K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

" Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi"...

Cái hình ảnh "lắc lẻo" ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.

"Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh" không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu...

Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : " Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? " .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . "Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính" là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc "bóng tre trùm mát rượi", một lời tâm sự về mùa màng "Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm" , hay một khúc hát giao duyên " Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng" . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: " Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người". Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .

Đất nước ta có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng em thích nhất là cây tre – loài cây đã gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, đã cùng người dân Việt Nam xông pha trận mạc, cùng người dân đánh giặc giữ nước, xây thành đắp lũy góp phần vào công cuộc gây dựng và bảo vệ đất nước.

Tre có mặt ở khắp mọi miền trên đất nước. Trải dài cả một vùng quê là những lũy tre xanh mướt. Dáng tre thẳng đứng, gầy guộc. Lá của chúng thì mong manh, nhỏ nhắn. Thế nhưng, tre bền bỉ, kiên cường! Tre không bao giờ khuất mình dưới bóng của cây khác. Tre vững chãi trong mọi môi trường sống: dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi, đất vôi bạc màu nhưng tre vẫn xanh tốt. Tre đứng thành hàng, giăng thành lũy, đan níu vào nhau như con người Việt Nam đoàn kết một lòng. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước.

Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thanh bình, yên ả. Vào những buổi sáng đẹp trời, ngọn tre cong như cái gọng vó từ từ kéo mặt trời lên cao. Khi có làn gió thoảng qua, lũy tre xanh lại rì rào khúc hát, ngọn tre phất phơ, lắc lư theo nhịp hát diệu kì ấy. Rồi đêm đến, khi ông mặt trời đã xuống núi ngủ say, tre nâng vầng trăng lên để ban phát cho đất trời ánh sáng lung linh, tạo nên một khung cảnh thơ mộng.

Tre không chỉ đem đến cái đẹp cho làng quê mà còn là bạn thân của con người. Từ xa xưa, tre đã cùng ta đánh giặc. Tre cùng Thánh Gióng quật chết quân thù, cọc tre đã làm chìm thuyền giặc trên sông Bạch Đằng. Khi hòa bình về, cày tre, bừa tre lại cùng bác nông dân lao động sản xuất. Ngày nay, mặc dù trên đất nước ta đã áp dụng nền khoa học kĩ thuật hiện đại, nhưng tre vẫn sẽ tồn tại mãi mãi với con người Việt Nam. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm đềm nuôi dưỡng trẻ thơ. Các mặt hàng bằng tre đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Ghế tre, guốc tre, rổ tre,... vẫn không thể thiếu trên thị trường cả nước, chỉ chiếc nón tre thôi cũng đủ làm cho người con gái thôn quê trở nên duyên dáng. Những que chuyền, que sáo tre kia đã làm cho những tâm hồn bé nhỏ như chúng em có được niềm vui thú. Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm” hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê, của cuộc sống thanh bình.

Cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc em, quê hương em, đất nước em. Tre mang những đức tính mà con người Việt Nam luôn gắn cho nó với những cái tên cái tính cách mà không thể ai phủ nhận. Hình ảnh những khóm tre với những lũy tre làng quen thuộc lại gợi về những câu chuyện xa xưa mà không ai không bồi hồi xúc động. Tre chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim của mỗi con người Việt Nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Hình ảnh cây tre Việt Nam trong tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới là hình ảnh tuyệt đẹp thể hiện sự gắn bó và biểu tượng cho người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam luôn coi tre là bạn, là người cũng chiến đấu, cùng tham gia sản xuất. Điều đó thể hiện sự gắn bó, mật thiết giữa cây tre và người nông dân Việt Nam. Bên cạnh đó, tre còn biểu tượng cho bản tính cương trực, ngay thẳng, tinh thần kiên trung của người dân Việt Nam. Đó là một nét đẹp trong phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Giải thích: 

- Cương trực: chỉ sự ngay thẳng, chính trực, cứng rắn

- Kiên trung: thể hiện một tinh thần kiên định, tuyệt đối trung thành.

  Mk làm bài văn biểu cảm về cây tre mấy bn xem giúp và có ý gì thì góp cho mk làm bài văn hay hơn và hoàn chỉnh hơn nhé!Nếu nhắc tới người nông dân việt nam thì chắc hẳn ai cũng biết đến cây tre rồi nhỉ? Em yêu quý cây tre không chỉ vì nó có lợi ích kinh tế mà còn là do tre đã gân liền với tuổi thơ em từ hồi mới 3,4 tuổi cho đến bây giờNhư mọi cây tre khác, cây tre ở cuối làng em...
Đọc tiếp

 

 

Mk làm bài văn biểu cảm về cây tre mấy bn xem giúp và có ý gì thì góp cho mk làm bài văn hay hơn và hoàn chỉnh hơn nhé!

