K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Người xưa đã từng căn dạn con cháu như thế! Quả thật chẳng có gì lớn lao bằng công cha nghĩa mẹ, chẳng có gì tồn tại vĩnh hằng ngoại trừ tình yêu thương của mẹ cha. Tình mẫu tử hay phụ tử từ lâu đã trở thành những tình cảm thiêng liêng cao đẹp , là nguồn gợi cảm hứng bất tận cho thi ca Việt Nam. Từ những câu ca dao về con cha nghĩa mẹ cho đến những câu Kiều đầy xúc động nói về sự ghi nhớ công ơn cha mẹ của một kiếp hồng nhan bạc mệnh Vương Thúy Kiều cho đến những vần thơ hiện đại, vẫn chất chứa tình yêu thương vô bờ của những người mẹ. Một trong số đó không thể không kể đến tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ trong bài thơ” Con cò” của Chế Lan Viên. Bài thơ với cấu tứ của lời hát ru với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu suy tư triết lí đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mỗi chúng ta, ai chẳng lớn lên từ những câu ca lời hát ngọt ngào của mẹ. Những lời ru êm dịu bên tiếng võng đu đưa đã trở thành một phần đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người. Có lẽ cũng bở thế mà Chế Lan Viên đã mượn hình thức một bài hát ru để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng trong đời sống của mỗi con người nói chung và dân tộc Việt Nam nới riêng.

Tình yêu mà mẹ giành cho con xuất phát từ những điều giản đơn nhất, nhỏ bé nhất. Mẹ yêu con nên mẹ hát ru con. Bế đứa con thơ trên tay, ngắm nhìn đôi mắt tròn xoe và đôi môi chúm chím của bé yêu, mẹ dịu dàng vỗ về con vào giấc ngủ. Những giấc trẻ thơ của con luôn đong đầy những lời hát của mẹ:
  • “Con cò bay la
  • Con cò bay lả
  • Con cò cổng phủ
  • Con cò Đồng Đăng…”
Mẹ thương con như thân cò lận đận trong ca dao xưa:
  • “Con cò mà đi ăn đêm
  • Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
  • Ông ơi ông vớt tôi nao
  • Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
  • Có xáo thì xáo nước trong
  • Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”
Mẹ cũng sẽ như thân cò, sẽ vì con. Để cho con một cuộc sống vui tươi và hạnh phúc, mẹ không sợ những vất vả, chông gai, thậm chí là không tiếc số phận mình.Mẹ sẽ làm một hứ vì con, sẽ không để con phải xấu hổ hay buồn phiền vì mẹ và tình yêu thương của mẹ. Vì thương con, vì yêu con, mẹ sẽ làm một người mẹ tốt. Còn lúc này, khi con vẫn còn thơ bé, mẹ sẽ chở che con, để con không phải giống như con cò:
  • “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
  • Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”
Tiếng ru nhẹ nhàng của mẹ cất lên bên chiếc nôi xinh:
  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”
Phải chăng trong giấc ngủ con thơ bỗng giật mình, mẹ dịu hiền nhẹ nhàng vỗ về, ủi an tâm hồn bé bỏng của mẹ:
  • “Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”
Mẹ sẵn sàng bảo vệ con, che chở cho con trước mọi bão tố của cuộc đời.
Tình yêu bao la của mẹ đi từ chăm chút giấc ngủ con đến những ước mớ mai sau được sát cánh cùng con. Mơ ước của mẹ được gửi vào cánh cò trong câu hát ru:
  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
  • Cho cò trắng đến làm quen
  • Cod đứng ở quanh nôi
  • Rồi cò vào trong tổ
  • Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
  • Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
  • Mai khôn lớn con theo cò đi học
  • Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
  • Lớn lên, lớn lên, lớn lên
  • Con làm gì?
  • Con làm thi sĩ!
  • Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
  • Trước hiên nhà
  • Và trong hơi mát câu văn…”
Trong mỗi chặng đường đời của con, cánh cò trong lời ru hay chính tình yêu thương của mẹ sẽ luôn sát bên con, luôn dõi theo con. Khi con vui đùa , khi con lớn hơn một chút và cắp sách đến trường, khi con khôn lớn và bắt đầu những mơ ước của chính con. Hình ảnh thơ gợi sự gắn bó, song đôi không rời của cánh cò và con trên những dấu mốc của cuộc đời. Đó hay cũng chính là mje, tình yêu thương bao la của mẹ luôn hướng về con, luôn luôn bên con, trên mọi bước đường con đi. Tình yêu thương ấy đã phát triển đến cực điểm và cất lên thành lời nguyền trong câu hát:
  • “ Dù ở xa con
  • Dù ở gần con
  • Lên rừng xuống bể
  • Cò sẽ tìm con
  • Cò mãi yêu con”
Cấu trúc đỗi lập kết hợp với điệp từ “dù” tạo nên một kết cấu đối lập tương phản, nhấn mạnh và khẳn định sự tồn tại bất biến của con cò, hay chính là tình mẹ. Dù có bị cách trở bởi những khoảng cách địa lí hữa hình, dù có khó khăn, vượt thác lội đèo hay lên rừng xuống bể, mẹ vẫn sẽ tìm con, vẫn sẽ mai yêu con. Tình yêu thương tha thiết ấy đã đúc kết thành một triết lí:
  • “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
  • Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
  • Đó là chân lí bất biến của tình mẫu tử thiêng liêng.
  • “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
  • Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”
Tình mẹ bao la như biển cả thế đấy, vĩnh hằng và vô tận là thế đấy. Dù lớn khôn, dù trưởng thành, dù con có thể đã có một mái ấm của riêng con, nhưng với mẹ và tình yêu thương của mẹ, con mãi là đứa bé cần được chở che và vỗ về.
Bài thơ với âm điệu của một bài hát ru kết hợp với sự học tập và kế thừa một cách sáng tạo ngôn ngữ ca dao dân ca đã làm nên một bài ca bất tử về tình mẫu tử.
17 tháng 3 2019

“Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Người xưa đã từng căn dạn con cháu như thế! Quả thật chẳng có gì lớn lao bằng công cha nghĩa mẹ, chẳng có gì tồn tại vĩnh hằng ngoại trừ tình yêu thương của mẹ cha. Tình mẫu tử hay phụ tử từ lâu đã trở thành những tình cảm thiêng liêng cao đẹp , là nguồn gợi cảm hứng bất tận cho thi ca Việt Nam. Từ những câu ca dao về con cha nghĩa mẹ cho đến những câu Kiều đầy xúc động nói về sự ghi nhớ công ơn cha mẹ của một kiếp hồng nhan bạc mệnh Vương Thúy Kiều cho đến những vần thơ hiện đại, vẫn chất chứa tình yêu thương vô bờ của những người mẹ. Một trong số đó không thể không kể đến tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ trong bài thơ” Con cò” của Chế Lan Viên. Bài thơ với cấu tứ của lời hát ru với giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu suy tư triết lí đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mỗi chúng ta, ai chẳng lớn lên từ những câu ca lời hát ngọt ngào của mẹ. Những lời ru êm dịu bên tiếng võng đu đưa đã trở thành một phần đẹp đẽ trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người. Có lẽ cũng bở thế mà Chế Lan Viên đã mượn hình thức một bài hát ru để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng trong đời sống của mỗi con người nói chung và dân tộc Việt Nam nới riêng.

Tình yêu mà mẹ giành cho con xuất phát từ những điều giản đơn nhất, nhỏ bé nhất. Mẹ yêu con nên mẹ hát ru con. Bế đứa con thơ trên tay, ngắm nhìn đôi mắt tròn xoe và đôi môi chúm chím của bé yêu, mẹ dịu dàng vỗ về con vào giấc ngủ. Những giấc trẻ thơ của con luôn đong đầy những lời hát của mẹ:

  • “Con cò bay la
  • Con cò bay lả
  • Con cò cổng phủ
  • Con cò Đồng Đăng…”

Mẹ thương con như thân cò lận đận trong ca dao xưa:

  • “Con cò mà đi ăn đêm
  • Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
  • Ông ơi ông vớt tôi nao
  • Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
  • Có xáo thì xáo nước trong
  • Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.”

Mẹ cũng sẽ như thân cò, sẽ vì con. Để cho con một cuộc sống vui tươi và hạnh phúc, mẹ không sợ những vất vả, chông gai, thậm chí là không tiếc số phận mình.Mẹ sẽ làm một hứ vì con, sẽ không để con phải xấu hổ hay buồn phiền vì mẹ và tình yêu thương của mẹ. Vì thương con, vì yêu con, mẹ sẽ làm một người mẹ tốt. Còn lúc này, khi con vẫn còn thơ bé, mẹ sẽ chở che con, để con không phải giống như con cò:

  • “Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn
  • Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”

Tiếng ru nhẹ nhàng của mẹ cất lên bên chiếc nôi xinh:

  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!”

Phải chăng trong giấc ngủ con thơ bỗng giật mình, mẹ dịu hiền nhẹ nhàng vỗ về, ủi an tâm hồn bé bỏng của mẹ:

  • “Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng”

Mẹ sẵn sàng bảo vệ con, che chở cho con trước mọi bão tố của cuộc đời.
Tình yêu bao la của mẹ đi từ chăm chút giấc ngủ con đến những ước mớ mai sau được sát cánh cùng con. Mơ ước của mẹ được gửi vào cánh cò trong câu hát ru:

  • “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
  • Cho cò trắng đến làm quen
  • Cod đứng ở quanh nôi
  • Rồi cò vào trong tổ
  • Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
  • Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi
  • Mai khôn lớn con theo cò đi học
  • Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân
  • Lớn lên, lớn lên, lớn lên
  • Con làm gì?
  • Con làm thi sĩ!
  • Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
  • Trước hiên nhà
  • Và trong hơi mát câu văn…”

