K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2017

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ DUy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

11 tháng 2 2017

Trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương

- cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.

Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6

- Tập I, tr 3. Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.

Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.

Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?

Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được...”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.

Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,

khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!

Con có nhận ra con không?...

Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.

Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.


28 tháng 2 2017

Các CTV ơi giúp em với.

1 tháng 3 2017

bó taynhonhung

23 tháng 1 2017


Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

23 tháng 1 2017

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.
8 tháng 3 2017

Bạn tham khảo nhaa

Tạ Duy Anh là nhà văn có phong cách viết độc đáo, sang tạo, vừa đáng yêu, vừa chân thành và sâu sắc. Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là câu chuyện khiến người đọc nhớ mãi mỗi lần lật giở từng trang viết. Đặc biệt, hình ảnh em gái Kiều Phương để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Một nhân vật tác giả gửi gắm nhiều điều tốt đẹp nhất.

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo ngôi kể thứ nhất tạo nên nét đặc trưng cho tác phẩm. Có thể nói chạy dọc theo câu chuyện là diễn biến tâm lí nhân vật người anh, từ trạng thái cảm xúc này đến trạng thái cảm xúc khác. Tuy nhiên trong dòng cảm xúc đó, người đọc nhận ra có một nhân vật là điểm sang tạo nên sự hài hòa và tạo vẻ đẹp tuyệt vời cho truyện ngắn. Đó chính là cô em gái Kiều Phương hồn nhiên, bình dị, chân thành mà sâu sắc. Một vẻ đẹp tiềm ẩn trong những bức tranh do cô vẽ ra.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ

Tạ DUy Anh là một người am hiểu thế giới trẻ thơ, hiểu được tâm lí cũng như tình cảm của trẻ thơ nên đã gửi gắm được những điều tốt đẹp vào nhân vật Kiều Phương,

Với cách kể chuyện nhẹ nhàng, tâm tình mà sâu lắng tác giả đã để lại tình cảm tốt đối với bạn đọc về nhân vật Kiều Phương. Qua đó cũng ngợi ca tình anh em chân thành mà thắm thiết.

13 tháng 2 2017

Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, thích tìm tòi, khám phá. Đôi mắt to, trón và long lanh như hai hòn bi ve toát lên vẻ thông minh, tinh nghịch của tuổi thơ. Mái tóc dài, óng ả được Phương thắt hai bím trông rất dể thương và dịu dàng. Phương rất thích cười, mỗi khi cười dôi môi chúm chím, đỏ như anh đào để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Làn da trắng hồng càng làm cho gương mắt trái xoan thêm phần xinh đẹp.

13 tháng 2 2017

Kiều phương là tên mẹ đặt cho cô em gái nhỏ của tôi. Những cả nhà tôi lại gọi nó bằng một cái tên dễ mến là Mèo. Chả là nó mải mê vẽ tranh lắm lắm nên mặt mũi lúc nào cũng lem luốc trông ngộ nghĩnh như một chú mèo con. Tôi yêu em Kiều Phương lắm! Những nghĩ lại mà thấy thật buồn vì có lần tôi đã cư xử không tốt với Phương
Mèo mê hội hoạ lắm! Trước đây, khi chưa trở thành hoạ sĩ, nó cứ say xưa suốt cả ngày với đống nguyên liệu có sẵn trong nhà để chế ra những lọ bột màu làm thuốc vẽ. Hàng ngày khi chưa tác nghiệp, khuôn mặt mặt nó trông trắng trẻo, bầu bĩnh, với một đôi mắt đen lay láy thật dễ thương, Mẹ tôi nói, mèo đẹp nhất ở cái mũi dọc dừa. Nên lúc nào vui nó lại chỉ vào cái mũi ra vẻ vui mừng lắm. Mới mười tuổi mà tôi đã rất bất ngờ vì tóc nó đẹp, đen lánh như mun. Mái tóc lúc nào cũng được bé bện họn gàng thành hai bím đuôi sam treo trên đôi vai gầy mỏng. Một hôm đi học về tôi lao ngay ra vườn ổi. Nhưng kìa!Mèo đang làm gì vậy? Tôi tiến lại rồi nấp ở một góc cây. ồ thì ra con bé lại chơi trò chế những lọ bột mầu. Trông nó có vẻ thích thú lắm, hai bím tóc đuôi sam sung rung rung cứ đưa qua đưa lại liên hồi.
Thế rồi bí mật của Mèo con cũng bị lộ vào ngày chú Tiến Lê ư bạn của bố đến chơi. Nhưng thực ra phải kể đến bé Quỳnh, con gái của chú hoạ sĩ, em mới là người phát hiện ra những bức vẽ của Mèo con chú Lê ngạc nhiên vô cùng trước “bộ sưu tập” của Kiều Phương và rồi chú khẳng định:
“Con bé sẽ là một nhân tài”.
Từ hôm đó, cả gia đình đề chú trọng tới Mèo con làm tôi có cảm giác như một người thừa. Hàng ngày cứ nhìn thấy nó mặc bộ váy mới nào là tôi lại tìm những lời tốt đẹp mà khen ngợi nhưng mấy hôm vừa rồi dù trông nó lung linh lắm, tôi cũng chẳng thèm quở đến. Tôi bắt đầu thấy ganh tị với đôi bàn tay có những ngón búp măng thon dài của Kiều Phương. và nói tóm lại tôi thấy chán mọi người.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ hôm cả nhà tôi cùng mèo đi nhận giải vì Mèo đạt giải nhất trong cuộc thi hội hoạ mù. Tôi sững sờ trước bức tranh còn Mèo cứ hích hích cái mũi dọc dừa vào má tôi mà tự hào lắm. Lúc ấy tôi chợt nhìn qua đôi mắt của Kiều Phường. Hình như tôi vừa nhận ra trong ánh mắt ấy một niềm thương yêu sâu sắc lắm. Mèo con ơi! Tha lỗi cho anh nhé! Anh đã trách lầm em. Từ nay anh hứa sẽ là một người anh tốt. Và rồi trên con đường học tập, anh em mình sẽ lại tiếp tục thi đua.

