K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2018

Từ một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc bên gia đình, bên mẹ, bên vợ, Trương Sinh đã phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình - phải đi lính khi đất nước có chiến tranh. Dễ thấy, Trương Sinh không phải là kiểu nhân vật “nam nhi chí lớn”: chàng không có những khát vọng lớn lao mang tầm vóc vũ trụ, không thể hiện được chân dung và tư cách của một trang nam nhi, anh hùng chí lớn. Trương Sinh thuộc tip nhân vật người đàn ông tề gia - an phận, chủ tâm trong việc xây dựng, tề chỉnh gia đình. Chàng luôn chăm chút giữ gìn cho gia đình hòa thuận. Chàng tuổi trẻ, con nhà giàu có nhưng không được học hành, phải đi lính trong lúc hương lửa đang nồng. Chàng từ biệt mẹ già, vợ trẻ để đi ra chiến trường khi tổ quốc lâm nguy... Có biết bao cuộc chia ly nhưng chia ly khi người thân ra trận để lại trong tâm trí con người nhiều suy nghĩ và lo lắng hơn bao giờ hết. Bài thơ Lương Châu từ của Vương Hàn có câu “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” (Xưa nay chinh chiến mấy ai về) như một chân lý khắc sâu vào tâm khảm người đọc. Đi vào nơi mũi tên, hòn đạn, chết chóc là điều không tránh khỏi. Số phận người lính trong chiến tranh thật mong manh. Người lính biết mình xung trận thì mười phần chết chỉ có một phần sống và cái cảnh “mấy ai về” như một định mệnh khắc nghiệt lâu nay.

Khi đi lính trở về, Trương Sinh tới nhà thì mẹ đã từ trần, đứa con vừa học nói. Tình mẫu tử thiêng liêng, nguồn an ủi vô bờ đối với Trương Sinh không còn nữa.Mẹ mất không được đội tang, Trương Sinh cảm thấy mình mắc tội bất hiếu - một thứ tội lớn nhất đời người. Bởi lẽ, hiếu vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa. Tư tưởng của đạo Nho là đề cao chữ “hiếu”, “Hiếu là gốc của đức, là nguồn của giáo…”(Hiếu kinh). Theo Khổng Tử, sự sống của mỗi người không phải do tạo hóa sinh ra, càng không phải do bản thân tự tạo, mà nhờ cha mẹ. Hiếu thuận được coi là nền tảng của đạo làm người. Chính vì thế, trong truyện, ngay khi trở về, Trương Sinh hỏi mồ mẹ rồi bế đứa con nhỏ ra thăm mộ mẹ trước tiên.Qua lời nói của chàng với đứa con “Con nín đi, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi” cho thấy rõ nỗi đau của người đàn ông, một người con không thể làm tròn bổn phận của mình. Nhưng dù vậy, Trương Sinh vẫn là một người con không tròn đạo hiếu. Khát vọng tề gia của Trương Sinh chẳng khác nào bọt nước chiều mưa.

6 tháng 9 2018

Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắrí kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Những người phụ nữ, một nửa của thế giới luôn có những vai trò quan trọng, trong cuộc sống và xã hội từ xưa đến nay. Thế nhưng không phải lúc nào những vai trò ấy cũng được mọi người trong xã hội công nhận và trân trọng, chúng ta có thể thấy rõ ràng điều này qua hình ảnh người phụ nữ xưa và nay.

Trong xã hội phong kiến, khi đạo Khổng còn giữ vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà, là chuẩn mực tri thức của tất cả các môn sinh, sĩ tử. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp có thể áp dụng được vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thì đạo Khổng còn mặt hạn chế lớn nhất là xem thường vai trò, vị trí của những người phụ nữ, coi họ là tầng lớp thấp hơn trong xã hội cho dù có là con cái trong hoàng tộc hay gia đình giàu sang đi chăng nữa. Từ đó trong suốt thời kỳ phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Những người phụ nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao.

 

Một điều không thể phủ nhận là sống trong một xã hội như vậy, người phụ nữ tựa như một bông hoa mỏng manh trước gió, bị xã hội ngoài kia hoặc thậm chí là chính người cha, người chồng của mình không coi trọng khi suy nghĩ “trọng nam khinh nữ” đã ăn quá sâu vào trong tiềm thức, tư tưởng.

Sống trong xã hội hà khắc đối với giới tính của mình như thế nên thường những người phụ nữ xưa luôn là những người tần tảo, đảm đang, có đầy đủ tam tòng tứ đức theo chuẩn mực của xã hội. Cả gia đình được bàn tay người phụ nữ chăm sóc và có thể nói họ chính là hậu phương vững chắc để chồng mình bôn ba ngoài kia kiếm tiền nuôi cả gia đình. Câu tục ngữ “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có lẽ cũng vì vậy mà ra đời.