Trong mỗi chặng đường đời của con, cánh cò trong lời ru hay chính tình yêu thương của mẹ sẽ luôn sát bên con, luôn dõi theo con. Khi con vui đùa , khi con lớn hơn một chút và cắp sách đến trường, khi con khôn lớn và bắt đầu những mơ ước của chính con. Hình ảnh thơ gợi sự gắn bó, song đôi không rời của cánh cò và con trên những dấu mốc của cuộc đời. Đó hay cũng chính là mje, tình yêu thương bao la của mẹ luôn hướng về con, luôn luôn bên con, trên mọi bước đường con đi. Tình yêu thương ấy đã phát triển đến cực điểm và cất lên thành lời nguyền trong câu hát:

  • “ Dù ở xa con
  • Dù ở gần con
  • Lên rừng xuống bể
  • Cò sẽ tìm con
  • Cò mãi yêu con”

Cấu trúc đỗi lập kết hợp với điệp từ “dù” tạo nên một kết cấu đối lập tương phản, nhấn mạnh và khẳn định sự tồn tại bất biến của con cò, hay chính là tình mẹ. Dù có bị cách trở bởi những khoảng cách địa lí hữa hình, dù có khó khăn, vượt thác lội đèo hay lên rừng xuống bể, mẹ vẫn sẽ tìm con, vẫn sẽ mai yêu con. Tình yêu thương tha thiết ấy đã đúc kết thành một triết lí:

  • “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
  • Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
  • Đó là chân lí bất biến của tình mẫu tử thiêng liêng.
  • “Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
  • Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Tình mẹ bao la như biển cả thế đấy, vĩnh hằng và vô tận là thế đấy. Dù lớn khôn, dù trưởng thành, dù con có thể đã có một mái ấm của riêng con, nhưng với mẹ và tình yêu thương của mẹ, con mãi là đứa bé cần được chở che và vỗ về.
Bài thơ với âm điệu của một bài hát ru kết hợp với sự học tập và kế thừa một cách sáng tạo ngôn ngữ ca dao dân ca đã làm nên một bài ca bất tử về tình mẫu tử.

16 tháng 4 2018

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-con-co-cua-che-lan-vien-c36a1554.html#ixzz5CokHHyCS

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.


 

28 tháng 10 2019

Hình ảnh con cò: đó là hình ảnh của người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, tần tảo, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con.

- Hình ảnh con cò là biểu tượng cho tấm lòng yêu con của người mẹ, theo con suốt cuộc đời

     + Quy luật tình cảm có ý nghĩa sâu sắc, bền vững: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” – khẳng định sự bao la, rộng lớn của lòng mẹ khi yêu thương con

     + Hình ảnh con cò chính là lòng mẹ, luôn yêu thương, dịu dàng, bền bỉ dành cho con

6 tháng 3 2019

Hội trưởng cho mk vào nhóm với

16 tháng 6 2021

Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”

Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lý trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.

Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khao khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi.

Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hy sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta khôn lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vứt bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗn láo, đánh đập và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.

Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm lòng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.

5 tháng 1 2022

Tham khảo:

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát huy từ đời này qua đời khác. Lòng yêu nước chính là lòng yêu quê hương, xóm làng, yêu núi sông, yêu Tổ quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta. Lòng yêu nước còn là khát vọng dựng xây, phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn, rạng rỡ hơn. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Nghìn năm lịch sử chúng ta đã phải bỏ ra biết bao mồ hôi xương máu của những người con yêu nước để có thể giành lại độc lập tự do. Trang sử hào húng ấy đã chứng minh cho tình yêu nước mạnh liệt của nhân dân Việt Nam ta.

Tham khảo in đậm

23 tháng 2 2018

       Tình cảm gia đình là một mảng đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Viết về đề tài này, đã có những tác phẩm ngợi ca tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng. Và nhà thơ Bằng Việt đã góp phần làm phong phú thêm chủ đề bằng tình cảm bà cháu sâu đậm trong bài thơ “Bếp lửa”.

      Bài thơ ra đời năm 1963, khi ấy nhà thơ đang học tập và sinh sống ở nước bạn Liên Xô. Trong nước, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc đang dần đến hồi cam go. Nhớ về Tổ quốc trong những ngày tháng ấy, Bằng Việt gửi trọn niềm thương nỗi nhớ cho người bà tần tảo, vất vả mà giàu tình yêu thương của mình.

      Bài thơ có tên là “Bếp lửa” nhưng một điều dễ nhận thấy là hình ảnh đầy sức gợi ấy được gợi cảm hứng từ người bà. Hay nói cách khác, bếp lửa trong kí ức nhà thơ được nhóm lên từ đôi tay của bà: sáng sáng chiều chiều bà nhen bếp lửa thổi gạo, nấu cơm một tay tảo tần nuôi cháu, Bởi thế, hình ảnh bếp lửa bập bùng trong bài thơ để hình ảnh thiêng liêng ấy gắn bó mật thiết với hình ảnh của bà. Nhắc về bà là nhớ về bếp lửa và nhớ về bếp lửa là nhớ về bà. “Bếp lửa” là bài ca về tình bà cháu ấm áp, cảm động.

