Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án
Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu câu tục ngữ và nêu ngắn gọn nội dung: khuyên con người biết đoàn kết, yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn mình.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Nghĩa đen: Lá lành bao bọc chiếc lá rách.
+ Nghĩa bóng:
Lá lành: người có cuộc sống đủ đầy, may mắn, tốt đẹp.
Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, vất vả.
Lá lành đùm lá rách: người có hoàn cảnh đủ đầy chia sẻ, giúp đỡ người có cuộc sống khó khăn.
→ Câu tục ngữ muốn khuyên răn nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi người khác khó khăn, gian khổ.
- Phân tích - chứng minh (5đ):
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đúc kết kinh nghiệm sống, ứng xử quý báu giữa người với người.
+ Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà nên yêu thương, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.
+ Trong cuộc sống có không ít những mảnh đời bất hạnh. Cuộc đời sẽ tươi đẹp hơn nếu ta biết chia sẻ, dang rộng vòng tay giúp đỡ những hoàn cảnh đó để họ có động lực vươn lên nghịch cảnh. Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn.
+ Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình.
+ Cuộc sống khi êm đềm, khi sóng gió; việc chia sẻ, giúp đỡ người khác sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thanh thản và yêu đời hơn.
+ Chứng minh qua truyền thống văn chương “Thương người như thể thương thân”, qua các hành động thực tế: hoạt động ủng hộ người nghèo, Góp đá xây dựng Trường Sa, các hoạt động tình nguyện gom góp vật chất lên vùng cao của các đoàn thiện nguyện…
- Bình luận (2đ)
+ Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là bài học đúng đắn, khuyên nhủ con người sống đúng mực, có đạo đức, biết chia sẻ để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
+ Liên hệ, nêu bài học dành cho bản thân: biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ những hoàn cảnh bất hạnh hơn.
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ.
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyến thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể. Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện miềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh…, đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc đề cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.
Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hằng ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói hàng, ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta sẽ lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho. thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh “lá lành”, “lá rách” ở đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. “Lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại “lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng, dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chứng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.
Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiềụ^câu tương tự như thế: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người chung một nước phải thương nhau cùng” hay “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”… Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác; mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên yêu thương, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điều kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sông ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy: “Thấy ai đói rách thì thương, Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất, khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm móng chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hoà bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau, bất hạnh của ngữời khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt, khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nèn trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.
Và một điều quan trọng nữa là “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là người khoè mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.
Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy manh mẽ hơn nữa. Mỗi người chứng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là việc hút thuốc lá ngày càng phổ biến.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có hơn tám triệu người chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ bốn giây lại có một người chết. Đất nước Việt Nam đang nằm trong số mười lăm nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Hai mươi sáu phần trăm thanh thiếu niên độ tuổi mười bốn đến hai mươi bốn đã làm quen với khói thuốc. Chúng ta rất dễ dàng để bắt gặp người hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi, mọi vùng miền kể cả ở nơi công cộng và cả ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân của vấn nạn này trước hết là do ý thức chủ quan của con người, người dân thiếu hiểu biết về tác hại của thuốc lá nên hút, trong thuốc có chất nicotin dẫn đến gây nghiện và dần dần trở nên nghiện thuốc lá. Có nhiều thanh niên muốn thể hiện bản thân mình, muốn người khác thấy mình sành điệu, là dân chơi nên đua đòi hút thuốc. Nguyên nhân khách quan có thể nhắc đến chính là do tác động của các yếu tố bên ngoài, bị những người xung quanh, bạn bè rủ rê hút nên hút theo.
Việc nghiện thuốc lá sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Thuốc lá trước tiên ảnh hưởng đến người hút. Nó gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng 13,2 năm và ở phụ nữ khoảng 14,5 năm những bệnh gây ra do thuốc lá không những làm giảm tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi. Việc hút thuốc thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi...
Để hạn chế được tối đa vấn nạn thuốc lá hiện nay, trước hết mỗi cá nhân cần tự nhận thức đúng đắn được những tác hại to lớn của thuốc lá đồng thời không sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tuyên truyền đến những người xung quanh về tác hại của thuốc lá; gia đình cần phải giáo dục con em mình biết về tác hại của chúng để phòng tránh. Ngoài ra, nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và xử lí nghiêm những tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng. Mỗi con người một hành động nhỏ cùng chung tay thì sẽ hạn chế tối đa được vấn nạn thuốc lá.
Em tham khảo:
“Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đem đến lời khuyên ý nghĩa. Ông cha ta đã mượn hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống để giúp người đọc có được một bài học giá trị. Nhưng đó là những vật dễ rách, vì vậy người ta mới dùng nhiều lớp lá bọc lại, lớp lá lành bọc lấy lớp lá rách để không giữ cho đồ ở bên trong nguyên vẹn. Từ thực tế như vậy, có thể liên tưởng đến con người. Hình ảnh “Lá lành” là tượng trưng cho người có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Còn hình ảnh “lá rách” là tượng trưng cho những người có cảnh ngộ nghèo khổ, bất hạnh. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về tinh thần tương thân tương ái. Một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quả thật, tinh thần “Lá lành đùm lá rách” đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.