Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản
- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:
+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).
+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).
Câu 2:
* Lợi thế:
- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.
- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....
- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
* Khó khăn:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...
Câu 3:
a. Diện tích, giới hạn.
- Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.
- Diện tích : 3.477.000 km2 , rộng và tương đối kín.
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đông.
- Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
- Chế độ gió:
+ Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.
+ Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.
+ Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s
- Chế độ nhiệt:
+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.
+ Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.
+ Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.
- Chế độ mưa:
+ 1100 – 1300mm/ năm.
+ Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.
- Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).
- Độ mặn trung bình: 30 – 33%o
a/- Vị trí nội chí tuyến
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển , giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật
- Làm cho nước ta vừa có đất liền , vừa có vùng biển rộng lớn
- Vừa gắn vào lục địa châu Á , vừa mở ra biển Đông nên tự nhiên nước ta mang tính biển sâu sắc , làm tăng cường tính chất gió mùa ẩm của tự nhiên nước ta .
- Phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650 km ( 15 v ĩ đ ộ )
- Bề ngang hẹp . Nơi hẹp nhất theo chiều tây – đông , thuộc Quảng Bình chưa đầy 50 km
- Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km ,
- Đường biên giới dài 4550 km
* Phần biển : - Mở rộng về phía Đông , Đông nam
b/Chúng ta có thể chứng minh rằng ở nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng như sau:
Từ trước đến nay chúng ta đã khai phá được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau trong đó có nhiều loại đã được khai thác có nhiều loại đang được tiếp tục khai thác. Nước ta có rất nhiều loại khoáng sản khác nhau trong số đó than, dầu khí apatit, đá vôi, sắt, crom, đồng thiếc, bô xit (quặng nhôm) chiếm tỉ lệ lớn chứng tỏ nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
- VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á.
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.
-Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.
-Hiện nay các mỏ khoáng sản có xu hướng cạn kiệt nguyên nhân chủ yếu là quản lí lỏng lẻo, khai thác quá mức, thăm dò đánh giá chưa chuẩn xác về số lượng, trữ lượng, sử dụng chưa tiết kiệm, hiệu qủa.
Câu 3:
Sự cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
– Do chế độ bóc lột và chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp trong hơn 80 năm.
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người.
– Quản lí lỏng lẻo, tự do khai thác bừa bãi (than, vàng, sắt, thiếc, đá quý…)
– Kĩ thuật khai thác lạc hậu, hàm lượng quặng còn nhiều trong chất thải.
– Thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn và đầu tư lãng phí.
Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.
Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
– Nước ta có gần 30.000 loài sinh vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%
+ Thực vật: 14.600 loài.
+ Động vật: 11.200 loài.
– Số loài quý hiếm.
+ Thực vật: 350 loài
+ Động vật: 365 loài.
Sự đa dạng về hệ sinh thái
Các hệ sinh thái tiêu biểu.
– Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.
– Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.
– Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
– Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.
Chúc em học tốt!
Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên sinh vật của nước ta là do:
- Việc mở rộng diện tích đất canh tác.
- Chặt phá rừng lấy củi; khai thác quá mức số cho nhu cầu công nghiệp và dân dụng, cho xuất khẩu,...
- Tập quán du canh, du cư: tình trạng đốt nương làm rẫy còn khá phổ biến ở nhiều nơi.
- Cháy rừng.
- Ngoài ra, còn do chiến tranh, xây dựng cơ bản, khai thác- khoáng sản và việc xây dựng các hồ chứa nước lớn cũng làm ngập nhiều diện tích rừng,...
Nếu rừng bị chặt phá thì sẽ gây ra hiện tượng gì?
- Khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng: xói mòn đất, đất trượt, núi lở, lũ lụt, lũ đá.
Vì tài nguyên sinh vật cko ta rất nhiều lợi ích
vd về thực vật thì cko ta
+làm thuốc:tam thất nhọ nhồi...
+làm cảnh:đào, lan tùng , trúc ,cúc,mai...
+cko gỗ đẹp chắc:đinh lim sến táu...
cko chất nhuộm nhựa:thông cao su...
+cko vật liệu sản xuất thủ công nghiệp:tre, giang,....
làm thực phẩm nữa nek.....
vd về động vật:
làm đẹp :ngọc trai,da cá sấu,lông cừu...
làm thuốc:rắn , nhím,tắc kè,cá ngựa.....
làm thực phẩm làm thú cưng....
Lợi ích của sông:
- Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp bồi đắp phù sa, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Du lịch sông nước
- Giao thông đường thủy
- Phát triển thủy điện, thủy lợi
Tác hại của sông:
- Về mùa lũ, nước sông dâng cao nhiều khi gây lụt lội gây thiệt hại nhiều đến sản xuất và sinh mạng của nhân dân quanh vùng, về mùa khô gây hạn hán
- Đa dạng về loại khoáng sản: Việt Nam có nhiều loại khoáng sản khác nhau, bao gồm than đá, dầu khí, quặng sắt, bauxite, đá vôi, đá granit, đá marble, và nhiều loại khoáng sản khác. Điều này cung cấp cơ hội lớn cho việc phát triển các ngành công nghiệp liên quan.
- Phân bố địa lý đa dạng: Các nguồn tài nguyên khoáng sản phân bố khắp cả nước, từ Bắc vào Nam và từ Đông ra Tây. Ví dụ, các nguồn dầu khí tập trung ở biển Đông, trong khi than đá chủ yếu tìm thấy ở vùng miền Bắc. Điều này giúp phân phối nguồn lực và phát triển kinh tế ở nhiều khu vực.
- Tiềm năng khai thác và sử dụng: Nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng. Ví dụ, tiềm năng khai thác dầu khí và quặng bauxite của Việt Nam vẫn còn lớn. Điều này cung cấp cơ hội cho việc phát triển và mở rộng các ngành công nghiệp liên quan.
- Thách thức bảo vệ môi trường: Khai thác tài nguyên khoáng sản có thể ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là trong việc tạo ra ô nhiễm môi trường và thiệt hại đối với đất đai. Do đó, việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản một cách bền vững là một thách thức quan trọng cần được xem xét.
- Quản lý hiệu quả: Để tận dụng sự đa dạng nguồn tài nguyên khoáng sản, cần có sự quản lý hiệu quả và minh bạch. Việc quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, quyền sở hữu, và phát triển bền vững.