      Bài thơ mở đầu bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh:

      “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

             Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.

     Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm mai. Còn ngọn lửa “ấp iu nồng đượm” là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu. Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Những nắng mưa ấy là gì?

      Là cuộc đời đầy vất vả nhọc nhằn không chỉ nuôi con mà còn thay con nuôi cháu:

“Đó là năm đói mòn đói mỏi

         Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”.

      Nhà thơ nhắc lại những năm tháng khủng khiếp của nạn đói 1945. Ngày tháng ấy đến người cha đương sức trẻ phải “khô rạc ngựa gầy” mà không đủ ăn. Vậy mà bà đã già cả, ốm yếu lại một tay nuôi dạy cháu. Cái đói, cái chết rình mò nhưng bà vẫn dành tất cả yêu thương mang đến cho cháu những bữa ăn nhọc nhằn:

                   "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”

“Khói hun nhèm mắt cháu

                Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.

     Cùng với hình ảnh bếp lửa, còn có một âm thanh tha thiết gắn với người bà: tiếng tu hú:

“Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà

              Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa”.

       Tiếng tu hú thường gợi đến cảnh đồng vàng đầy lúa chín. Nhưng trong những năm tháng ấy, tiếng tu hú tha thiết thê lương là tiếng khóc, tiếng than cho những mất mát, nghèo đói. Được bà yêu thương, che chở, người cháu chạnh lòng mà mời gọi tiếng chim “đến ở cùng bà”. Vậy là đối với cháu, bà đã trở thành biểu tượng của sự đùm bọc, chở che đầy cao cả.

       Cơ cực lên đến tận cùng khi:

“Giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

      Làng xóm bốn bên trở về lầm lụi”.

      Nhưng ngay cả khi ấy, khi mà mọi vật đã trở thành phế tích, hoang tàn, sự sống đã bị triệt tiêu thì ở bà vẫn ánh lên những tia lửa của tình yêu:

“Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

         Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.

       Thời thế có thăng trầm biến chuyển thì lòng bà vẫn như ngọn lửa, trước sau vẫn bùng lên trong bếp nhỏ “chứa niềm tin dai dẳng” vào cuộc đời. Nuôi cháu ăn, bà còn “dạy cháu làm, chăm cháu học” không muôn để cái đói, cái nghèo vùi dập đời sống văn hóa, tinh thần của cháu. Đó là tư tưởng vô cùng tiến bộ hiếm thấy ở những người mà tuổi tác đã như bà. Điều đặc biệt là bà đã âm thầm đón nhận gian khó và lại một mình chịu đựng những nhọc nhằn, không muốn những cực nhọc của bản thân làm con cái lo lắng:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

      Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

              Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên”.

      Hình ảnh bà hiện lên chẳng những ấm áp yêu thương mà còn đầy cao cả, vị tha và giàu đức hi sinh. Đó phải chăng là tấm lòng muôn thuở của những người bà, người mẹ trên mảnh đất Việt Nam này?

      Suốt những phần đầu của bài thơ, nhà thơ vừa kể, vừa tỏ lòng thương nhớ, ngợi ca, biết ơn công lao của bà. Và đến đây, ông đúc kết lại về sự kì lạ và linh thiêng của hình ảnh bếp lửa và cũng là của bà:

     "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

  Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

 Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

                 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

     Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

          Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

  Ôi kì lạ và thiêng liêng! Bếp lửa!”

      Mấy chục năm đã trôi qua, “niềm tin dai dẳng” trong bà chưa bao giờ lụi tắt, để đến tận bây giờ “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong cháu,... Bếp lửa nhóm lên hay tay bà gây dựng? Tất cả đều là những miền kì lạ và thiêng liêng không ai gọi tên được bao giờ. Nhà thơ chỉ có thể thốt lên một tiếng “Ôi!” đầy cảm động.

       Những ân tình của bà theo cháu suốt cả cuộc đời. Để giờ đây:

"Giờ cháu đã đi xa

Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

 Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở

     Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...

       Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

       Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

      Nội dung tư tưởng của “Bếp lửa” được thể hiện sâu sắc hơn nhờ những hình ảnh thơ sinh động, giàu sức liên tưởng: “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng đượm”,…cùng với đó là điệp từ “nhóm” đặc biệt được sử dụng ở cuối bài thơ. Song quan trọng hơn tất thảy là cảm xúc trân thành và lòng yêu mến vô bờ của nhà thơ đối với người bà kính yêu của mình.

       Đọc và cảm nhận tình yêu thương chan chứa trong bài thơ “Bếp lửa”, người đọc thấy yêu hơn, trân trọng hơn những ngọn lửa tỏa trong căn nhà mình cùng những người thân yêu ta có được trên đời.


