K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2019

Câu 1: Chữa lại:

a. Bỏ từ “đối với”

b. Bỏ từ “qua”

Câu 2: Phân biệt nghĩa của các từ:

a. Ăn, xơi, chén:

- Giống: hành động đưa thức ăn vào cơ thể.

- Khác:

   + ăn: nghĩa bình thường.

   + xơi : lịch sự, thường dùng trong lời mời.

   + chén: thông tục, sắc thái suồng sã, thân mật.

b. Cho, tặng, biếu:

- Giống: tả hành động trao ai vật gì đấy.

- Khác:

   + cho: sắc thái bình thường.

   + tặng: thể hiện sự long trọng, không phân biệt ngôi thứ.

   + biếu: thể hiện sự kính trọng.

Câu 3: Viết đoạn văn.

Đoạn văn mẫu:

Thế là mùa xuân mong ước đã đến! Xuân về mang theo những tia nắng sưởi ấm vạn vật và đất trờiCây cối đâm chồi nảy lộc, những chiếc lá non xanh mơn mởn hé lộ giữa trời xuân. Những chùm hoa nhỏ li ti xuất hiện trên những cây bưởicây camcây nhãn… Mưa phùn lất phất chỉ đủ để cành đào nở hoa khoe sắc thắm với tạo vật. Xuân về, Tết đến, người người đi chợ xuân mua sắm đồ Tết, nhà nhà cùng nhau gói bánh chưng xanh. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy hạnh phúcMùa xuân kì diệu như vậy đấy!

- Các từ ghép là: mùa xuân, mong ước, tia nắng, vạn vật, đất trời, cây cối, chiếc lá, cây bưởi, cây cam, cây nhãn, cành đào, bánh chưng, hạnh phúc, kì diệu…..

- Các từ láy là: mơn mởn, li ti, lất phất, người người, nhà nhà, vui vẻ.

ĐÓM & KEYS

19 tháng 10 2019

a. bỏ ''đối với''

b. bỏ ''qua''

k cho mik nha!

7 tháng 11 2018

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều. Như vậy là một ngày yên bình đã trôi qua trên thành phố quê em.

Từ ghép: đỉnh núi, thành phố, dòng người, xe cộ,...
Từ láy: ồn ào, nhộn nhịp, thênh thang, ríu rít,..
Đại từ: Như vậy, em,..

Quan hệ từ : và

Từ Hán Việt : hoàng hôn

7 tháng 11 2018

choa đếu biết, tự mà làm bài đi .tội nghiệp quá haha

b1)cua: quyen sach nay cua toi

cho: toi tang cho ban quyen sach nay

ve : ho dang ban tan ve chuyen cua chi toi

qua:  qua cau ca dao "cong cha......nguon chay ra, tac gia cho ta thay cong lao to lon cua cha me doi voi con cai

nhung: nha em o xa truong nhung bao gio em cung den truong dung gio

b2)

a)con xin bao1 tin vui  cho cha me mung

b)ngay nay, chung ta co quan niem nhu cha ong ta ngay xua,lay dao duc, tai nang lam trong.

c)du nuoc son co dep den may ma chat go ko tot thi do vat cung ko ben duoc

d)ban than em con rat nhieu thieu sot, em hua se h cuc sua chua

e)tuc ngu la lanh dum la rach cho em...

f)bo tu cua

6 tháng 11 2018

cần kết bạn chắc

15 tháng 10 2019

Câu 1.

  • Bài làm 1 :

     Cốm - nhắc tới món ăn thanh nhã mang đậm những hương vị đồng quê như thế này chúng ta không thể không nghĩ tới hình ảnh của Hà Nội với những ngọn gió heo may mỗi khi thu về.

   Còn gì vui và hạnh phúc hơn khi được cầm trên tay những thứ quà quý giá ấy ngày còn nhỏ xíu, mỗi lần đi chợ, tôi thường bảo mẹ phải mua cho mình những gói cốm được bọc bằng lá sen.