5 tháng 3 2017

Lượm là một bài thơ hay. Hình ảnh Lượm đã để lại trong em cảm nghĩ sâu sắc. Nhà thơ Tố Hữu đã vẽ lên trước mặt người đọc hình ảnh một thiếu nhi Việt Nam trong những ngày đầu kháng chiến:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn bé lắm, bé “loắt choắt” nhưng đã tham gia cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Lượm đã mang “cái xắc xinh xinh” lên đường đi công tác. Và cậu bé này đã vô cùng tự hào vì được nhập vào dòng người kháng chiến. Chân cậu bước “thoăn thoắt”, còn đầu thì “nghênh nghênh”.

Lượm là hình ảnh tiêu biểu cho những chú bé Việt Nam sinh ra trong đói nghèo. Cậu nhỏ bé, gầy gò nhưng toát lên từ dáng dấp đó là sự lanh lẹn, vui tươi. Lượm vui vì cuộc cách mạng đã đem lại tự do, bình đẳng cho người nghèo. Đối với Lượm, cách mạng là một ngày hội lớn:

Vui lắm chú à

Thích hơn ở nhà.

Hình ảnh Lượm để lại trong em niềm vui, sự luyến tiếc: Giá như em cũng được tham gia cuộc kháng chiến như Lượm thì sung sướng biết bao. Nhà thơ tiếp tục gợi lên vẻ đẹp của Lượm:

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Hình ảnh con “đường vàng” gợi em nghĩ đến một con đường rộng dài vô tận, con đường nhuộm ánh nắng mùa thu của ngày Cách mạng tháng Tám.

Trên con đường đó, Lượm như một con chim nhỏ đang nhảy nhót. Thật đẹp, thật đáng yêu. Nhưng đó chỉ là vẻ đẹp hồn nhiên của chú bé Lượm trong cuộc sống đời thường. Trong chiến đâu,

Lượm còn mang vẻ đẹp của người chiến sĩ dũng cảm. Khi có lệnh, Lượm đã thể hiện tinh thần của người lính:.

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề: Thượng khẩn

Sợ chi hiểm nghèo

“Đạn bay vèo vèo" nhưng Lượm vẫn lao “vụt” lên. Lượm không sợ “hiểm nghèo” bởi thư đề: "Thượng khẩn”, Lúc này chỉ chậm giây phút là có thể trả giá đắt bằng xương máu của các anh bộ đội thân yêu. Là người liên lạc Lượm phải thực hiện ngay lệnh cấp trên, phải “vụt” lên để truyền đạt tin tức dù phải hy sinh cũng không được chậm trễ.

Và, đau xót thay, đạn địch “bay vèo vèo" như thế thì làm sao thoát được, nên Lượm đã ngã xuống:

Nhà thơ nghẹn ngào. Và em cùng không cầm được nước mắt. Chú bé đáng yêu đó đã vĩnh viễn ra đi.

Em nghĩ đến cậu bé làng Gióng, Trần Quốc Toảán, Kim Đồng Trong cuộc kháng chiến củ dân tộc, biết bao thiếu nhi Việt Nam ta đã ngã xuống, Họ là những tấm gương sáng cho muôn đời sau.