 

24 tháng 2 2018

Đúng rồi nhưng mk muốn 1 bài văn nghị luận chơ k phải p tích tình bà cháu trong bài thơ bếp lửa 

26 tháng 11 2018
Mỗi người đều có cho mình những tình cảm thiêng liêng, và với riêng tôi, có lẽ không gì bằng tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Đó là tình cảm chảy suốt cuộc đời trong lòng mỗi người, nó dẫn dắt và làm điểm tựa cho ta, cho ta tình yêu và động lực để vững vàng bước tiếp. Nhưng đâu phải ai cũng may mắn được hưởng tình cảm thiêng liêng ấy, cũng có một cậu bé Hông “trong lòng mẹ” đó thôi. Nguyên Hồng với trích đoạn ấy đã khiến ta phải bồi hồi xúc động, suy ngẫm về tình mẫu tử.

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý giữa người mẹ và đứa con. Trong tiếng anh, từ đẹp nhất người ta cũng cho rằng đó là từ “mother” (mẹ). vậy đấy, chẳng phân biệt đông tây kim cổ thời đại nào, tình cảm ấy cũng luôn được đề coa, tôn trọng và dành một vị trí riêng trong lòng mỗi người. Nhưng chẳng phải ai trên thế gian này cũng may mắn được nhận suối nguồn yêu thuonge vô gia ấy. dẫu biết rằng tình mẹ bao la, dẫu biết rằng đó là tài sản, là đại dương quý giá mà không bao giờ con người ta có thể cân đong đo đếm cho được. Nhưng vì nó càng quý giá, nên khi đã không được nhận tình cảm ấy thì quả là một bất hạnh. Ta từng găp một cậu bé Hồng như thế trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.

Do bị đẩy vào một cuộc hôn nhân không tình yêu, người chồng mất sớm, điều kiện kinh tế khó khăn người mẹ cậu bé đã phải bỏ đi tha phương câu thực. Thật tội nghiệp biết bao, chú bé Hồng phải ở nhà với người bà cô ác độc, xấu xa luôn tìm cách soi mói và chỉ trích mẹ cậu. Nhưng cậu bé không bao giờ vào hùa với bà ta, luôn giữ thái độ tôn trọng nhưng cũng luôn tìm cách bảo vệ mẹ trước những lời lẽ ác độc ấy. Cậu biết rằng chính những hủ tục lạc hậu đã đầy đọa mẹ cậu, đã khiến cậu phải xa cách người mẹ đáng kính ấy. vậy nên, tình mẫu tử ở trong cậu bé mà ta có thể cảm nhận đó là lòng căm thù và khinh ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ cậu, cậu ước gì nó là hòn đá hay mẩu thủy tinh để nghiền nát, để cắn, nhai cấu xé nó ra thành trăm mảnh.

Tình mẫu tử ấy còn là niềm khát khao mong mỏi được gặp lại người mẹ sau bao năm xa cách. Đến nỗi mà cậu cảm thấy, mình thèm khát tình cảm ấy như người bộ hành đi giữa sa mạc. Và nỗi tình cảm sung sướng, hạnh phúc dâng trào khi hôm đó, sau khit an học cậu được gặp người mẹ bằng xương bằng thịt. cậu ngồi trên đùi mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, cảm giác hạnh phúc đến tột cùng khi được sống trong vòng tay yêu thương mà bấy lâu nay cậu vẫn luôn khao khát. Cảm giác mãn nguyện và thanh thản khi biết rằng mẹ cậu vẫn hồng hào, xinh tươi và trọn vẹn chứ không xanh xao như lời bà cô nguyền rủa. Như thế, tình mẫu tử còn là niềm hạnh phúc thiêng liêng vô bờ khi được sống trong vòng tay mẹ, khi được ngắm nhìn mẹ vẫn mạnh khỏe, vẫn phúc hậu như thuở ban đầu. Tình cảm ấy vừa chân thực, vừa cao quý, hồn nhiên mà rất đỗi thiêng liêng.

Như vậy, chỉ với một đoạn trích ngắn, ta có thể cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng của cậu bé Hồng và người mẹ tội nghiệp.Ccòn gì cao quý, thiêng liêng hơn nỗi xúc động nghẹn ngào ấy và người đọc dường như đã rớt nước mắt trên trang sách của Nguyên Hồng. Để qua đấy, nhà văn muốn nói với chúng ta rằng: ai hạnh phúc khi đang còn mẹ, được mẹ bảo bọc yêu thương hãy trân trọng và giữ gìn nó. Đó chính là hạnh phúc lớn lao mà cũng bình dị, gần gũi ngay đây.


 

Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" vẫn là thứ tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh người mẹ đã in sâu trong tâm trí mỗi đứa con. Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu thương của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, xoi mói độc địa của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khát khao cũng được dền đáp, Hồng đã ở "trong lòng mẹ".

Chú bé Hồng - nhân vật chính của truyện lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khát yêu đương đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không có hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội "chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha, thiếu vắng tình thương của người mẹ, sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng chịu cảnh cô đơn, bị hắt hủi.

