Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sau đây là gợi ý:
1. Mở đoạn: Khẳng định tâm niệm của Trịnh Công Sơn là hoàn toàn đúng đắn để chúng ta noi theo.
2. Thân đoạn:
- Giải thích:
- "Tấm lòng" là tình cảm thương yêu, quý mến, là sự chia sẻ, đồng cảm, là những điều tốt đẹp mà chúng ta dành cho nhau.
Tâm niệm của nhà văn Trịnh Công Sơn thật chính xác: chúng ta cứ cho đi mà không cần nhận lại. Lòng tốt đáng quý nhất khi ta biết cho đi mà không hề toan tính hay vụ lợi bất cứ điều gì.
- Tại sao chúng ta cần sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng:
+ Truyền thống"thương người như thể thương thân" là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần noi theo và gìn giữ lối sống này.
+ Khi chúng ta cho đi cũng chính là gây dựng hạnh phúc cho bản thân mình.
+ Lòng tốt không vụ lợi giúp chúng ta thoát khỏi sự cám dỗ của phường danh lợi hướng đến lối sống cao đẹp, thanh sạch trong tâm hồn.
+ Tấm lòng kết nối con người với nhau, nâng đỡ những hoàn cảnh khó khăn tìm ra lối thoát khỏi sự bất hạnh của số phận bao trùm lên cuộc đời của họ.
- Mở rộng:
+ Phê phán những lối sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.
- Liên hệ bản thân: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" là giá trị sống tốt đẹp mà chúng ta cần theo đuổi. Em làm gì để chia sẻ tấm lòng của mình đến mọi người
3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của nhận định.
a. Phương thức biểu đạt: nghị luận
Nội dung: Nếp sống giản dị của Bác Hồ có nguồn gốc, giống như sự giản dị của những danh nho xưa, là một thú di dưỡng tinh thần.
b. Vì "Cái đẹp bắt nguồn từ sự giản dị", khi vẫn nuôi dưỡng được tâm hồn, vẫn cảm thấy sự thoải mái, tự do thì sự gản dị vươn tới tầm cái đẹp, không khoa trương, cầu kì.
c. Viết đoạn văn, học sinh có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình. Tham khảo quan niệm thế nào là cuộc sống đẹp sau đây:
- Là biết sống vì người khác, biết yêu thương, sẻ chia với người khác.
- Biết nghĩ đến bản thân mình, hoàn thiện bản thân mình.
- Sống có lí tưởng, ước mơ, khát vọng.
- Có ý chí, nghị lực.
a. PTBĐ: Nghị luận
Nội dung: về nếp sống giản dị của Bác Hồ.
b. Nếp sống giản dị của Bác là quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống vì nó giúp đem đến sự thanh cao cho cả tâm hồn và thể xác. Khi con người biết sống giản dị thì sẽ không bị những vật chất bề ngoài ràng buộc, có tâm sức làm những điều quan trọng và mình cho là có ích cho đời. Khi giúp đỡ và trở nên có ích trong cuộc đời này, con người sẽ thấy tâm hồn được thanh thản, nhẹ nhõm, sảng khoái. Từ đó mà càng thêm vui tươi, yêu đời và có nhiều năng lượng. Như vậy, sống giản dị là quan điểm thẩm mĩ về cuộc sống, là lối sống tích cực.
c. Quan niệm về cuộc sống đẹp: Sống đẹp là sống có ích, không vì những tư lợi hay lợi ích vật chất mà làm cải biến hay suy chuyển những tư tưởng, mục đích của bản thân. Sống đẹp là lối sống tích cực, không bi quan, bi lụy, sầu muộn, sống an nhiên tự tại giữa dòng đời bon chen xô bồ. Sống đẹp là không chỉ nghĩ đến sự tiến bộ của bản thân mà còn có thể giúp đỡ được nhiều người. (dẫn chứng + phân tích)
Tham khảo
Cuộc đời ngày càng thêm tất bật với bao công việc, dòng xoáy của những lo toan bộn bề cuốn con người hòa vào nó. Dường như chẳng ai là thoát khỏi vòng xoáy ấy. Sáng dậy làm việc đến tối khuya rồi nghỉ ngơi. Và ngày lại qua ngày tẻ nhạt buồn chán. Mỗi sớm bình minh ta phải mệt mỏi vì bao lo lắng suy nghĩ những lúc ấy cần lắm giây phút yên bình thì lời ca " Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại vang lên như nhắc nhở điều gì thầm kín.
"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…"
Phải chăng ông đang gửi đến chúng ta thông điệp sống yêu thương chia sẻ. Đúng vậy con người được sinh ra được sống thật may mắn khi thượng đế đã ban cho ta trái tim để cảm nhận để yêu thương. Yêu thương là một từ ngữ tưởng như rất gần gũi mà lại cũng rất thiêng liêng trừu tượng thân quen. Yêu thương luôn luôn hiện hữu trong đời sống như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
"Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau"
Yêu thương là khi ta không ngần ngại trao đi những giá trị vật chất bên ngoài hay những tình cảm sâu kín bên trong, yêu thương là khi ta ngừng lại một phút một giây trên dòng đời tất bật để ngắm nhìn mọi thứ một hướng khác một cách riêng của mình để thấy cuộc đời này có biết bao việc tốt biết bao nhiêu bông hoa đang khoe sắc thắm biết bao nhiêu ngọn lửa đang sưởi ấm không gian.