    Lúc đó chưa biết được những ý nghĩa thực sự của những chiếc lá sen bọc bên ngoài những hạt cốm xanh mướt mà chỉ biết rằng nếu như cốm mà được đượm hương thơm của những lá sen thì không còn gì tuyệt với bằng Có lẽ vì cũng hiểu được điều đó mà nhà văn Thạch Lam đã viết lên tác phẩm Hà Nội băm sáu phố phường và nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích” một thứ quà của lúa non – cốm”.

    “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bong lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời. ”

    Chỉ với một số những câu văn mở đầu mà chúng ta đã cảm nhận được cái nét thanh nhã của những hạt gạo, rồi qua biết bao những bàn tay làm ra, mới có thể thành những hạt cốm xanh mượt như ngày hôm nay. Những hạt cốm được tạo nên bởi những tinh hoa của đất, của trời. Tất cả nhưng điều đó càng làm cho những hạt cốm tuy nhỏ bé nhưng chúng lại mang trong mình rất nhiều giá trị mà chinh bản thân chúng ta cũng không thể ngờ tới. Những cơn gió mang theo những hương thơm nồng nàn với những nét thanh tao và dịu nhẹ của đất trời Hà Nội. Những cơn gió ấy mang theo những nét đặc trưng đượm mùi hương sen của Hà nội. 

    Và nhắc tới món Cốm - một trong những đặc trưng văn hóa của Hà Nội thì tại nơi đây Cốm làng Vòng có thể coi là một trong những món ăn mang nhiều tinh hoa của văn hóa nghệ thuật nhất. Cốm làng Vòng không những mang tới cho những người đam mê ẩm thực bằng màu sắc tinh tế với những sắc xanh dịu nhẹ mà còn gây đam mê bởi mùi hương quyện cùng mùi lá sen. Chúng ta phải cảm nhận một cách cẩn thận mới thấy mùi hương ấy lan tỏa trong không gian, một mùi hương đặc trưng mà chúng ta chỉ cần được thưởng thức một lần là sẽ nhớ mãi không quên.

    Để làm ra được những hạt cốm tinh tế, người làm cốm - cũng có thể được coi là những nghệ nhân làm cốm đa bỏ vào đó rất nhiều những công sức mà không phải ai cũng có thể làm ra được những hạt cốm. Cốm chia làm hai loại là cốm dẻo và cốm giòn. Mỗi loại cốm lại có những cách thưởng thức khác nhau. Nhưng nếu như là người Hà Nội thì chúng ta sẽ biết ăn cốm là một nghệ thuật. nếu như chỉ ăn cốm một mình thì sẽ không thể cảm nhận được hết những hương vị nồng nàn lúa non của cốm. Nhưng chỉ cần kết hợp cốm với những loại quả như hồng chín hay  những quả chuối ngự thì lập tức hương vị sẽ trở nên khác biệt. Những hương vị ấy không chỉ làm cho con người có được những sắc hương mà còn làm cho lòng người cảm thấy ấm áp- đó là những hương vị của quà quê. Cách ăn này không chỉ có ít người biết mà đó đã trở thành một thói quen của nhưng người hay ăn cốm. Có thể tưởng tượng ra cảnh mỗi buổi sớm đầy sương mai và gió lạnh, chúng ta lại được cầm trên tay những gói cốm vẫn còn ấm nóng, vừa mới được lấy ra rồi bọc vào trong những  chiếc lá sen to bản, xanh thẫm. Mùa hương lúa mới, mùi dừa nồng đượm lại  hòa cùng với mùi của lá sen tại thành mùi thơm rất đặc biệt- mùi Cốm làng Vòng. Và người ta cùng không dùng thìa, dùng đũa để xúc cốm và phải dùng tay, bốc từng vốc nhỏ. Có như vậy thì hương vị có mới được tròn vẹn.

