K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

con ngoan trò giỏi mệt lắm đừng thấy thế mà lao vào

17 tháng 1 2018

Các bạn có biết không,cha mẹ là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi conngười.Chúng ta được sống và đang có mặt trên trái đất này không phải là do trờiđất tạo hóa ra mà là do công ơn sinh thành của cha mẹ.Người mẹ đã chín thángmười ngày cưu mang ta và sự cơ cực,khó nhọc lăn lội"bán mặt cho đất ,bánlưng cho trời"của người cha.Dù những cơn đau,cơn sốt cứ rình rập mãi nhưngngười cha vẫn không ngại gian lao để kiếm từng đồng,từng đồng một về mua sữa,mua cháo,mua đồ cho con.Tất cả người cha,người mẹ đều đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhân đứa con sắp được chào đời.Tuy không nói ra nhưng trong tâm,trong lòng của người vẫn mong đứa con của mình sẽ trở thành"con ngoan" của gia đình,"trò giỏi'của nhà trường,xã hội.Vậy mọi người có hiểu"con ngoan, trò giỏi" là như thế nào không? 
Con ngoan là đứa con luôn đem lại sự hài lòng và niềm vuicho cha mẹ chúng ta.Niềm vui ấy không phải là sự giàu sang,những thứ giá giá mà người con mang về cho cha mẹ mà niềm vui ấy chỉ đơn giản là khi thấy con mình học hành tốt,thấy con của mình hiểu để,thấy con khỏe mạnh mỗi lúc trưởng thành,thấy con biết vâng lời,thấy con biết yêu thương mọi người,biết kính trên nhường dưới và quan trọng là cha mẹ muốn con cái mình biết những đứa con là tất cả đối với những người cha,người mẹ thì đích thực đối với cha mẹ đó đúng là một đứa con ngoan. 
Vậy các bạn hãy suy nghĩ lại về những hành động và việc làmcủa mình đi! Có khi nào bạn nhìn thấy chữ"buồn" trên khuôn mặt của mẹ,của cha chưa?Chắc chắn là chưa rồi vì khi chúng ta không để tâm đến nhữngsuy nghĩ của cha,của mẹ thì mới nhận ra được điều ấy.Thường ngày,chúng ta chỉ thấy gương mặt tươi cười của cha mẹ mà chúng ta đâu biết rằng trên khuôn mặttươi cười ấy chứa đựng biết bao nhiêu sự cực khổ,phải "một nắng,hai sương"làm lụng vất vả để cho chúng ta co một cuộc sông đầy đủ,sung túc.Tớimột ngay nào đó,khi bạn đang chập chững bước ra đời thì đôi lúc các bạn sẽ vấp ngã,bạn khóc thì cha mẹ sẵn sàng đỡ bạn lên.Nhưng lại một ngày,từng bước chân của bạn vững vàng hơn,bạn làm những việc làm sai trái thì cha mẹ lúc chỉ biết khuyên răng bạn thôi,họ không thể đánh bạn hay la mắng bạn như hồi nhỏ nữa vìhọ muốn cho bạn biết tự biết suy nghĩ về những việc làm sai trái cua mình và học cũng không thể đỡ bạn mỗi khi bạn vấp ngã được. 
Các bạn hãy nhìn nhận trực tiếp vào vấn đề đi.Tại sao chúng ta cùng học một lớp,cùng học một trường,cùng trang lứa,cùng một giáo viên dạy nhưng tại sao những người bạn của mình lại học rất giỏi còn mình học rất kém?Cuối năm,các bạn vinh dự được lên bục nhận giấy khen còn mình thì ngồi ở dưới nhìn lên và hỏi"Tại sao lại như vậy?".Nhưng thời trôi qua,bạn lạiquên nó và bỏ nó vào quá khứ rồi tiếp tục cuộc sống hiện tại.Nhưng không có quákhứ làm sao có hiện tai cũng như không có cây làm sao có lá.Rồi một ngày,cha mẹgià yếu thì ai sẽ là người lo lắng,chăm sóc cho bạn nữa đây.Vì thế hạnh phúc trước mắt thì ta phải nắm giữ chúng đừng để nó đi mất rồi mới chạy đi tìm nó thi lúc đó đã quá muộn màng rồi.Trên đời,ai cũng có một lần được làm cha,làm mẹ nên hãy nhớ"ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,đừng làm buồn lên mắt mẹ nghe không". 
Trò giỏi là người luôn vâng lời thầy cô,được thầy cô giáo yêu mến.Trước hết là phải lễ phép với thầy cô giáo sau đó là thành tích học tập cao,biết giúp đỡ bạn bè,chăm chỉ,cần cù và phải thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. 
Qua đây, các bạn nên ra sức học tập,tu dưỡng đạo đức,rènluyện bản thân để trở thành "con ngoan,trò giỏi".Và hãy để câu nói này ở trong tim của mình nhé.Dù chỉ một góc nhỏ của tim bạn thôi nhưng nó sẽ giúp bạn trong cả đoạn đường đời còn lại.