Thánh Gióng bay lên trời. con Lượm thì:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng.

Cho đến lúc hy sinh, Lượm vẫn mang vẻ đẹp trọn vẹn. Người con của làng quê lúc chết vẫn gắn bó với quê hương, vẫn "nằm trên lúa và bàn tay vẫn "nắm chặt” bông lúa. Lượm ra đi thanh thản. Lượm nằm xuống trên cánh đồng lúa đang “thơm mùi sữa". Và đứa con yêu của quê hương vần còn mãi với ruộng đồng:

Hồn bay giữa đồng

Và Lượm lại hiện lên thật đáng yêu trong khổ cuối:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh ..

Lượm đã tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời gian từ đó đến nay đã gần nửa thế kỷ nhưng hiện lên trước mắt em là người bạn cùng trang lứa. Những con người như Lượm không già, những con người đó trẻ mãi với thời gian, sống nguyên vẹn trong lòng hậu thế.

luom-1

Hình ảnh Lượm để lại trong em nhiều xúc động, gợi em suy nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước

Hình ảnh Lượm để lại trong em nhiều xúc động, gợi em suy nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước, chiến tranh không còn nữa nhưng công cuộc xây dựng đất nước còn khó khăn. Em phải đóng góp như thế nào để đáng là cháu ngoan Bác Hổ.

5 tháng 3 2017

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đô sộ. Mỗi một lứa tuổi ông đều dành những trang thơ của mình để viết về mọi lới tuổi và cũng như thế mỗi một lứa tuổi lại biết đến những bài thơ khác nhau của ông. Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do ông sáng tác Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Mở đầu bài thơ hình tượng nhân vật Lượm được tác giả miêu tả hết sức rõ nét và chi tiết.

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”

Hình ảnh Lượm thật đẹp. Lượm còn rất bé và được nhà thơ miêu tả là một cậu bé loắt choắt. Cậu mang bên mình cái xắc xinh xinh lên đường để đi công tác đi làm nhiệm vụ phục vụ kháng chiến phục vụ cách mạng. Cậu bé dường như rất vui thích rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch rất trẻ trung yêu đời và chắc hẳn cạu cũng đang nhảy chân sáo trên đường vàng. Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé lượm được hiện len hết sức chi tiết. Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn toát lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ. Bước vào chiến trận,tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm. Vậy mà hãy nhìn cậu bây gio mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí còn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ,hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ và cần phải học hỏi từ cậu Lượm hồn nhiên kể chuyện:

“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà”

Bấy giờ, cái gian khổ của kháng chiến trường kì chưa tới. Mọi người đang sống trong không khí phấn khởi hào hứng của độc lập, tự do sau Cách mạng tháng Tám. Cái vui của Lượm bắt đầu từ niềm vui của đất nước, của dân tộc. Lượm vui trong lòng, vui ngoài nét mặt, dáng điệu, cử chỉ, lời nói. Tưởng chừng cái xắc cũng vui lây, cũng nhún nhảy theo nhịp chân của chú bé. Đeo xắc là dấu hiệu của người làm cán bộ. Lượm thấy oai lắm, ra vẻ lắm nên tỏ ra rất tự hào. Giống như các bạn cùng lứa tuổi, Lượm rất hiếu động. Đặc điểm này đã được hướng vào những công việc có ích cho kháng chiến. Hình ảnh Lượm lúc chia tay tác giả thật đẹp và đầy sức sống:

“ Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân”

Cả câu: Thôi chào đồng chí! cũng mang dấu ấn của niềm vui. Lượm chào chú bằng đồng chí, rất tinh nghịch, dí dỏm, mà cùng rất nghiêm túc, bởi Lượm đã tham gia kháng chiến. Đoạn thơ dùng thể thơ bốn chữ, nhịp nhanh, cùng nhiều từ láy (loắt choắt, thoăn thoát, nghênh nghênh) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi) say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.

Câu chuyện của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng được kể qua lời của người kể với những cảm xúc đau xót, tiếc thương, tự hào được biểu hiện trực tiếp và qua cả cách nhìn, cách miêu tả. Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên:

Ra thế Lượm ơi!…

Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng. Và để tưởng nhớ người chiến sĩ liên lạc ấy thì cuối bài thơ hình ảnh chú bé Lượm tinh nghịch hồn nhiên lại một lần nữa được hiện lên trong khổ cuối bài thơ.