Nếu nhắc tới người nông dân việt nam thì chắc hẳn ai cũng biết đến cây tre rồi nhỉ? Em yêu quý cây tre không chỉ vì nó có lợi ích kinh tế mà còn là do tre đã gân liền với tuổi thơ em từ hồi mới 3,4 tuổi cho đến bây giờ

Như mọi cây tre khác, cây tre ở cuối làng em được bao bọc bởi rất nhiều thế hệ ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cháu, chắt gì cx có cả. Cả một thế hệ tre sống ở đó tạo nên một bức tường vững chãi không gì có thể phá được. Tuy to cao là thế nhưng mỗi khi có một cơn gió vô tình đi ngang qua thì những cái lá tre lại xào xạc như hát lên một bài ca dài bất tận. Còn về công dụng của tre trong đời sống của con người thì dù ở thành phố hay ở đâu chăng nữa, ai cx biết về công dụng của tre. Cụ thể như từ ngàn xưa, ông cha ta đã dùng tre để đánh đuổi quân xâm lược hay như đôi đũa tre dù bây giờ có nhiều gia đình k còn dùng nó nữa nhưng nó vẫn tồn tại đến bây giờ như một ví dụ để chứng minh rằng tre là niềm tự hào và là biểu tượng của người nông dân việt nam. Tuy tre có rất nhiều ích lợi cho đời sống của con người nhưng tre cx chính là một món đồ chơi mà lúc nhỏ đứa trẻ nào cx muốn có một cái như là một cây sáo, một chú gà trống ....

Em rất yêu quý cây tre, mong rằng tre sẽ mãi là niềm tự hào và biểu tượng của người nông dân việt nam.

Mọi người cứ góp ý nhiều vào để mk chỉnh sửa nhé! Thanks trướcbanhqua

 

7
23 tháng 10 2016

MK THẤY MỞ BÀI CHƯA ĐC HẤP DẪN CHO LẮM

23 tháng 10 2016

à về phần này cô mk nói như vầy đc rồi

Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.

31 tháng 10 2021

Em cảm ơn nhìu nhìu lắm ạ!yeu

3 tháng 3 2020

Mình gợi ý thôi nhé,bạn có thể tham khảo:

Ông cha ta thường răn dạy"

                      "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

             Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Và đúng như thế.Người dân Việt Nam từ trước đến nay đều đã và đang quan tâm,chia sẻ lẫn nhau như một đồng bào.Đặc biệt là trong lúc Đại dịch COVID-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp,đe doạ đến tình mạng của nhiều người dân trên toàn thế giới.

_COVID-19 là loại bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra.Đây là một loại bệnh truyền nhiễm qua không khí rất nguy hiểm và nó có nguy cơ lây lan toàn cầu.

_Trong lúc khó khăn như thế người dân Việt Nam đã giúp đỡ nhau cùng vượt qua đại dịch.Cụ thể:

+Chính phủ đã đưa chuyên cơ sang Vũ Hán(Tâm điểm vùng dịch) để đón các người dân về nước miến phí.

+Chính phủ hỗ trợ 100% chi phí khám,chữa bệnh,ăn uống...cho người bị bệnh và cách li.

+Người dân có niềm tin vào chính phủ

+Nhiều người đã phát khẩu trang miễn phí cho người dân

+Quân đội đã phải ra rừng chịu rét mướt,sương gió để những người dân cách li được ở những nơi sạch sẽ

+Chính phủ thường xuyên nhắc nhở,hướng dẫn người dân cách chống và phòng bệnh

+Chính phủ luôn đề ra những biện pháp kịp thời đúng đắn để ngăn chặn dịch bệnh lây lan như cho hs nghỉ học,cách lí những ng đến từ vùng dịch.

+Người dân còn luôn thực hiện nghiêm túc cách phòng chống bệnh

...

_Học tốt_

3 tháng 3 2020

minh ko bit

9 tháng 10 2016

Câu 1:

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

 

Câu 2:

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
 
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
 
Câu 3:
Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.
Chúc bạn học tốt!
 
9 tháng 10 2016

Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. 

Câu 2:

 Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

 
Câu 3:

bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.