Yêu thương nhỏ bé mà sao vĩ đại đến thế? Cuộc đời này chẳng thể định nghĩa được nếu thiếu đi yêu thương. "Sống" là lúc ta tồn tại, là cả quá trình lâu dài do con người tạo nên. Trong quá trình đó ta sẽ bắt gặp những phép màu nhưng cũng có cả hố đen. Bức tranh sống là nơi con người vẽ lên những hình khối sắc màu bằng cảm xúc thực sự từ đáy lòng. Nhưng nó chỉ đẹp nhất khi được tô điểm bằng tình yêu thương san sẻ giữa con người với con người. Yêu thương là chất keo gắn kết giữa người với người, là cây cầu vô hình song vững chắc để nối những trái tim lại với nhau. Có yêu thương ta mới thấy mình sống thật ý nghĩa. Và cũng chỉ có yêu thương ta mới cảm thương trước những người khốn khổ ta mới có thể xót xa trước cảnh thảm họa thiên nhiên tàn phá con người. Và cũng chính nhờ yêu thương mà những chiếc lá rách mới được lá lành bảo vệ, chở che, những mảnh đời bất hạnh mới tìm được bến đỗ bình yên để không phải lang thang trôi dạt vô định.
Cuộc sống đâu phải ai cũng may mắn ai cũng hạnh phúc chắc hẳn trong đời người ai cũng phải nếm mùi vị của sự thất bại đau đớn vì những lần vấp ngã những lúc hoạn nạn ấy cần lắm tấm lòng bao dung, đồng cảm để sẻ chia vơi bớt nỗi buồn. Đó có thể là người thân ta, bạn bè ta hay đôi khi chỉ là những người qua đường. Nhưng trong thời đại ngày nay công nghiệp đã làm con người ta sống quá nhanh sống quá tất bật. Vì vậy xin hãy "sống chậm lại, suy nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn". Ta hãy dành chút ít thời gian tĩnh lại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim ríu rít lặng mình trong một bản nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh… Tâm hồn con người như một mảnh đất nếu không có nguồn nước mát lành là yêu thương ấy thì làm sao màu mỡ, mầm xanh bé bỏng có thể vươn cao. Chỉ khi ấy tâm hồn mỗi người trở nên thanh thản thâm trầm, sâu sắc chín chắn và trưởng thành hơn.
"Một định lí mà ai cũng phải đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi, đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười bàn tay có mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng" (Hai biển hồ). Tôi từng chứng kiến cảnh một sinh viên đại học nhà khá giả đã cởi chiếc áo rét của mình cho bà cụ đi bán hàng rong trong mùa đông giá rét, một em bé luôn mang trong mình hai đôi găng tay để cho người bạn khác không có. Hay đó là tấm gương Nguyễn Tiến Nam đã từng hy sinh cả tính mạng mình để cứu hai em nhỏ bị đuối nước. Bạn có biết người đàn bà trong "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu. Đó là một con người mạnh mẽ, mạnh mẽ không phải vì cơ thể chịu đựng được những đòn roi của người chồng. Sức mạnh của con người đó thể hiện ở lòng vị tha sự nhân hậu hết mực yêu thương chịu đựng tất cả vì con cái – những đứa con trên thuyền quanh năm thiếu đói. Đó còn là những nhà hảo tâm, những chương trình từ thiện vẫn đi khắp đất nước để giúp đỡ những hoàn cảnh éo le. Thói thường, nơi nào có một người chiến thắng thì ở nơi đó có rất nhiều kẻ thua cuộc, khi có một người giàu thì sẽ có vô số những người nghèo. Nhưng chắc chắn có một điều rằng nơi nào có nhiều người biết hi sinh vì người khác nơi đó sẽ chỉ có người thắng người giàu. Hạnh phúc thực sự chỉ đến khi bạn biết mạnh dạn cho đi chứ không phải giữ chặt, hãy đem tình thương của mình để gửi đến muôn đời như lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bởi mọi hương hoa đều bay theo chiều của gió chỉ có hương người đức hạnh còn mãi với thời gian.
Bên cạnh đó vẫn còn những người lối sống thờ ơ vô cảm, thiếu yêu thương, không biết đồng cảm và giúp đỡ người khác đáng phê phán. Con người chỉ sống duy nhất một lần trong đời. Vì vậy hãy biết yêu thương và trân trọng lẫn nhau. Thật nuối tiếc một điều gì đó khi nó đã mất đi, nhưng sẽ rất khó nhận ra những gì mình đang có. Năm tháng rồi cũng qua đi chỉ có tình người ở lại. Nó sẽ mãi là sức mạnh vĩ đại là hạnh phúc quý giá để níu kéo những con người lại gần nhau trong cuộc sống này.
