K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2024

Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy- về tiết học đáng nhớ ấy. Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “ Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “ Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!” Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời.- Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ !Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc. Cô gượng cười bảo: “ Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ nệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.

29 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha

I. Mở bài

Giới thiệu về tiết học Văn: học bài gì, phần nào.Cảm nhận thế nào về không khí buổi học: sôi nổi, trầm lắng…

II. Thân bài

1. Miêu tả lớp trước khi vào tiết học

Thầy cô giáo bước vào lớp.Học sinh chào thầy cô.Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.

2. Miêu tả các hình ảnh trong khi học

Lớp học tập theo nhóm.Các bạn học sinh thi đua học tập.Thầy cô giảng vang vọng, ghi những dòng phấn trắng nắn nót.Các học sinh liên tưởng đến hình ảnh được nhắc đến trong bài học.Các hình ảnh khác trong lớp và ngoài sân. 

3. Miêu tả hình ảnh kết thúc tiết học

Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài qua sơ đồ tư duy.Thầy cô tổ chức trò chơi rồi giao nhiệm vụ về nhà.

III. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về tiết học.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024
Phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - mẫu 1

     “Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An- đéc- xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - mẫu 2

    Puskin từng viết “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Vì vậy, nhà văn Andersen đã viết lên truyện Cô bé bán diêm khiến người đọc đầy oán trách và xót xa. Trong truyện, hình ảnh cô bé bán diêm gầy gò, bất hạnh hiện lên đã để lại ấn tượng trong em sâu sắc.

    Cô bé bán diêm là một trong nhiều truyện ngụ ngôn của Andersen được tuyển tập lại. Truyện kể về một cô bé bán diêm trong một đêm lạnh giá của một ngày cuối năm và cô bé đã chết dưới cái tuyết lạnh lẽo trước thềm năm mới. Số phận đã không mỉm cười với cô bé nhưng cô đã cố gắng để thoát khỏi nó. Sống trong cảnh nghèo đói với ông bố nát rượi hành hạ, cô bé phải đi bán diêm trong đêm giá lạnh lẽo. Một đứa trẻ đáng lí phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc giờ đây phải vật lộn mưu sinh trong cái rét của mùa đông. Hình ảnh cô bé quẹt que diêm cùng với ba điều ước giản dị như thể hiện khát khao mãnh liệt muốn vượt lên số phận, thoát khỏi bể khổ của cô bé xấu số. Cô bé chính là đại diện cho một tầng lớp người thời bấy giờ, bất hạnh nhưng không ngừng đấu tranh cho chính bản thân.

Không dừng lại ở đó, qua hình ảnh cô bé đáng thương, tác giả cũng muốn phê phán sự thờ ơ của con người lúc bấy giờ. Hình ảnh một cô bé rách rưới, ăn mặc mỏng manh đi lại giữ phố giữ bầu trời tuyết rơi nhưng cũng không một ai hỏi han hay có ý định giúp đỡ. Dường như họ đều là những người vô cảm, ích kỉ. Họ không mảy may xúc động trước số phận bất hạnh của người khác và chỉ nghĩ cho bản thân. Chính sự thờ ơ của họ là một trong những nguyên nhân giết chết cô bé bán diêm và tác giả muốn phê phán sự ích kỉ đó.

Kết thúc câu chuyện là hình ảnh cô bé chết trong một góc phố với nụ cười trên môi. Có lẽ ở một thế giới xa xôi, em sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc với bà của mình. Truyện kết thúc để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng về con người và xã hội của một giai đoạn lịch sử.

5 tháng 10 2016

câu 1 :

Bài văn biểu lộ cảm xúc của tác giả khi xa trường xa bạn bè và thầy cô trong những tháng hè.

Lý do:

+ Mỗi kỉ niệm dưới gốc cây phượng lấy cánh phượng ép vào trang vở hoặc sổ

+ tên gọi thân thuộc gắn liền với tuổi học trò

+ hè đến là lúc phượng ra hoa và lúc đó là lúc chia tay

 

5 tháng 10 2016

tình cảm bài văn thể hiện tình cảm buồn nhớ khi phải xa trường xa bạn.

vai trò của miêu tả làm nổi bật tình cảm của tác giả

vì hoa phượng gắn bó với những buồn vui của tuổi học trò.

biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp

 

6 tháng 9 2021

Mình chỉ gi được ít vì mình mới học lớp 4

Trong mùa dịch này xã em khuyên cáo ''ai ở đâu ở đó '' em cảm thấy rất buồn khi ở nhà. Nhưng em đã vượt  lỗi buồn bằng cách vẽ về các y  bác sĩ đã quên thân mình vì dất nước hi sinh . Em ủng hộ về điều đó vì năm ngoái em đã được cô mĩ thuật đã đóng khung và treo tranh của em . Em mong các y bác sĩ sớm thắng đại dịch.

6 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:

Tạm đóng cửa trường học là một phần trong hàng loạt biện pháp cần thiết và đúng đắn  nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 và bảo vệ sức khoẻ học sinh trong bối cảnh bệnh dịch diễn biến phức tạp.