   Cuộc sống ngày nay nhiều những bộn bề công việc gia đình. Để tìm được những gánh hàng rong mang những gói cốm cũng là một việc không phải dễ dàng. Thế nên, chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn những đặc sản mang cả ý nghĩa văn hóa một thời như Cốm để tất cả chúng ta có thể tìm được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.

  • Bài làm 2 : 

    Hà Nội mảnh đất văn hóa, với nhiều sản vật quý hiếm làm nên hồn cốt ngàn năm của mảnh đất này. Với Hà Nội ta có thể nhắc đến Phở, chả cá Lã Vọng,… và không thể không nhắc đến cốm làng Vòng. Đây là giá trị văn hóa truyền thống được chắt lọc qua sản vật và con người, là niềm tự hào của mỗi địa phương. Vẻ đẹp, sự tinh túy của cốm cũng như con người Hà Thành đã được phản ánh một cách đầy tinh tế qua tùy bút “Một thứ quà của lúa non: cốm” của nhà văn Thạch Lam.

 
   Bằng vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc, Thạch Lam đã nói về nguồn gốc của Cốm. Cảm xúc được khơi gợi từ hương sen thanh nhã trên hồ, hương lá sen như báo trước một thứ quà “thanh nhã và tinh khiết” – cốm. Cốm được làm bằng thứ thóc nếp còn non, tức là trong vỏ xanh có “một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị của cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại” và khi bông lúa non ấy chính là nguyên liệu làm nên những hạt cốm thơm ngon. Cốm chính là sự kết tinh những gì thanh nhã và tinh khiết nhất của đất trời. Đoạn văn nói về nguồn gốc của cốm sử dụng ngôn từ hết sức tinh tế, giàu sức biểu cảm, thấm đượm cảm xúc trữ tình. Đọc từng câu văn của Thạch Lam ta có cảm tưởng như đang được hít hà mùi hương tinh khiết của cốm.

    Cách chế biến cốm cũng thật cầu kì, khe khắt. Để làm ra những hạt cốm thơm ngon, dẻo mềm phải đợi đến “lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được người ta gặt mang về”, cùng với những bí kíp gia truyền để tạo ra cốm. Một thức ăn dân dã những tưởng được chế biến đơn giản mà hóa ra lại cầu kì, công phu đến như vậy. Và cốm chỉ ngon nhất khi làm ở làng Vòng, cốm ở đây nổi tiếng gần xa:

Kẻ Đô làm kẹo mạch nha

Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.

    Cách thức cốm đến với mọi người cũng thật duyên dáng, lịch thiệp, gắn liền với những “cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng…”. Vẻ đẹp của con người đã tôn lên vẻ đẹp của cốm.

    Bởi vậy mà cách thức thưởng thức cốm cũng thật đặc biệt. Ăn cốm phải cảm thụ bằng nhiều giác quan, phải ăn thong thả mà ngẫm nghĩ để cảm nhận được mùi thơm phức của lúa (thính giác), chất ngọt dịu dàng, thanh khiết của cốm (vị giác) và màu xanh non của cốm (thị giác). Cốm là thức ăn chơi không giành cho những người vội vã. Cốm vốn là thứ quà bình dị, không có gì cầu kì, ấy vậy mà bằng cái nhìn thấu đáo, tác giả có thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm.

    Cốm không chỉ là một thứ quà đơn thuần mà qua những dòng bình luận của Thạch Lam ta còn thấy được những giá trị, ý nghĩa sâu sắc của cốm trong văn hóa dân tộc. Cốm làm quà sêu tết, làm đồ lễ trong các lễ cưới. Sự hài hòa màu sắc giữa cốm và màu đỏ của hồng còn gì đẹp đẽ và ý nghĩa hơn trong những ngày này: “màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già” “không bao giờ có hai màu lại hoài hợp hơn được nữa”. Cốm góp phần làm nên nhân duyên tốt đẹp cho con người. Cốm là một món quà thiêng liêng, một điểm rất khác biệt của quê hương, đất nước, mang giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

    Trong bài tùy bút Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh. Lời văn giàu chất thơ, nhẹ nhàng, êm ái mà sâu sắc, tinh tế, nhạy cảm và trân trọng.

