K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2022

a?

29 tháng 4 2022

nghĩ là A

12 tháng 4 2020

Nêu những nét mới về tôn giáo, chữ viết, giáo dục nước ta từ thế ki XVI - XVIII?

Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.Mặc dù tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.

- Nhà Mạc: tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, Hội để tuyển chọn nhân tài.

- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.

- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. Nội dung Nho học sơ lược.

- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

-Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi.

-Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

-Kiến trúc, điêu khắc:Nhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,...

-Nghệ thuật dân gian:Trên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,...

-Nghệ thuật sân khấu:Nhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,...

12 tháng 4 2020

Tại sao trong thế kỉ XVI - XVIII khoa học tự nhiên nước ta lại không có điều kiện để phát triển?

Mặc dù đã có những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.Nhưng do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

8 tháng 8 2018

Chọn A

7 tháng 4 2019

-1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu
- 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành
- từ thế kỉ XI-XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan lại và người tài cho đất nước
- Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có 1 kì thi hội để chọn tiến sĩ
- Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đ0ã tổ chức 13 khoa thi Hội.
- 1484, nhà nuớc quyết định dựng bia, ghi tên tiến sĩ.
- Tuy nhiên giáo dục Nho học ko tạo điều kiện phát triển kinh tế.

+Tiến bộ và hạn chế :

- CMCN đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nâng cao năng suất lao động, hành thành các trung tâm kinh tế và thành phố lớn
- Về Xh : CMCN dẫn đến sự xuất hiện 2 giai cấp: tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản bóc lột vô sản dẫn đến những mâu thuẫn gay gắt. Bắt đầu xuất hiện các cuộc đấu tranh giai cấp trong XH tư bản

22 tháng 3 2020

* Văn hóa:

Văn học và nghệ thuật:

Trong các thế kỉ XVI - XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.

Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ... đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.

Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.

Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh... còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.

Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ...), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.

Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.

Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.

Tôn giáo:

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.
Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .

Thiên Chúa giáo:
Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

* Kinh tế:

Nghề thủ công và buôn bán:

Ở thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công (dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy, khắc bản in...). Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huê”) ; các làng làm đường mía ở Quảng Nam...
Gốm Bát Tràng rất được ưa chuộng, nên có câu :
"ước gì anh lấy được nàng,
Đểanh mua gạch Bát Tràng về xâỵ."


Nhiều lái buôn phương Tây khen đường của nước ta "tốt nhất trong khu vực", "là mặt hàng bán rất chạy, đường rất trắng và mịn hạt, đường phèn thì tinh khiết, trong suốt".
Nghề thủ công phát triển thì việc buôn bán cũng được mở rộng. Các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. Thời kì này cũng xuất hiện thêm một số đô thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, ở Đàng Ngoài có Phố Hiến (Hưng Yên). Bấy giờ có câu : "Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến", ở Đàng Trong có Thanh Hà (Thừa Thiên Huê), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê... và mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi...
Chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Nhưng về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. Do vậy, ở nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Nông nghiệp:

Ở mùa, nhà nhà no đủ. Tiếp sau đó, những cuộc xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến làm cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang.
Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên...) và vùng Thanh - Nghệ. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.
ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.
Năm 1698, Nguyễn Hữu cảnh vào kinh lí phía nam, đặt phủ Gia Định. Tiếp đó, vùng đất Mĩ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này. Đến giữa thế kỉ XVIII, vùng đồng bằng sông cửu Long có thêm nhiều thôn xã mới.
Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông cửu Long. Năng suất lúa rất cao.
Sự phát triển nông nghiệp ờ Đàng Trong dẫn đến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất. Nhưng đến đầu thế kỉ XVIII, tình trạng nông dân bần cùng do mất ruộng đất chưa nghiêm trọng như ở Đàng Ngoài.

22 tháng 3 2020

1. Giáo dục

- Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

- Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành

- Thế kỉ X - XV, giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.

+ Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.

+ Năm 1484, dựng bia ghi tên tiến sĩ ⇒ Giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.

- Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

2. Văn học

- Văn học Đại Việt ở giai đoạn đầu mang nặng tư tưởng Phật giáo.

- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.

- Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.

- Đặc điểm, ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Nghệ thuật

- Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền. Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh.

- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long, thành Nhà Hồ, tháp Chăm.

- Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.

- Nghệ thuật sân khấu:

+ Chèo, tuồng ra đời từ sớm và ngày càng phát triển.

+ Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

+ Ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống cùng với đó là các cuộc đua tài như: đấu vật, đua thuyền, đá cầu, …

+ Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cồng,…

⇒ Nhận xét:

+ Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV phát triển phong phú đa dạng.

+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

4. Khoa học - kĩ thuật

Đạt thành tựu có giá trị.

- Sử học: Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần); Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên).

- Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

- Quân sự: có Binh thư yếu lược.

- Thiết chế chính trị: Thiên Nam dư hạ.

- Toán học: Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

- Kĩ thuật: Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

31 tháng 5 2020

1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi vĩ đại của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

2. Nguyên nhân:

* Bối cảnh: Đất nước lúc bấy giờ được thống nhất, có độc lập, tự chủ tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển.

* Về phía nhân dân: ra sức khai phá đất khoang, mở rộng ruộng đồng các vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.

* Về phía nhà nước: có nhiều chính sách, biện pháp để mở rộng diện tích và tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển:

- Các vua Đinh, Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.

- Nhà nước khuyến khích các quý tộc, vương hầu bỏ tiền ra để chiêu mộ dân đi khai hoang, thành lập các điền trang (nhà Trần). Thực hiện chia ruộng đất công làng xã cho nông dân cày cấy (nhà Lê sơ),...

- Nhà nước chú trọng đến việc đắp đê, làm thuỷ lợi, bảo vệ trâu bò để phục vụ nông nghiệp.

3. Thống kê:

+ Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,...

+ Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..

+ Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,...

+ Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,...

+ Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến...

- Nhận xét:

+ Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

+ Hạn chế: Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

2 tháng 1 2022

C