K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2019

Cuộc đời là một môi trường tranh đua quyết liệt. Để có thể sống một cách mạnh mẽ, người ta rất cần đến lòng can đảm. Lòng can đảm có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công hay thất bại. Tục ngữ Đức có câu: Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết.

Câu tục ngữ trên có ba vế, liên quan chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa và có sự tăng cấp theo mức độ giá trị con người. Tiền tượng trưng cho sự giàu có. Danh dự tượng trưng cho uy tín, tên tuổi. Can đảm tượng trưng cho ý chí, nghị lực, khí phách của con người.

Thông thường, ai cũng thích làm ra được nhiều tiền để sống đầy đủ, sung sướng nhưng thực ra, số người giàu có trong xã hội chỉ là số ít. Phần đông chỉ đủ ăn và dành dụm được một chút để phòng khi cơ nhỡ, ốm đau… Do đó mà người ta rất quý đồng tiền. Dân gian có câu: Đồng tiền liền khúc ruột.

Đồng tiền được đổi bằng mồ hôi nước mắt lại càng đáng quý, song mất tiền là mất nhỏ vì ta vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền bằng cách cần cù, chăm chỉ làm việc. Mất tiền tất nhiên là buồn, nhưng nỗi buồn ấy cũng không ghê gớm đến mức là huỷ hoại cuộc đời của một con người. Thực tế cho thấy để đạt được mục đích làm giàu, nhiều doanh nhân phải chấp nhận những thất bại tạm thời, nhưng với sự kiên nhẫn thua keo này, bày keo khác và lòng can đảm, cuối cùng họ cũng thành công.

So với tiền bạc, danh dự con người đáng quý gấp ngàn lần. Ông cha ta đã dạy : Cọp chết để da, người ta chết đề tiếng, hay: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng; Chết vinh hơn sống nhục… nhấn mạnh đến tầm quan trọng của danh dự. Ngạn ngữ Nga cũng có câu: Hãy giữ gìn chiếc áo từ lúc còn mới. Hãy giữ gìn danh dự từ lúc còn trẻ trung.

Tiền bạc khó kiếm nhưng còn kiếm được chứ danh dự thì chỉ có thế tự thân tạo dựng nên và nhiều khi phải tạo dựng cả đời người mới có được. Danh dự ở đây có thể hiểu là uy tín, thể diện, tiếng tăm của một cá nhân trước gia đình và xã hội. Danh dự là một giá trị tinh thần không thể bán mua, đổi chác, không thể đem ra mà cân đo, đong đếm. Danh dự được coi là thước đo phẩm giá con người nên mất danh dự là mất lớn, khó có thể lấy lại được. Mất danh dự đồng nghĩa với sự tủi nhục, đau đớn, là thiệt hại nặng nể về mặt tinh thần. Những bậc chính nhân quân tử, những người có học xưa kia thường quý trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình.

Suy xét kĩ, chúng ta sẽ thấy tiền bạc, danh dự được tạo nên bởi nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng là lòng can đảm, tức ý chí và nghị lực của mỗi con người.

Sống là chiến đấu, chiến đấu không ngừng suốt cả cuộc đời; là vật lộn với vô vàn thử thách, gian nan trên bước dường mưu sinh, tạo dựng sự nghiệp. Chiến đấu với những thói hư tật xấu trong chính bản thân mình mới thực sự là cuộc chiến đấu gay go, ác liệt nhất. Lòng can đảm giúp ta giữ vững lí tưởng, lập trường, mục đích sống. Lòng can đảm tạo ra sức mạnh thúc đẩy chúng ta phấn đấu để tiến tới thành công.

Mất can đảm là mất tất cả. Đúng như vậy! Không có lòng can đảm, người lính không thể tiều diệt quân thù. Không có lòng can đảm, một con người bình thường không đủ nghị lực để làm bất cứ việc gì, dù là nhỏ. Không có lòng can đảm, một nhà bác học không thể vượt qua hết thất bại này đến thất bại khác để đi tới thành công. Mất can đảm tức là nhu nhược, yếu hèn, cam chịu mọi nghịch cảnh của số phận. Một con người như thế thì còn sống mà như đã chết, cuộc đời trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Vô nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội, không đáng được so sánh với những loài vật bé nhỏ mà hữu ích như con ong, cái kiến.

Đường đời vạn nẻo lắm chông gai và nhiều sóng gió vấp ngã, thất bại là lẽ đương nhiên. Mỗi lần ngã là một lần bớt dại (Tố Hữu). Thất bại là mẹ thành công… Đó là những bài học nhân sinh thiết thực, là hành trang tư tưởng không thể thiếu của mỗi chúng ta khi bước vào đời. Lòng can đảm sẽ giúp ta đứng vững, có đủ trí tuệ, nghị lực và sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng mọi thử thách gian nan, khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống.