Trái lại với thái độ căm thù và trách móc, Hồng thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào lòng khi luôn phải nghe những lời mỉa mai, bêu rếu xấu xa về mẹ của bà cô độc địa.

Đoạn trò truyện của Hồng với bà cô là một màn đối thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến cao độ.

- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mật rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm thiếu thốn tình mẹ khiến Hồng phải khóc thầm thì Hồng muốn trả lời cô là: “có”. Nhưng cậu bé đã nhận ra ý nghĩ cay độc qua cách cười "rất kịch" của cô, cô chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi về mẹ cậu.

Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.

Hồng hiểu mẹ, hiểu được vì hoàn cảnh mà mẹ Hồng phải ra đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không sao bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục phong kiến vô lí, tàn nhẫn đã đầy đoạ, trói buộc mẹ em: "Giá như những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".

Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.

Tình thương ấy còn được biểu hiện rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.

Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hổng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”.

Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả.

Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve.

Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào.

Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa...

Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ Hồng nói riêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng, xúc động. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người.

Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!

2 tháng 1 2018

Có những cái nhìn về hình ảnh người lính ở những hoàn cảnh và những khía cạnh khác nhau. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ ác liệt như Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hay khi hoà bình đã lập lại trên khắp đất nước Việt Nam như Ánh trăng. Và ở mỗi thời kì, những người lính lại thực sự gắn bó với nhau bởi một thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. Có thể khẳng định rằng thứ tình cảm ấy đều có những nét tương đồng nhưng ở một góc nhìn nào đó, nó lại có nét riêng biệt. Và Chính Hữu đã làm nên nét riêng biệt về tình cảm đồng chí đồng đội của người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí.

Bài thơ Đồng chí được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến của quân và dân Việt Nam. Bởi vậy, bài thư dường như hoà quyện vẻ đẹp của quê hương, của nông thôn Việt Nam. Nhưng đặc sắc và tinh tế chính là: ở Đồng chí ta thấy được sự chia sẻ lúc ốm đau, lúc nhớ nhà và khi gian khổ. Ở Đồng chí có một thứ tình cảm gắn kết giữa những người lính, thì tình cảm mà có thể dễ dàng nhận thấy ở một tác phẩm nào khác. Nhưng có điều, ở một tác phẩm khác, trong một hoàn cảnh khác, tình đồng chí đồng đội được cảm nhận theo một cách khác.

Với thể thơ tự do, diễn tả cảm xúc lắng đọng Đồng chí đã thực sự thể hiện cơ sở thiêng liêng để hình thành tình đồng chí. Nó xuất phát từ những điều thực sự giản đơn mà những người lính nhận ra ở nhau:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Những người lính ấy đều xuất thân từ những miền quê đồng chiêm nước trũng. Nếu như nơi anh ra đi là đồng chua nước mặn, là miền trung du nghèo đói; thì nơi tôi ra đời là mảnh đất cằn cỗi chỉ toàn sỏi dá. Những người lính nhận thấy ở nhau cùng một hoàn cảnh xuất thân. Họ đều là những người nông dân chân lấm tay bùn vác súng đi lên để tham gia kháng chiến, để bảo vệ quê hương. Có lẽ vì thế, tình cảm cao đẹp giữa những người lính còn xuất phát từ một lí tưởng chung:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Có thể nhận thấy rõ hình ảnh súng bên súng không giản đơn là một hình ảnh để cho người đọc thấy rằng họ cùng chung công việc và nhiệm vụ. Nhưng sâu xa hơn, những người lính cùng ý thức được nhiệm vụ đó, cùng hiểu rõ và nhận ra rằng: lí tưởng của họ là chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Và hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng. Đôi tri kỉ hình thành từ hai con người hoàn toàn xa lạ, đến từ những phương trời khác nhau sẻ chia tấm chăn vào những đêm giá rét. Thật đơn giản, họ trở thành những tri âm, tri kỉ của nhau. Và đó là hai chữ tri kỉ tồn tại trong những trái tim người lính, có lẽ vì vậy mà cái tên thiêng liêng và hiện thực: tình đồng chí.

Nếu như những điểm chung thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí thì Chính Hữu đã khắc hoạ nhửng biểu hiện của tình đồng chí thật rõ nét.

