoảng lại thấy một bác nông dân đi thăm đồng, cùng với những cánh cò trắng dập dờn. Mang đến cảm giác giác thư thái và yên bình của một vùng quê ngoại thành, khác hẳn với cái ồn ào tấp nập nơi thủ đô.

Dẫu không thường xuyên ở quê nội, thế nhưng em vẫn dành cho nơi một tình cảm sâu sắc, có lẽ bởi vì những ngày nhỏ dại em đã từng có những ngày tháng vui vẻ và hạnh phúc bên cạnh ông bà. Hy vọng rằng mảnh đất thân thương này sẽ ngày một phát triển hơn nữa, để mỗi một người con xa quê khi nhớ về đều cảm thấy tự hào và nhớ nhung tha tiết diện mạo quê cha đất tổ. 

18 tháng 4 2018

Bài làm

Tại hội thảo, em Nguyễn Thùy Linh, học sinh lớp 10A2, Trường trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, chia sẻ: Em sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó, hoàn cảnh gia đình có nhiều éo le. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và kết quả học tập của Linh. Nhưng được sự động viên của mẹ, thầy cô và bạn bè, đặc biệt là khi được đọc những cuốn sách về Bác Hồ như: Đôi bàn tay, Bác Hồ thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng… Linh đã được tiếp thêm nghị lực, từ đó cố gắng vươn lên trong cuộc sống, học tập. 

30 tháng 4 2020

Nghỉ học ở nhà tránh Covid-19 là một thách thức nhưng đây cũng là cơ hội tốt nếu chúng ta biết thông qua học trực tuyến để rèn luyện kỹ năng tự học. 

Hiện nay cả xã hội đang tập trung chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Các trường tạm thời đóng cửa, học sinh phải nghỉ học ở nhà, có nhiều trường tận dụng cơ hội này để dạy học trực tuyến. Nhiều phụ huynh và thầy cô giáo lo lắng không biết làm thế nào để giúp trẻ em không lãng phí thời gian và tranh thủ học tập ở nhà để vừa không quên kiến thức vừa không bị sa đà vào những chuyện vui chơi khác.

Học trực tuyến có nhiều cái lợi

Mọi người đang nói nhiều về chuyện học trực tuyến trong. Đây đúng là vấn đề có tinh chất thời sự và phụ huynh cũng như thầy cô giáo đều rất quan tâm. Đây cũng chính là thách thức và cơ hội đối với nhà trường và các bậc làm cha mẹ không chỉ trong thời gian chống dịch hiện nay mà còn về lâu dài. Ở nước ta, học trực tuyến vẫn còn khá mới mẻ đối với số đông học sinh, kể cả học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Học trên lớp, nghe thầy giáo giảng, đọc chép vẫn là hình thức học phổ biến, là thói quen học tập hằng ngày. Bây giờ không lên lớp nữa, phải học ở nhà, đó rõ ràng là một thách thức không chỉ với bản thân học sinh mà với cả thầy cô giáo, bởi vì điều này đòi hỏi nhiều điều kiện phải đáp ứng như máy móc, phương tiện, tài liệu... Nhưng thách thức này cũng chính là cơ hội để học sinh và nhà trường làm quen với một loại hình học tập mới, hiện đại.

Học sinh tham gia một buổi học trực tuyến

NGỌC DƯƠNG

Học trực tuyến là hình thức học trên mạng, các bài giảng và các câu hỏi, vấn đề đều được đưa lên mạng, nhiều trường hợp nếu cần có thể làm bài tập, bài thi và được chấm điểm thông qua mạng. Tương tác giữa người học và người dạy có thể diễn ra gián tiếp thông qua bài giảng được tải lên mạng hoặc trực tiếp thông qua trao đổi giữa học sinh và giáo viên trên online. Hình thức học này có nhiều cái lợi. Nó giúp người học không phải đến lớp, tiết kiệm thời gian đi lại, tương tác với thầy giáo nhanh hơn, đăc biệt giúp người học mở rộng tầm hiểu biết của mình nhờ có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu, nhiều bài giảng có cùng một đề tài. Đó là chưa kể trong nhiều trường hợp các bài giảng đưa lên mạng được trình bày hấp dẫn với nhiều hình ảnh minh họa sinh động hơn.