Một ngày có hai mươi tư giờ, chúng ta dùng tám giờ để làm việc tám giờ để ngủ tám giờ để vui chơi ăn uống. Vậy thì cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt biết bao! Hãy thử bỏ ra một chút thời gian để yêu thương bạn sẽ thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao. Vật chất rồi có lúc sẽ thừa còn yêu thương thì luôn luôn không đủ xin hãy:
"Cảm ơn đời mới sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương"
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!
Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.
Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường, Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình day dứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên".
Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?
Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
- Giải thích: “tấm lòng” là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người. Trịnh Công Sơn muốn khẳng định sống trong đời sống, mỗi người cần có một tấm lòng biết quan tâm, yêu thương, biết dành những điều tốt đẹp cho người khác.
- Vì mỗi người chỉ được sống có một lần trong cuộc đời, và “người với người sống để yêu nhau” nên phải dành tất cả những gì tốt đẹp cho mọi người xung quanh thì mới làm cho cuộc sống đẹp hơn, đáng sống hơn.
- Biểu hiện của việc sống có tấm lòng:
+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ: biết sẻ chia, chúng ta nhân đôi niềm vui, chia vợi nửa nỗi buồn. Khi con người biết quan tâm đến nhau, thế giới sẽ không còn khổ đau và bất hạnh.
+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết tha thứ và bao dung, để không có sự ích kỉ, hận thù, để xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm êm.
+ Tấm lòng của sự dũng cảm, của đức hi sinh: Dũng cảm để xả thân vì lí tưởng cao đẹp, để biết hi sinh cho những điều xứng đáng.
- Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, vẫn không ít người thiếu những “tấm lòng”, sống nhỏ nhen, chỉ biết vun vén cho bản thân.
- Bài học hành động và liên hệ bản thân: không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nuôi dưỡng tâm hồn, tấm lòng để biết sống vì người khác, biết cho đi.
Sống ở đời, ai cũng phải có một tấm lòng để bao dung, yêu thương người khác. Để những cơn gió thoảng qua, cuốn nó đi xa mãi. Mang theo tấm lòng nhân hậu đến khắp mọi nơi. Bay đến chân trời chia sẻ những niềm vui cho mọi hoàn cảnh khó khăn. Tấm lòng đó làm đẹp thêm cho cuộc sống, cho mọi người xung quanh, càng tô đẹp hơn cho chính bản thân ta. Tấm lòng đó - món quà vô giá mà thượng đế đã ban cho loài người. Một món quà vô cùng ý nghĩa, sẽ mãi trường tồn, vĩnh cửu qua bao thập kỉ, năm tháng. Thật hạnh phúc biết bao cho những người đang sở hữu món quà quí giá đó. Nó sẽ mang đến cho người đó sự tôn trọng, yêu quí của mọi người và niềm tin tưởng. Tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia là tình cảm cao đẹp trong cuộc sống của con người. Đó là tình cảm thiêng liêng, xuất phát từ trái tim chân thành của mỗi cá nhân. Nó sẽ giúp cuộc sống của ta trở nên ấm cúng, hạnh phúc hơn. Và nó đã thật sự đúng với tôi- một người lúc nào cũng cô độc, chỉ nghĩ đến bản thân, sau khi được nghe lời yêu thương ấy, tôi đã có một tấm lòng. Nó đã giúp cho ánh sáng của vui vẻ chạm đến trái tim tôi lần nữa, mở ra cánh cửa giúp tôi bay xa mãi. Và tôi cũng muốn nói với các bạn rằng: Hãy để tấm lòng của chúng ta cho gió thổi bay, bay đi và sẻ chia yêu thương của chúng ta cho tất cả mọi người.
Đoạn văn đảm bảo các nội dung chính sau:
- Giải thích: “tấm lòng” là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người. Trịnh Công Sơn muốn khẳng định sống trong đời sống, mỗi người cần có một tấm lòng biết quan tâm, yêu thương, biết dành những điều tốt đẹp cho người khác.
- Vì mỗi người chỉ được sống có một lần trong cuộc đời, và “người với người sống để yêu nhau” nên phải dành tất cả những gì tốt đẹp cho mọi người xung quanh thì mới làm cho cuộc sống đẹp hơn, đáng sống hơn.
- Biểu hiện của việc sống có tấm lòng:
+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết cảm thông và chia sẻ: biết sẻ chia, chúng ta nhân đôi niềm vui, chia vợi nửa nỗi buồn. Khi con người biết quan tâm đến nhau, thế giới sẽ không còn khổ đau và bất hạnh.
+ Tấm lòng trong cuộc sống để biết tha thứ và bao dung, để không có sự ích kỉ, hận thù, để xây dựng cuộc sống hòa bình, ấm êm.
+ Tấm lòng của sự dũng cảm, của đức hi sinh: Dũng cảm để xả thân vì lí tưởng cao đẹp, để biết hi sinh cho những điều xứng đáng.
- Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay, vẫn không ít người thiếu những “tấm lòng”, sống nhỏ nhen, chỉ biết vun vén cho bản thân.
- Bài học hành động và liên hệ bản thân: không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nuôi dưỡng tâm hồn, tấm lòng để biết sống vì người khác, biết cho đi.