Tình đồng chí được bộc lộ và lột tả ngay trong cuộc sống hàng ngày, tưởng chừng giản đơn nhưng đầy những thiếu thốn và khó khăn, gian khổ. Những người lính khi ra đi mang theo một nỗi nhớ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Những người lính đã thực sự san sẻ một sự thiếu hụt lớn về tinh thần. Sự thiếu thốn tinh thần quả thực khó có thể bù đắp được cho nhau. Nhưng những người lính hiểu rằng, những người bạn tri âm, tri kỉ có thể làm vơi bớt nỗi buồn của nhau. Họ san sẻ với nhau những nỗi nhớ, nhửng tâm trạng và suy tư của người con xa quê. Nơi quê nhà, họ để lại ruộng nương, gian nhà không thiếu vắng bóng dáng họ vào ra. Và đặc biệt, Chính Hữu đã rất tinh tế khi thể hiện nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Giếng nước gốc đa luôn là biểu tượng của quê hương nông thôn Việt Nam. Cùng sẻ chia nỗi nhớ nhà, tình đồng chí đã được thể hiện sâu sắc. Nhưng không quá trừu tượng như nỗi đau tinh thần, tình đồng chí còn là sự sẻ chia những khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống của người lính cách mạng. Đó là cái giá rét của mùa đông, nơi rừng hoang và đầy sương muối, là từng cơn sốt rét mà mồ hôi ướt đẫm vừng trán. Chiến đấu nơi rừng núi hiểm trở, người lính phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết luôn thay đối. Trong hoàn cảnh ấy, những người lính vẫn luôn sát cánh bên nhau để sẻ chia những thiếu thốn:

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nấm lẩy bàn tay.

Dù là manh áo rách, dù là cái buốt lạnh cảm nhận được khi bàn chân không đi giày, nhưng hình ảnh thương nhau tay nắm lấy bàn tay đã minh chứng cho một tình đồng chí, tình tri âm, tri kỉ gắn kết sâu sắc. Tình đồng chí còn là tình thương, sự cảm thông của những người lính trước khó khăn gian khổ.

Và ba câu cuối trong bài thơ đã thực sự khắc hoạ một tình đồng chí trong chiến đấu hiểm nguy. Nếu như những người lính, họ gắn bó với nhau từ khi làm quen, rồi gắn bó với nhau trong cuộc sống thì không lẽ nào những con người cùng chung lí tưởng cách mạng và chiến đấu lại tách rời nhau khi làm nhiệm vụ. Đêm nay rừng hoang sương muối - câu thơ khắc hoạ không gian và thời gian khi những người lính chiến đấu. Đó là vào ban đêm nhưng gian khó và khắc nghiệt hơn, là những đêm trong rừng lặng im với không gian đầy sương muối. Nhưng sự lặng im của khu rừng ấy đã làm nổi bật hình ảnh thơ đặc sắc của Chính Hữu:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Trong gian khổ, trong giá rét, các anh bộ đội Cụ Hồ vẫn hiên ngang sát cánh bên nhau, sẵn sàng chiến đấu. Hình ảnh đó thực sự đặc sắc bởi nó mang ý nghĩa tượng trưng tinh tế. Chính Hữu đã tả thực khi dùng thị giác để miêu tả. Khi trăng chếch bóng người ta sẽ nhìn trăng như treo trên đầu ngọn súng. Nhưng Chính Hữu cũng đã gợi lên sự tượng trưng khi miêu tả bằng cảm nhận, sự liên tưởng và khối óc tinh tế của mình. Cây súng tượng trưng cho người lính cách mạng. Và ánh sáng của vầng trăng lan tỏa trong đêm giá rét thể hiện lí tưởng cách mạng. Sự soi sáng của Bác và Đảng cho những tinh thần chiến đấu. Trong sự lãng mạn của thơ ca cũng có thể coi ánh trăng là biểu tượng hòa bình. Những người lính sát cánh bên nhau, sẫn sàng chiến đấu đế bảo vệ sự tự do cho đất nước. Ba câu thơ cuối với hình ảnh đầu súng trăng treo đã lột tả sự gắn kết với nhau trong khó khăn gian khổ cua những anh bộ đội Cụ Hồ.

Bằng những hình ảnh thơ đặc sắc, bài thơ Đồng chí đã thể hiện sâu sắc, chân thực tình cảm đồng chí, đồng đội của người lính cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy hiện lên thật thiêng liêng, cao đẹp, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và đáng trân trọng của những người lính trong cuộc sống và chiến đấu hiểm nguy.


30 tháng 7 2019

Tham khảo:

"Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang diễn ra rất quyết liệt.Bài thơ giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí,đồng đội gắn bó keo sơn của họ .

Bài thơ mở đầu bằng những lời tâm tình của hai người bạn ,những câu thơ mộc mạc ,tự nhiên , mặn mà như một lời thăm hỏi quê quán cửa nhà:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá .

Hai dòng thơ đủ giới thiệu với người đọc về hoàn cảnh xuất thân của hai người lính.Người thì ở vùng đồng bằng chiêm trũng "nước mặn đồng chua",người ở vùng trung du bạc màu "đất cày lên sỏi đá".Như vậy cả "quê anh" và "làng tôi" đều là những miền quê lam lũ,vất vả,đói nghèo.Từ những phương trời xa lạ,họ"chẳng hẹn" mà "quen nhau" bởi họ có cùng chung mục đích đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương .Vào bộ đội họ kề vai sát cánh bên nhau ,cùng chia sẻ với nhau những gian lao thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ :

Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ .

Cùng là những người nông dân nghèo mặc áo lính ,chung lý tưởng đánh đuổi thực dân Pháp giải phóng quê hương . Họ vào bộ đội , chung nhiệm vụ ,chung một chiến hào,cùng đắp chung một tấm chăn khi trời giá lạnh.Điều kỳ lạ là khi chiếc chăn chung đắp lại đó là lúc dòng tâm sự mở ra .Có lẽ vì vậy mà họ hiểu nhau, thân nhau và trở thành tri kỉ.Lúc đó "Đồng chí "mới vang lên ,như tình yêu thương được hình thành từ thử thách và gian khó ,bị dồn nén tận đáy lòng đến giờ bật dậy, đủ sức đứng riêng thành một câu thơ.Nhịp thơ thắt lại,chắc khoẻ ,mộc mạc ,giản dị mà thiêng liêng,cảm động.Ta chợt nhận ra ,lấp lánh đằng sau những câu thơ nói về gió, về rét, lặng lẽ cháy một ngọn lửa ấm nồng tình đồng đội ... Và như vậy "đồng chí" vừa là cao trào cảm xúc được dồn tụ trong sáu câu thơ trước ,vừa mở ra những gì chứa đựng ở suy nghĩ tiếp sau :

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Đi dọc bài thơ là sự sóng đôi của hai hình tượng "anh" và "tôi".Tình tri kỉ, tình đồng chí đựơc bắc qua sự sóng đôi có ý nghĩa bổ sung ấy .Vì vậy đến đây, khi tác giả chỉ nói một cảnh ngộ ,người đọc vẫn có ấn tượng chung cho cả hai.Mấy câu thơ nói về gia cảnh của người này hoá ra lại diễn đạt sâu sắc tình yêu thương lặng lẽ của người kia .Là nông dân ,với họ ruộng đất quí hơn vàng , vào bộ đội ,họ để lại đằng sau xóm làng ,đất đai,nhà cửa."Mặc kệ "đấy mà sao lưu luyến thế ,đến cả giếng nước gốc đa cũng chợt có hồn,biết nhớ ,biết thương người nơi tiền tuyến . "Giếng nước gốc đa" hay chính là đôi mắt hẹn ngày về của người bạn gái, làm ấm lòng người lính phương xa ?Tất cả đều có thể ,bởi một chút nhung nhớ ấy cùng với ngôi nhà ,ruộng nương và xóm làng thân thuộc là động lực để vì nó mà anh chấp nhận bao nhiêu gian khổ :

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi .
Áo anh rách vai ,
Quần tôi có vài mảnh vá ,
Miệng cười buốt giá ,
Chân không giày .

Không một chút tô vẽ điểm trang ,Chính Hữu tái hiện cuộc sống thiểu thốn của cuộc đời quân ngũ bằng những chi tiết thành thực đến thương lòng : áo rách,quần vá,chân không giày, sao chống nổi những cơn sốt rét giữa rừng sâu ?! Trong hoàn cảnh ấy, người lính sẻ chia cho nhau tình yêu thương ở mức tột cùng "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ". Một câu thơ thôi song nói được bao điều. Bàn tay tìm đến nhau như san sẻ cho nhau ,truyền cho nhau hơi ấm ,niềm tin và sức mạnh . "Anh - tôi "nhoà đi sau "miệng cười buốt giá" để niềm tin , niềm lạc quan ,sự bất chấp khó khăn gian khổ của người lính hiện lên .Chính Hữu đã rất tinh khi phát hiện ra nội lực tinh thần ẩn sâu trong trái tim người lính .Chính nó đã góp phần tạo nên chiều sâu cho tình đồng chí thầm lặng nhưng rất đỗi thiêng liêng này .

Những câu thơ cuối bài hoàn thiện một cách xuất sắc chân dung người lính mộc mạc mà khoẻ khoắn, can trường :

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

"Rừng hoang sương muối". Lại là cái giá ,cái rét run người của thiên nhiên khắc nghiệt ,song thiên nhiên không thể nào can thiệp tới ý chí và tình cảm của người chiến sĩ .Bởi các anh đứng cạnh bên nhau, chở che, nương tựa vào nhau trong tư thế chủ động chờ giặc tới .Và hình ảnh thơ cuối cùng mới đẹp làm sao!ở một góc nhìn nghiêng,vầng trăng như treo trên đầu nòng súng giơ cao của người chiến sĩ . Hình ảnh súng và trăng trở thành biểu tượng cho sự kết hợp hài hoà giữa thực và mộng,giữa chất chiến đấu và chất trữ tình ,giữa tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. Giữa rừng đêm hoang lạnh ,hình ảnh ấy tạc vào đêm tạo thành bức tượng đài chiến sĩ vững vàng mà thơ mộng .

Bài thơ dừng lại khi đã hoàn thiện trong tâm khảm bạn đọc hình ảnh những người nông dân mặc áo lính chân thật mà ấm nồng tình đồng đội .Bởi thế bài thơ không chỉ là tác phẩm xuất sắc của Chính Hữu mà còn là thi phẩm xuất sắc nhất về người lính Cụ Hồ của thơ ca kháng chiến chống Pháp.