Dĩ nhiên để thực hiện được việc học qua mạng phải có những điều kiện nhất định. Nhà trường phải có một ngân hàng các bài giảng online, các thầy giáo cũng phải sẵn sàng với cách dạy trực tuyến với các bài giảng được chuẩn bị đầy đủ và học sinh cũng cần được hướng dẫn và khuyến khích để có thể tham gia loại hình học tập này. Kinh nghiệm cho thấy để học trực tuyến đạt kêt quả tốt, ngoài những yếu tố khác, biết ngoại ngữ giỏi là rất quan trọng, nhất là với sinh viên đại học.

Cơ hội cho tự học 

Một cơ hội khác đối với học sinh trong thời kỳ chống dịch là vấn đề tự học. Nghỉ học ở nhà là một thách thức, nhưng nếu chúng ta biến thời gian không đến trường thành thời gian tự học ở nhà thì đó chính là cơ hội tốt để rèn luyện một kỹ năng hết sức cần thiết cho việc học là kỹ năng tự học.

Ai cũng biết học về cơ bản là tự học.Thế nhưng đây lại là khâu yếu đối với học sinh và sinh viên ở ta lâu nay. Các em có thói quen chỉ nghe giảng trên lớp, về nhà xem lại bài ghi và làm bài tập nếu có, ngoài ra rất ít khi làm thêm bài tập khác hoặc tìm thêm tài liệu để hiểu biết rộng hơn, sâu hơn. Kết quả là kiến thức thu lượm được ở trường rất hời hợt. không đọng lại bao nhiêu. Bởi vậy có thể xem thời gian tạm thời không đến trường trong mùa dịch này như cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen tự học, hình thành những kỹ năng cần thiết của việc tự học.

Giáo viên dạy học trực tuyến

ĐĂNG NGUYÊN

Muốn làm được điều này không chỉ học sinh mà cả thầy giáo và phụ huynh đều phải chung tay giúp sức. Đối với lứa tuổi tiểu học việc kèm cặp và hướng dẫn của phụ huynh là hết sức cần thiết. Đối với học sinh ở các cấp lớn hơn, vai trò của thầy cô giáo rất quan trọng. Học sinh cần được hướng dẫn phương pháp tự học, cách học tập ở nhà sao cho kết quả nhất.

Tóm lại có thể nói tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang gây không ít khó khăn cho toàn xã hội, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên nếu biết chủ động nắm bắt tình hình, biến thách thức thành cơ hội chúng ta có thể vượt qua được khó khăn và đạt được những kết quả nhất định. Đẩy mạnh hình thức học trực tuyến và rèn luyện thói quen tự học là những ví dụ cụ thể, những việc có thể làm trong tầm tay.

chúc bạn học tốt

20 tháng 12 2019

Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.

Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.

Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.

Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....

20 tháng 12 2019

Khác với cấp tiểu học nhiều môn nhưng chỉ có 1-2 thầy cô phụ trách, sang cấp trung học mỗi một môn đều do một thầy hoặc cô giáo phụ trách riêng. Chính vì vậy chúng em được học rất nhiều thầy cô, trong số đó em đặc biệt rất quý mến cô giáo dạy Văn của em. 

Cô giáo của em tên là Hoa, một người giáo viên trẻ khi mới tốt nghiệp đại học được hai năm và công tác tại trường em được một năm. Cô là một cô giáo xinh xắn, trẻ trung và còn dễ mến, có thể nói tuổi của cô cũng gần với tuổi của anh chị của em nên em coi cô như một người chị cả. Cô có mái tóc dài nhuộm màu nâu sẫm, cô có vẻ ngoài giản dị, khi đi dạy thường mặc quần áo chứ không diện váy vóc, cô cũng chỉ tô chút son bởi cô sẵn có làn da trắng hồng. Cô Hoa là một người giáo viên yêu nghề, cô tâm huyết trong từng bài giảng và năng nổ trong mọi hoạt động. Trong những tiết học của cô chúng em luôn sôi nổi và rất nhiệt tình xây dựng bài, cô có cách giảng bài vừa dễ hiểu lại rất cuốn hút không bị nhàm chán. Cô cũng rất thoải mái với học sinh, thấu hiểu tâm sinh lý của lứa tuổi chúng em và rồi luôn mang lại cho chúng em sự gần gũi, đồng cảm và được sẻ chia. Cô Hoa là cô giáo đầu tiên em chia sẻ những chuyện buồn trong cuộc sống của mình và em luôn nhận được sự động viên, khích lệ từ cô. 

Cô Hoa đối với em không chỉ là một cô giáo mà hơn thế là người bạn, người chị, người thầy đáng ngưỡng mộ và kính mến.