9 tháng 6 2020

hmmm...đoạn văn đâu ạ ?

Phần đọc-hiểu thường chiếm 3/10 điểm đến 4/10 điểm trong bài kiểm tra môn ngữ văn nhưng hầu như học sinh thường rất hay mất điểm ở phần này, nên bài viết này sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể làm tốt phần đọc-hiểu của cả 3 khối: 10, 11, 12.

I.  Những vấn đề chung về đọc hiểu văn bản:

1. Văn bản:

- Là sản phẩm, là phương tiện của hoạt động giao tiếp.

- Các loại văn bản:

+ Văn bản liền mạch: là một đoạn văn, một phần, một bài, một chương...văn bản hoàn chỉnh, liền mạch (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, vb nghệ thuật, báo chí, khoa học)

+ Văn bản không liền mạch: là các dạng văn bản kết hợp nhiều hình thức thể hiện, nhiều kí hiệu khác nhau... không được kết cấu bằng những đoạn văn liền mạch, chẳng hạn: Biểu đồ và đồ thị, Bảng biều và ma trận, Sơ đồ, Thông tin tờ rơi, Hoá đơn, chứng từ  

2. Đọc hiểu văn bản:

a) Mục đích:

Đọc hiểu văn bản là hành động giải mã văn bản, thường hướng tới các mục đích sau đây:

+ Thu thập, chiết xuất thông tin

+ Phân tích, lí giải văn bản

+ Phản hồi và đánh giá

  b) Cấu trúc bài đọc hiểu:

- Phần 1: Ngữ liệu: đoạn văn bản, văn bản: liền mạch/không liền mạch

- Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp --cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

c) Lưu ý khi làm bài tập đọc hiểu:

+ Khi đọc hiểu văn bản, cần chú ý đặc trưng thể loại, nắm được từ ngữ then chốt, câu chủ đề, các hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật trọng tâm,...

+ Nên đọc yêu cầu của câu hỏi trước khi đọc văn bản

Khi trả lời:

+ Đối với câu hỏi TNKQ: cẩn trọng khi lựa chọn phương án trả lời

+ Đối với câu hỏi thu thập thông tin: cần trả lời ngắn gọn, có thể gạch đầu dòng.

+ Đối với câu hỏi phân tích, đánh giá, lí giải: trả lời ngắn gọn, đầy đủ với nhiều nhất các phương án có thể, bày tỏ được chủ kiến riêng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không viết chung chung, mơ hồ.

II. Các dạng đọc hiểu văn bản.

1. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng của văn bản

- Đề tài: đối tượng được đề cập đến trong văn bản

Dạng câu hỏi: Văn bản  đề cập đến điều gì?

                        Hãy xác định đề tài của văn bản.

             

- Chủ đề: Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản

+ Dạng câu hỏi: Xác định nội dung chính của văn bản/ Văn bản đề cập đến điều gì?/ Hãy xác định chủ đề của văn bản, Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản (đối với thơ),...

+ Cách làm:
* Đối với văn bản phi nghệ thuật (khoa học, báo chí,...): xác định từ then chốt, câu chủ đề à liên kết thông tin à khái quát thông tin à xác định nội dung chính

           

* Đối với văn bản nghệ thuật: chú ý đến ý nghĩa những hình ảnh, từ ngữ đắt, câu hay, biện pháp tu từ (thơ), nhân vật, chi tiết đặc sắc, giọng điệu của văn bản,..--> xác định chủ đề

- Tư tưởng: Điều mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản (thường là văn bản nghệ thuật)

+ Dạng câu hỏi: Qua văn bản, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?/ Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc/ bài học mà anh/ chị rút ra?...

+ Cách làm: Chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn của vb, cảm nhận chiều sâu văn bản để xác định

- Đặt nhan đề cho văn bản

Cách làm:  + thể hiện được nội dung chính

                  + hình thức ngắn gọn, hấp dẫn

2. Dạng câu hỏi/bài tập yêu cầu nhận diện, phân tích các phương diện về nội dung, hình thức của văn bản

a) Yêu cầu nhận diện các phương thức biểu đạt

Dạng câu hỏi - cách làm

Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản : chỉ nêu một phương thức biểu đạt chính

- Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản : nêu từ hai phương thưc biểu đạt trở lên.