Chú bé loắt choắt
“Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng. . . ”

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Bài thơ gợi cho chúng ta thật nhiều suy nghĩ ,đó là hình ảnh một cậu bé liên lạc còn rất nhỏ nhưng những hành động sự dũng cảm hi sinh không tiếc thân mình và cả sự đáng yêu hồn nhiên trong tâm hồn cậu sẽ còn là những kỉ niệm sâu sắc không thể nào quên được của người đọc đối với cậu bé Lượm

21 tháng 1 2017

1.

Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rất rộng lớn , hùng vĩ , đầy sức sống hoang dã . Không gian mênh mông , có nhiều cây cối.Sông, rạch chằn chịt, được phủ kín bởi 1 màu xanh (màu xanh bạt ngàn của trời , nước , cây lá)đầy bí ẩn và hấp dẫn. Những âm thanh rì rào bất tận của lá và tiếng són . Chợ ở nơi đây là hình ảnh cuộc sống đông vui, tấp nập, trù phú, màu sắc độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

2.

Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ.

Mặc dù anh trai gọi là “Mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè. Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sang và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Khâm phục hơn hết là tài năng hội họa của Kiều Phương. Điều này khiến cho bố mẹ vui mừng “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ cũng không kìm được xúc động”. Người anh trai ghen ghét với tài năng của em nên càng ngày càng lạnh lùng và hay quát mắng em. Dù vậy nhưng tình cảm và thái độ của em gái dành cho anh vẫn không thay đổi, tin yêu và trân trọng hết mực.

Đặc biệt hơn hết là tình cảm, tấm lòng của Kiều Phương dành cho anh trai trong bức tranh đoạt giải. Cô bé chưa bao giờ ghét anh, mặc dù anh rất ghét cô, ghen tỵ với cô. Bức tranh là hình ảnh cậu con trai có đôi mắt rất sang, nhìn ra ngoài cửa sổ, toát lên một vẻ đẹp tuyệt vời. Có thể nói đây là chi tiết khiến người đọc xúc động về tình cảm an hem trong gia đình. Chính bức tranh này của Kiều Phương đã “thức tỉnh” được trái tim người anh, có cách nhìn khác về em, vừa hối hận vừa xấu hổ vừa biết ơn.

Kiều Phương không những là cô gái đáng yêu, hồn nhiên, tài năng mà còn có tấm lòng nhân hậu, bao dung khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ.

3.

Tôi rất thích đi du lịch, vì vậy bất kể khi có dịp nào tôi luôn cố gắng để có thể đi thăm thú thật nhiều nơi. Trong tất cả các nơi tôi từng được tham quan, nơi để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi chính là rừng cấm Quốc gia Ba Vì.

Nhân dịp cuối năm lớp năm, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi chuyến đi tham quan thực tế cuối cấp một. Nhà trường đã đặc biệt chọn rừng cấm Quốc gia làm nơi đặt chân cho chuyến đi cuối cấp đặc biệt của chúng tôi, với mục đích làm cho chúng tôi thấy sự phong phú của thế giới làm hành trang cho chặng đường tiếp theo. Vì đây là lần đầu tiên được đi đến thăm thú một cánh rừng Quốc gia nên tôi rất hồi hộp. Từ tối hôm trước, mẹ tôi đã chuẩn bị cho tôi tất cả mọi đồ đạc để có thể có một chuyến đi vui vẻ. Sáng sớm chúng tôi cùng xuất phát từ cổng trường, được đi thăm quan làm lũ trẻ chúng tôi háo hức hơn bao giờ hết. Trên xe chúng tôi không những không mệt mỏi vì phải dậy sớm mà thay vào đó là sự háo hức khi được đi chơi.

Trên xe chúng tôi được giới thiệu những điều cơ bản nhất về rừng cấm Quốc gia Ba Vì. Chị hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi biết rằng: “khu rừng cấm Quốc gia Ba vì được thành lập vào năm 1991, ban đầu có tên là rừng cấm quốc gia Ba vì sau đó được đổi tên thành Vườn Quốc gia Ba Vì. Sau đó, vào tháng 5 năm 2003, Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, tổng diện tích của vườn 10.814,6 hecta thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc ba huyện của Thành phố Hà Nội và hai huyện của tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Hà Nội 60 kilomet về phía Tây.”. điều này làm tất cả chúng tôi ồ lên vì sự rộng lớn của vườn Quốc gia Ba Vì. Thêm vào đó chị còn chỉ cho chúng tôi về không khí, cảnh vật, và thiên nhiên nơi đây làm chúng tôi càng thêm mong chờ về khu vực thăm quan.