Xung quanh chúng ta có biết bao tấm gương sáng về lòng can đảm, rất xứng đáng cho chúng ta học tập. Chị Trần Bình Gấm, một học sinh nghèo hiếu học của trường chuyên Lê Hồng Phong, vừa đi học vừa bán vé số, bán khoai luộc để giúp mẹ nuôi các em, vậy mà thi đỗ vào ba trường đại học.

Anh Nguyễn Trường Sơn 1 nạn nhân của chất độc màu da cam, bị tật nguyền, dị dạng mà là sinh viên của hai trường đại học. Chị Hướng Dương bị tai nạn mất cả hai chân vẫn kiên cường sống, làm việc và cống hiến, đem lại ánh sáng trí tuệ cho những trẻ em mù qua hình thức sách nói, thư viện nói… Quả là lòng can đảm đã mang lại cho họ một nghị lực và sức mạnh phi thường.

Lòng can đảm là một phẩm chất quý báu nhưng không phải sinh ra ai cũng có ngay mà phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Muốn thành công trong cuộc đời và sự nghiệp, chúng ta cần giữ vững niềm tin, giữ vững ý chí, thắng không kiêu, bại không nản, hãy ngẩng cao đầu tiến lên phía trước.

2 tháng 9 2016

Thực tế cho thấy, tiếng Việt hiện nay đang dần dần bị sử dụng sai đi về mọi mặt một cách cố ý. Từng chữ, từng âm, cách viết, cách đọc, chính tả… tất cả đều bị thay đổi một cách kì lạ mà các bạn trẻ vẫn biện minh theo suy nghĩ của chính mình là đa dạng hóa tiếng Việt, “dễ thương hóa” hay “teen hóa” tiếng Việt. Điều này rất dễ để kiểm chứng, hãy thử lướt một vòng vào các diễn đàn (forum), các trang nhật ký các nhân (blog) hay đơn giản là tán gẫu hàng ngày (Chat) xem. Trong đó có bao nhiêu phần trăm là tiếng Việt, bao nhiêu phần trăm là tiếng gì đó (không thể định nghĩa được đó là thứ ngôn ngữ gì, nhiều bạn trẻ gọi là ngôn ngữ teen, ngôn ngữ 9X). Vào một diễn đàn của những “9X” nói trên, những khung chữ chat, ta dễ dàng bắt gặp thứ ngôn ngữ ấy. Chẳng hạn như câu: “Ngày mai chắc tớ không đi dự tiệc sinh nhật của bạn rôi, bài vở nhiều quá, với lại nhà đi bận việc hết, chỉ còn mình tớ.”, khi chuyển thành ngôn ngữ 9X đơn giản sẽ là:”Ngaj` maj chak to’ hk dj party of you uj`, pai` vo~ nhiu` woa’, zj laj nha` busy hjt’ uj`, to’ alone”. Tiếng Mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể tự hào về sự phong phú và tinh tế của Tiếng Việt. Sử dụng đúng cách, giữ gìn bản sắc của tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn là trách nhiệm nhưng cũng là điều tự hào của công dân Việt Nam, nhất là giới trẻ.

30 tháng 10 2018

Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Câu 1 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Nhân vật trữ tình- tác giả trở thành khách trên chính mảnh đất quê hương mình ngay trong ngày đầu tiên trở về

→ Đây là lý do chính để tác giả sáng tác bài thơ

- Khác với Lý Bạch, xa quê, thương nhớ quê cũ nên tức cảnh sinh tình

Câu 2 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Trong bài có sử dụng hình thức tiểu đối:

     + Thiếu tiểu li gia >< Lão đại hồi

     + Hương âm vô cải >< Mấn mao tồi

→ Đối giữa các vế trong một câu, mỗi vế nhỏ có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh, hài hòa

- Thông qua hình thức tiểu đối này nhà thơ tổng quát được sự thật ngậm ngùi, suốt cuộc đời tha hương, ra đi từ khi còn trẻ trở về thì đã già. Tuy vậy giọng quê vẫn không thay đổi, vẫn nguyên vẹn

- Hương âm vô cải: Giọng quê không đổi nói tới tấm lòng không thay đổi, nói tới phần tinh tế sâu thẳm trong con người không thay đổi.

→ Hồn quê, tình yêu quê hương tồn tại vĩnh cửu trong tâm trí nhà thơ.