11 tháng 12 2021

dài vậy

10 tháng 4 2022

Tham khảo
- Kinh nghiệm về việc đọc hiểu một văn bản thông tin:

+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có)

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.

+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.

Đọc văn bản Cô Tô và trả lời những câu hỏi sau : - Để được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc?- Cảnh mặt trời lên trên đảo được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả cảnh mặt trời lên đã cho thấy tài năng gì của tác giả Nguyên Tuân?- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất khung...
Đọc tiếp

Đọc văn bản Cô Tô và trả lời những câu hỏi sau : 

- Để được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc?

- Cảnh mặt trời lên trên đảo được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả cảnh mặt trời lên đã cho thấy tài năng gì của tác giả Nguyên Tuân?

- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất khung cảnh quanh cái giếng để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?

- Cách so sánh cảnh sinh hoạt ở giếng đảo : "Vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn một các chợ trong đất liền" gợi cho em cảm nhận gì về cuộc sống nơi đây?

- Từ việc đọc văn bản trên, hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời lên ở thành phố quê hương em.

2
9 tháng 4 2020

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ở mỗi đoạn nhà văn đứng ở vị trí
đoạn 1 : trên nóc đồn
đoạn 2 : mũi đảo
đoạn ba : đảo Thanh Luân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
cảnh có đặc điểm

Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

~~~~~~~~~~~~~~
thời gian không gian

* Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đi qua ( Đoạn 1) :

- Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống

- Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

* Cảnh mặt trời mọc trên biển ( Đoạn 2):

- Vị trí quan sát: đầu mũi đảo

- Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ

-> Nghệ thuật so sánh-> Tác dụng: Mặt trời được đặt trong khung cảnh rộng lớn, bao la, hết sức trong trẻo, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

*Cảnh sinh hoạt trên đảo ( Đoạn 3):

Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân

- Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình

- Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.

26 tháng 4 2021

woww

 

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 12 2023

Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin: 

+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có) 

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn. 

+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng. 

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNGPHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng...
Đọc tiếp

ĐỀ ÔN TẬP VĂN BẢN BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi

(Theo Ngữ văn 6, tập II)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của 02 phó từ tìm được trong đoạn văn trên.

Câu 3. Em hiểu gì về câu nói của thầy Ha-men: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thỉ chẳng khác gì nắm giữ được chìa khóa chốn lao tù”?

Câu 4. Từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc - thứ tài sản quý giá nhất của mỗi con người, em hãy nêu những việc làm của mình để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

       Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Hamen. Trong đó có sử dụng một phó từ.( Gạch chân, chú thích)

2
10 tháng 4 2020

Câu 1.

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

Hoàn cảnh sáng tác :

- Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Câu 2. 

Phó từ trong đoạn văn : vẫn , cũng

- Ý nghĩa :  phó từ là làm thành tố phụ trong cụm động từ, chỉ sự so sánh, tiếp diễn của hành động

Câu 3.

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4.

 việc làm để bảo vệ sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ :

- Yêu tiếng nói của dân tộc mình

- Sử dụng tiếng nói của dân tộc trong giao tiếp hàng ngày, không lai căng, pha tạp ngôn ngữ khác vào ngôn ngữ nói của mình

- Trân trọng ngôn ngữ dân tộc mình, phát huy cái hay và giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc

- Sử dụng thành thạo ngôn từ dân tộc vào đúng mục đích, phù hợp với nội dung , hoàn cảnh giao tiếp

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

chúc bạn học tốt

10 tháng 4 2020

Nguyễn Ngọc Linh cái bài viết đoạn văn ở phần cuối là và.. j vậy b

2 tháng 2 2023

– Kinh nghiệm về cách đọc một văn bản thông tin:

+ Cần xác định đúng thông tin cơ bản của văn bản thông tin dựa vào nhan đề và phần sa-pô (nếu có)

+ Đánh giá hiệu quả của cách triển khai văn bản thông tin mà tác giả đã chọn.

+ Đánh giá tính chính xác và tính mới của văn bản, thông qua hệ thống ý, số liệu, hình ảnh, … đã được tác giả sử dụng.

2 tháng 12 2017

Có lẽ trong cuộc đời, ai cũng có lần mắc lỗi và phải trả giá cho lỗi lầm của mình. Nhưng sự trả giá ấy như thế nào mới có thể khiến con người thực sự ăn năn và không bao giờ tái phạm. Tôi không thể bào quên được cảm giác khi mình biến thành một con mèo trong ba ngày liền do mắc phải lỗi lầm. Biết bao rắc rối đã xảy ra trong những ngày đáng nhớ ấy.

Một hôm, tôi đang mải chạy chơi đùa nghịch trong nhà thì: “cheng”. Một tiếng gì đso kêu lên rồi thì mẹ bước lên và nói: “Hai chị em con đang làm gì thế này?”. Một cái bình pha lê đã rơi vỡ. Đó là một kỉ vật rất quan trọng trọng đối với bố mẹ tôi, tôi sợ vì chính tôi đã làm vỡ chiếc bình pha lê quý giá đó. Thừa lúc có em gái tôi ở đó tôi liền nói: “Con không biết đâu, em làm đấy mẹ ạ.” Rồi mẹ quay sang và mắng em tôi một trận. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thoát được tội. Buổi tối, lúc tôi đang ngủ say sưa trong chăn ấm thì đột nhiên, tôi nghe thấy một giọng nói kì lạ văng vẳng bên tai:

- Này cháu, cháu thật không phải là đứa con ngoan, không phải là người chị tốt. Nay ta phạt cháu phải mang hình dạng của một con mèo, cho đến khi cháu nhận ra lỗi lầm của cháu!

Tôi chưa kịp nói gì thì đột nhiên cả người tôi nóng ra, tôi cảm thấy người mình hình như đang nhỏ dần. Tôi sờ khắp người, một cái đuôi đã mọc ra, tai vểnh lên, mũi tẹt xuống và quanh mép lại còn lởm chởm vài sợi râu. Tôi chạy ra tước gương và hét toáng    lên: “Mẹ ơi!”. Nhưng nó không còn là tiếng mẹ ơi nữa mà là tiếng meo … meo. Mẹ bước lên phòng tôi kêu lên: “Ôi! Con mèo bẩn thỉu này từ đâu đến đây, Thủy Tiên đâu rồi?” Rồi mẹ đuổi ra ngoài. Tôi vừa hét vừa khóc nức nở vì đau nhói. Tôi bực bội vì mẹ không nhận ra tôi. Vừa lạnh, vừa đói, tôi lết đến một bụi cây ở góc phố. Sáng sơm, trời đầy sương và gió bấc, lạnh lẽo. Tôi thấy mẹ mở cửa, tôi liền chạy lại gọi “Mẹ ơi!”. Nhưng tôi chỉ còn nghe tiếng “meo … meo” vô nghĩa. Mẹ lại xua đuổi tôi như tối hôm qua. Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập, nào là các em nhỏ nắm tay nhau đến trường, tôi liền thấy Hoàng và Quế Giang (hai người bạn thân của tôi) đang dắt xe đạp trên con đường quen thuộc mà tôi vẫn thường  đến trường. Tôi lại gần lấy chân cào cào vào chân hai cô bạn và nói:  “Các cậu ăn sáng chưa?”. Câu hỏi mà tôi vẫn hỏi thường ngày nhưng thay vì trả lời câu hỏi đó thì hai bạn ấy lại tỏ vẻ bực mình và xua đuổi tôi. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đã là một con mèo xấu xí. Đến tối thứ ba, vừa lạnh vừa đói lại vừa đau, tôi bật khóc lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con hiểu ra rồi, con hiểu ra lỗi lầm của con rồi mẹ ơi, con nhớ ba mẹ quá! Hu … hu… hu!”. Bỗng nhiên tiếng nói hôm trước lại vang lên: “cháu đã nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì từ nay hãy cố gắng chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và trở thành một người con ngoan,   một người chị tốt nhé!”. Và rồi rùng mình một cái, tôi lại được biến thành người như cũ. Tất cả giống như một giấc mơ vậy!

Qua ba ngày đêm sông lang thang ngoài đường, thấm thía sự khổ cực khi không được bố mẹ chăm sóc, không được bạn bè yêu mến, tôi đã hiểu ra rằng phải biết nhận lỗi khi làm sai việc gì đó. Cũng từ đó, tôi luôn cố gắng chăm ngoan, học giỏi để trở thành tấm gương tốt cho em gái và làm cha mẹ vui lòng.

3 tháng 12 2017

đoàn anh tuấn viết hay thế cảm ơn nhé