Thời gian dần trôi đi, xã hội phong kiến cũ và chiến tranh đã sớm lùi xa nhường chỗ lại cho một xã hội mới hiện đại, tân tiến hơn. Xã hội thay đổi kéo theo những chuẩn mực trong xã hội đã thay đổi nhiều so với trước kia, một trong số đó phải kể đến quan niệm về vai trò của người phụ nữ trong xã hội. So với thế hệ trước thì bây giờ những người phụ nữ đã được đến trường học như nam giới và có thể làm bất kì công việc nào mà mình yêu thích chứ không bị cấm cản như trước nữa. Điển hình trong xã hội hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp được điều hành bằng những nữ doanh nhân và nhiều vị trí quan trọng trong nhà nước và bộ máy chính quyền cũng do phụ nữ đảm nhiệm như bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay bà Trương Mỹ Hoa.

Người phụ nữ hiện nay đã không còn phải bắt buộc học thuộc tam tòng tứ đức như một bài học bắt buộc đối với bất kì một cô thiếu nữ nào nữa. Chẳng hạn như tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nghĩa là ở nhà thì nghe cha, khi lấy chồng thì theo chồng và khi chồng chết thì theo con chỉ đúng với xã hội cũ. Ngày nay khi một người phụ nữ chẳng may bất hạnh trở thành goá phụ, họ hoàn toàn có quyền đi bước nữa để tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc mới chứ không lẻ bóng, chỉ biết trông vào con như trước kia nữa.

Song cũng trong xã hội ngày nay, khi vị thế của người phụ nữ càng ngày càng được coi trọng xứng tầm ngang hàng với những người đàn ông thì nhiều người mải mê lo công việc hay sở thích riêng của bản thân mà dần đánh mất đi nhiều vẻ đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ. Không phải tất cả phụ nữ hiện nay đều biết nấu ăn, không phải tất cả phụ nữ hiện nay biết lo toan, chăm sóc cho gia đình. Đó là cuộc sống riêng của họ, không có gì đáng chê trách nhưng theo em, người phụ nữ vẫn được coi là “phái đẹp, “phái yếu” thì vẫn nên cần biết những việc làm cơ bản nhất trên cương vị một người vợ, người mẹ, người nữ chủ nhân của gia đình. Thực tế đã ghi nhận rất nhiều gia đình mà cả vợ chồng đều quá bận rộn với công việc mà sao nhãng gia đình, sao nhãng đối phương và dẫn đến kết cục là ly hôn, là sự đổ vỡ hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Điều ấy mới thật đáng buồn làm sao.

Nếu không có phụ nữ, thế gian này sẽ chẳng thể hoàn hảo được như nó vốn có, vì vậy mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội là không một ai có thể phủ nhận và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng theo sự thay đổi của thời gian thì giờ đây, vị thế của người phụ nữ đã được đặt vào đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng.

10 tháng 5 2021

​1. Các chi tiết kì ảo là:

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

2. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Các chi tiết kì ảo (đặc biệt ở phần kết thúc truyện) làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì.

- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.

- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.

10 tháng 5 2021

+ Các chi tiết kì ảo là :

- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.

- Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương rồi được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế.

- Vũ Nương hiện về trong cờ hoa rợp trời, trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh huyền ảo rồi lại biến đi mất.

+ Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo ;

- các chi tiết kì ảo làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kì .

- Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương:  là người phụ nữ nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.

- Tạo nên kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.

- Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.

- Chi tiết kì ảo đồng thời cũng không làm mất đi tính bi kịch của câu chuyện. Vũ Nương trở về mà vẫn xa cách ở giữa dòng bởi nàng và chồng con vẫn âm dương chia lìa đôi ngả, hạnh phúc đã vĩnh viễn rời xa.

13 tháng 7 2021

refer

Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục (Cùng với 11 trong 20 truyện về phụ nữ). Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương.

13 tháng 7 2021

Chuyện người con gái NX được trích từ Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ

25 tháng 1 2022

Em tham khảo:

Trong tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩ. Câu chuyện nói đến có chi tiết thắt nút, đêm nào Vũ Nương cũng chỉ cái bóng mình trên vách đá và nói rằng đó là cha Đản, để dỗ dành bé khi thiếu tình yêu của người cha. Trương Sinh trở về, chỉ do lời nói ngây thơ một đứa bé mà đã dẫn đến cái chết của Vũ Nương, đã trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời của nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ thắt nút ma còn là một chi tiết mở nút, vào một đêm bé Đản lại chỉ vào cái bóng của Trương Sinh , khi đó chàng mới nhận ra nỗi oan của vợ mình nhũng đã quá muộn. Chi tiết cái bóng còn là phản ảnh xã hội phong kiến và chế độ Nam Quyền là không phải nơi tốt đẹp cho những người như Vũ Nương được sống. Chi tiết cái bóng còn góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

26 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân trọng và một trong những điều ấy đó chính là tình cảm gia đình .Vậy đã có ai tự hỏi mình rằng tình cảm gia đình là gì chưa và tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến như vậy? Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. Nhưng đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm quý báu ấy, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng đón lấy mình, mình đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc mỗi sáng, một bữa cơm ấm cúng ,…, chỉ những việc làm nhỏ đó thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này.​