Nhưng để  nghỉ học mà không gián đoạn quá trình học,  chúng ta có thể tổ chức học trực tuyến (online) cho các học sinh, bao gồm học trên truyền hình, học bằng ứng dụng và nền tảng web qua Internet.

Hiện các đài truyền hình đã sản xuất và phát sóng chương trình dạy học các lớp bậc phổ thông, nhiều trường học đã thực hiện dạy học trực tuyến qua Internet và thị trường dạy thêm học thêm cũng trở nên sôi động.

Tuy nhiên,hiện có nhiều người cổ xuý coi giáo dục trực tuyến là chìa khoá vạn năng, học trực tuyến hoàn toàn có thể thay thế phương pháp truyền thống thì tôi băn khoăn.

Bài viết này chỉ phân tích sự bất khả thi của việc triển khai học trực tuyến đại trà tại thời điểm hiện tại và Bộ Giáo dục đã đúng khi tiếp cận rất dè dặt và cẩn trọng trong những chỉ đạo học trực tuyến.

Sự bất khả thi này đến từ nhiều nguyên nhân: chương trình học hiện tại không được thiết kế để học trực tuyến nếu thực hiện phải cắt bỏ hết và chỉ còn phần lõi rất nhỏ của chương trình; nền tảng công nghệ thông tin; quá trình số hoá tài liệu đề cương gần như chưa được thực hiện trước khi đại dịch xảy ra và nếu có thì cũng chưa qua bất kì kiểm định nào; các trường học chưa thể chuẩn bị đủ nhân lực và vật lực để triển khai hàng loạt; chưa có nghiên cứu về tác động của học trực tuyến đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần đối với trẻ em Việt Nam, các phương án tài chính năm học v.v…

Khi bàn về chính sách, một tiêu chí vô cùng quan trọng đó là sự sẵn sàng. Các nguyên nhân nói trên chủ yếu là sự sẵn sàng của phía cung cấp dịch vụ tức là các tổ chức giáo dục và ở đây là sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ cụ thể là học sinh và cha mẹ học sinh.

Sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ bao gồm những gì? Đó là nhận thức của phụ huynh và học sinh về học trực tuyến, là khả năng làm chủ các công cụ bao gồm máy móc và phần mềm trong quá trình học, khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh khi chuyển qua một mô hình học tập hoàn toàn mới, không gian học tập tại nhà hoặc nơi đặt máy, ý thức tự giác của người học và một điều rất tế nhị nữa là khả năng chi trả của phụ huynh.

Không biết đã có nhà trường hay thầy cô nào đặt câu hỏi phụ huynh, học sinh nghĩ gì khi nhận được tin nhắn thông báo thời khoá biểu học trực tuyến, có biết rằng với thu nhập hiện tại của không ít gia đình Việt Nam thì việc mua một chiếc máy tính (xách tay hoặc để bàn) là một việc khó khăn về tài chính hay thậm chí chỉ là mua thêm một chiếc webcam và micophone để lắp thêm vào máy tính cũng phải cân nhắc? Đã bao nhiêu người từng lo lắng khi nhìn thấy những đứa trẻ nằm trên sofa hay giường ngủ hay bất cứ chỗ nào có thể dán vào màn hình chiếc ipad hoặc chiếc điện thoại di động nhỏ xíu để học trực tuyến? Bao nhiêu người nghĩ đến rủi ro về chập điện, cháy nổ (điều này đã xảy ra) khi đứa trẻ ở nhà? Còn nhiều câu hỏi tương tự nữa.

Chúng ta có nhiều lí do để thúc đẩy triển khai trực tuyến: Rằng thì nghỉ lâu trẻ sẽ quên kiến thức. Rằng thì nghỉ lâu trẻ sẽ mất nếp học… Bộ và các Sở cũng đã chỉ rõ các trường nên hướng dẫn ôn tập cho học sinh chứ không phải dạy mới. Và Bộ cũng có những điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học nên về cơ bản lượng kiến thức không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kì nghỉ.

Nghỉ học là biện pháp khẩn cấp đối phó với khủng hoảng. Đây là thời gian vàng để chính quyền ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng và cũng là thời gian vàng để nhân dân đặc biệt là các em học sinh học cách đối phó với dịch bệnh và phòng vệ bản thân. Khi sự hoảng loạn qua đi, người dân đã được giáo dục kỹ năng sinh tồn trong thời kì dịch bệnh thì trước khi có giải phát triệt để tức là có vác xin phòng bệnh thì việc sống chung với bệnh dịch là tất yếu. Khi đó không chỉ trường học mà tất cả các hoạt động của xã hội sẽ trở lại bình thường.

Vậy học trực tuyến với những ưu điểm của nó đang góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục, nhưng triển khai là câu chuyện khác,  cần những điều tra rộng và kỹ về các vấn đề nêu trên và có những chính sách phụ trợ cần thiết ra đời trước khi áp dụng.

Cre: Lazi

@Pheng