Câu 3 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Phương thức biểu đạtTự sựMiêu tảBiểu cảmBiểu cảm qua miêu tảBiểu cảm qua tự sự
Câu 1X XX 
Câu 2 X  X

Câu 4 (trang 127 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Sự khác nhau cơ bản về giọng điệu biểu đạt ở câu thơ đầu và cuối

     + Hai câu thơ đầu: giọng tự sự xen lẫn chút ngậm ngùi, chua xót của người con xa quê lâu ngày trở lại: “ Trẻ đi, già trở lại nhà/ Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.

     + Hai câu dưới: giọng bi hài, hóm hỉnh: sự hồn nhiên ngây thơ của trẻ tạo ra hoàn cảnh trớ trêu (khách ngay trên chính quê hương của mình)

→ Cảm giác xa lạ, lạc lõng ngay trên chính mảnh đất quê hương không còn người thân thích, quen biết khiến nhân vật trữ tình ngậm ngùi, chua xót

Luyện tập

Hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San

- Giống nhau: Hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát, gần sát với bản dịch nghĩa

- Khác nhau: Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không xuất hiện “tiếu vấn” – Hình ảnh trẻ con cười (hỏi)

     + Bản dịch của Trần Trọng San phần cuối không được mềm, có phần hơi bị thiếu ý và hụt hẫng so với bản gốc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Em đồng tình với ý kiến thứ hai, vì với em cuỗ song này tươi đẹp hay bế tắc phụ thuộc vào thái độ sống của mỗi người. Với em thì cuộc sống luôn là những ngày tươi đẹp.

23 tháng 12 2016

các bạn trả lời giúp mình với .khocroibucminh

 

24 tháng 12 2016

ngữ văn tập 2 à

 

Cho đoạn văn sau: “ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: “ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế cụ già, trẻ nhỏ giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm..”

1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt gì?

2. Nội dung của đoạn viết về điều gì?

3. Những thói quen nào đã được người viết nói đến trong đoạn văn?

4. Từ những biểu hiện cụ thể trong đoạn văn em co suy nghĩ gì về tệ nạn vứt rác bừa bãi ở địa phương em?

giúp mình trong hôm nay nha mn

1

Cho đoạn văn sau: “ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế cụ già, trẻ nhỏ giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm..”

1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt gì? 

- Nghị luận

2. Nội dung của đoạn viết về điều gì?

- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (đầu đề)

3. Những thói quen nào đã được người viết nói đến trong đoạn văn?

+ Vứt rác bừa bãi

+ Vứt vỏ chuối ra cửa, ra đường

+ Vứt rác ra kênh mương

+ Cốc vỡ, chai vỡ cũng ném ra đường...

4. Từ những biểu hiện cụ thể trong đoạn văn em co suy nghĩ gì về tệ nạn vứt rác bừa bãi ở địa phương em?

   Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ, gây nên ô nhiễm môi trường. Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc. Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào. Những  hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chủ yếu do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống, thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác và một phần cũng do cán bộ địa phương xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên. Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người, gây tổn hại tiền của cho nhà nước. Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại. Để giữ gìn cho địa phương chúng ta xanh-sạch-đẹp cần :  Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh,... Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi......

20 tháng 11 2016

bạn hc chương trình mới hay trương trình cũ

20 tháng 11 2016

Mới chị ơi

2 tháng 1 2017

- Các câu ca dao : a, g, h

- Các câu tục ngữ : b, c, d, e

4 tháng 1 2017

vì sao?????????????

3 tháng 5 2017

Bài 1:
Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ:


“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.


Tước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể “gỗ và nước sơn”. Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đò vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốm khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Tại sao ông cha ta lại nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn:”? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”, quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn.. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

3 tháng 5 2017

3,

Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.

Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.

Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.

giai-thich-cau-tuc-ngu-sach-la-ngo-den-tri-tue-con-nguoi

Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người.

Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.

Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.

Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.

Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.

Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.

GỢI Ý:

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gi mà đã làm bao người chán nản. vậy để có những thành công đó hay vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gi?. Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu “ thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
* Nghĩa đen

- Thất bại là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- Thành công là đạt dược những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- Mẹ: mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng câu tục ngữ “ thất bại là mẹ thành công”
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “ thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói, “ thành công” hoàn toàn trái ngược với “ thất bại”.
- Nguyên nhân: vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí
- Đối với người có ý chí
- Dẫn chứng:
+ lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi
+ nhà bác học Edison đã thất bại hang ngàn lần trước khi ông sang tạo ra chiếc bóng đèn.

III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

9 tháng 4 2017

hãy viết 1 bài văn giải thik cho câu tục ngữ " thất bại là mẹ thành công"

giúp mjk nha