Sau hơn hai tiếng đồng hồ ngồi trên xe ô tô chúng tôi đặt chân đến cổng Vườn Quốc gia Ba Vì. Ngay khi đặt chân đến nơi đây, cảnh sắc nơi đây đã làm tôi choáng ngợp vì cảnh đẹp. Vườn quốc gia Ba Vì có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy. Tiếp theo, chúng tôi được hướng dẫn viên du lịch dẫn đi tham quan khắp nơi. Nơi đây khắp nơi đều là các loại cây từ đơn giản đến quý hiếm, từ nhỏ bé đến tất cả những cây cổ thụ. Tất cả chúng đều được chăm sóc kĩ lưỡng bởi các nhân viên nơi đây. Nơi đây ẩn chứa bao điều kỳ thú với sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Những cánh rừng nhiệt đới, đan xen trong đó là các cánh rừng ẩm xanh tươi và rừng bụi với nhiều loại cây gỗ quý.

Chị hướng dẫn viên giới thiệu cho chúng tôi về các loài sinh vật nở nơi đây: “Ở đây có ba kiểu rừng: rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới; rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới và kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi thấp. Núi Ba Vì với hai đai cao nên hệ thực vật nơi đây khá phong phú và đa dạng, đã ghi nhận 1209 loài thực vật bậc cao thuộc 99 họ, 472 chi, nhiều loài cây quý hiếm như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa. Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay…”. Nghe sự giới thiệu của chị hướng dẫn viên, sau đó tận mắt chứng kiến sự phong phú, tươi tốt, đa dạng của nơi đây làm tôi có cảm giác như đang quay trở về lại quá khứ. Tôi có cảm giác như quay lại thời nguyên thuỷ, khi con người chưa vì lợi ích mà nhẫn tâm tàn phá rừng và động vật một cách bừa bãi. Nơi đây không khí trong lành, tươi mát hơn bất cứ nơi nào tôi từng biết. Tiếp theo, chúng tôi được dẫn đi ngắm phong lan rừng cùng với các loài hoa ở nơi đây. Loài hoa làm tôi ấn tượng nhất chính là loài hoa cúc quỳ vàng rực rỡ giữa núi rừng xanh mát nơi đây. Vì không phải vào mùa nên hoa không nở rộ như mùa thu, nhưng dù vậy, vẻ đẹp của loài hoa nơi này cũng đủ in đậm trong tâm trí tôi. Hoa cúc quỳ lại nở rộ khoe sắc vàng rực rỡ giữa rừng đại ngàn tràn đầy sức sống mãnh liệt. Chị hướng dẫn viên nói cho chúng tôi biết rằng: hoa cúc quỳ là biểu tượng của núi rừng Ba Vì nơi đây, biểu tượng cho tình yêu chung thủy, tỏ ý kiêu hãnh không bao giờ chịu khuất phục, như thách thức với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Sau khi ngắm hoa, chúng tôi tiếp tục đi sâu vào trong rừng. Càng đi sâu thì cảnh sắc thiên nhiên càng hiện ra trước mắt lũ trẻ chúng tôi. Giữa thiên nhiên rộng lớn, lũ trẻ chúng tôi càng nhỏ bé hơn bao giờ hết, điều này làm tôi có cảm giác như được Đất mẹ, được thiên nhiên bao bọc. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những con suối róc rách, trong veo, nhiều lúc là những chú sóc, chú khỉ đột nhiên xuất hiện làm bọn trẻ chúng tôi vui hơn bao giờ hết. Thăm thú hết các rừng chúng tôi quay trở lại ăn trưa, rồi buổi chiều là các hoạt động trò chơi, ngoại khoá của trường tổ chức để chia tay chúng tôi lên cấp hai. Sau cùng chúng tôi có thời gian, tự do để đi thăm thú, mua quà lưu niệm và lên xe quay trở về trường.

Dù phải về nhà những trên xe tôi vẫn cố gắng quay lại để nhìn lại cánh rừng nguyên sinh một lần nữa. Xe dù đi xa nhưng màu xanh mát của rừng vẫn hiện ra cho tới mãi một lúc sau. Khi quay về tâm trí tôi vẫn còn lưu luyến cảm giác khi được đến thăm thú Vườn Quốc gia Ba vì, tôi tự hứa nhất định sẽ quay lại nơi đó một lần nữa.

21 tháng 1 2017

Vùi Ngọc Khánh thanks

6 tháng 4 2017

Câu truyện kể về hai anh em Kiều Phương ( còn gọi là mèo ) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em .

7 tháng 7 2017

Bạn tham khảo bài này nha!

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/214249.html

8 tháng 7 2017

đúng oy Monica Khanh Huyen