   Bài tùy bút đã cho thấy cốm là đặc sản của dân tộc, là món quà của đồng quê mà trời đất ban tặng cho con người. Qua đó ta còn thấy được tấm lòng trân trọng, đau đáu giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc của Thạch Lam.

  • Bài làm 3 :

      Trong những năm 30 của thế kỉ XX, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện một hiện tượng mới lạ của văn học: Thạch Lam. Là thành viên của Tự sự văn đoàn nhưng khác với những người anh của mình, Thạch Lam không khai thác đề tài từ những tình yêu trai gái lãng mạn, mà hướng ngòi bút của mình vào thế giới của những điều bình dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống con người. Là một cây bút tinh tế, nhạy cảm, văn Thạch Lam đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp về cuộc sống và con người.

     Từ một cây bút sở trường về truyện ngắn, vốn đã nổi tiếng trên văn đàn bởi những truyện ngắn giàu chất thơ, Thạch Lam đặt chân lên một miền đất mới của văn chương và gặt hái được nhiều thành công vang dội bằng tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường.

    Tập tuỳ bút Hà Nội băm sáu phố phường viết về những nét sinh hoạt, những thứ quà bình dị, những phố phường, cửa hiệu., ở Hà Nội trước năm 1945. Đây là một sáng tác có giá trị rất lớn về văn hoá, phong tục và chứa đựng cả tấm lòng yêu mến quê hương đất nước, những quan niệm cần trân trọng. “Một thứ quà của lúa non: Cốm” là một sáng tác trong tập tuỳ bút ấy.

    Cốm là một thứ quà bình thường và phổ biến trong dân dã. Nhưng đã mấy ai như Thạch Lam, lại có con mắt tinh tường và sự cảm nhận sâu sắc đến thế.

    Mạch cảm xúc của bài văn bắt đầu từ hương thơm của lá sen, trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ. Hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt của lúa non. Một cảm giác thật tinh tế. Cảm giác ấy càng tinh tế hơn khi nhà văn mở rộng lòng mình để đón nhận tất cả hương vị nồng nàn và thanh khiết của cánh đồng lúa, của lúa non:

    Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, nhủ báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của lúa non không. Trong cái vỏ xanh kín, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

    Một đoạn văn thật hay và thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi lên cho người đọc cái tình quê bâng khuâng, man mác.

    Cốm là một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Nhưng để có thứ quà ấy, còn nhờ đến bàn tay khéo léo của con người. Ngòi bút Thạch Lam đã khéo dẫn dắt người đọc đến chiêm ngưỡng tài hoa của những người làm cốm. Nhà văn không đi sâu miêu tả công việc làm cốm, mà chỉ lưu ý rằng đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn. Trong cảm xúc của Thạch Lam, hình ảnh những cô gái hàng cốm làng Vòng hiện ra xiết bao thân thương, trìu mến.

    Từ cái cảm nhận về hương cốm và sự hình thành hạt cốm từ những gì tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người, mạch cảm xúc của Thạch Lam chuyển sang ca ngợi giá trị của Cốm:

    Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dăng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

    Một giá trị đặc sắc chứa đựng trong những hạt cốm bình dị, khiêm nhường mà không phải ai cũng nhận thấy. Phải yêu quê hương đất nước, yêu những sản vật của quê hương đất nước nhiều như Thạch Lam mới có thể phát hiện ra cái chân giá trị ấy của cốm.

    Những dòng bình luận của Thạch Lam về giá trị của việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết đem đến cho người đọc một cảm nhận mới mẻ, giúp ta hiểu ra được cái ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong tục lệ giản dị này. Một nét đẹp văn hoá cần phải giữ gìn. Chỉ tiếc cho những kẻ không có học, học đòi bắt chước người ngoài. Một sự phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía.

    Ở đoạn cuối cùng của bài tuỳ bút, Thạch Lam chuyển sang bàn luận về sự thưởng thức cốm. Trong chúng ta mấy ai đã nghĩ tới việc phải ăn món quà bình dị đó như thế nào? Với Thạch Lam, ăn Cốm vốn là thưởng thức những giá trị kết tinh ở đó, vì thế: Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu cả lại trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

    Chao ôi, cảm quan nghệ thuật của Thạch Lam mới tinh nhạy làm sao, khiến ta không thể không ngẫm suy.

    Bài tuỳ bút kết thúc bằng một lời đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

    Một lời đề nghị thật đẹp, thật thiết tha của một ân tình sâu nặng với thứ quà của lúa non.

    Để biểu đạt ý tưởng và cảm xúc, Thạch Lam rất chú ý tới việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn giàu nhịp điệu, những hình ảnh giàu chất thơ. Vì thế bài tuỳ bút trở thành một sáng tác nghệ thuật khá đặc sắc, thấm đượm chất trữ tình.

    Văn Thạch Lam quả là làm cho tâm hồn người ta phong phú và thanh sạch hơn.

Câu 2. ( Bn tự vt )

#Ứng Lân

27 tháng 2 2020

Chỉ mình bài Cảnh khuya thôi nhá

 Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ - chiến sĩ là Bác.

   Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

   Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

   Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

   Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng duwois gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa... Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tinh điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

   Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

   Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.

   Còn lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

   Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Vòn ở câu dưới, Bac chưa ngủ vì nghĩ đến trác nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.

   Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi loogic nhưng thục ra điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.

   Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật miên mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

   Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của đại dân tộc ta. Bài thơ là một dẫn chứng sinh động chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiens sĩ Hồ Chí Minh.

27 tháng 2 2020

Đoạn văn biểu cảm về tình yêu thiên nhiên nha bạn. 

Bài làm:

Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi vì:

  • Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là hình ảnh trung tâm của câu chuyện, mang giá trị biểu cảm cho tác phẩm.
  • Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Vai trò cao cả và lớn lao của người mẹ là điều mà người bố muôn En - ri - cô hiểu được khi cậu trót vô lễ với mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác. 
  • Thông qua người bố, En-ri-cô sẽ hiểu được một cách khách quan những gian khổ, hi sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con.
Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )* Trả lời câu hỏi sau:a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho đoạn trích sau: Từ đầu đến Tình cảnh trông thật là thảm ( Văn bản Sống chết mặc bay, SGK Ngữ Văn 7, tr.74 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng.

b) Tìm và nêu tác dụng của phép liệt kê.

c) Em hiểu thế nào về nhan đề "Sống chết mặc bay"?

Câu 2: Cho đoạn trích sau: Từ Tuy trống đánh liên thanh... đến ...Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. ( Văn bản Sống chết mặc baySGK Ngữ Văn 7, tr.74+75 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Tìm những câu đặc biệt và nêu tác dụng của nó.

b) Đoạn trích trên có gì về mặt nghệ thuật? Cho biết hiệu quả diễn đạt của nghệ thuật ở đoạn trích đó.

c) Nêu nội dung chính trong đoạn văn trên.

Câu 3: Cho đoạn trích sau: Từ Bấy giờ ai nấy ở trong đình... đến ...Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm... 

( Văn bản Sống chết mặc baySGK Ngữ Văn 7, tr.78 )

* Trả lời câu hỏi sau:

a) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

b) Tìm câu rút gọn được sử dụng trong trích đoạn.

c) Nêu công dụng của dấu chấm lửng, dấu gạch ngang được sử dụng trong trích đoạn.

d) Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

1
2 tháng 5 2021
Tìm câu đặc biệt có trong đoạn trích trên bài sống chết mặc bay từ đầu ... tình cảnh trông thật là thảm