Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều có câu tả cảnh:
Êm đềm trướng rủ màn che
Tác giả sử dụng hình ảnh tự nhiên để ước lệ và khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật chính Thúy Vân, Thúy Kiều
→ Đây là đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại.
Với đoạn trích Cảnh ngày xuân:
- Các hình ảnh tả cảnh: Con én đưa thoi; Cỏ non xanh tận chân trời; Cảnh lê trắng điểm, Ngổn ngang gò đống kéo lên, dịp cầu nho nhỏ, phong cảnh có bề thanh thanh…
- Tả người: nô nức yến anh, dập dìu tài tử giai nhân, ngựa xe như nước, áo quần như nêm; chị em thơ thẩn dan tay ra về
Nguyễn Du sử dụng yếu tố miêu tả trong việc khắc họa vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp phúc hậu của Thúy Vân, vẻ đẹp mặn mà của Thúy Kiều
Quê em là một làng cổ ven sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em đẹp như một bức tranh được vẽ bởi bàn tay của một hoạ sĩ tài hoa.
Sau rằm tháng Giêng, tuỳ Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thôn thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng trong làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại và thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước, sân đình, khắp làng trên xóm dưới.
Ngoài đổng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng tới chân trời tím biếc, nhạt nhoà trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.
Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lam toả ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ!
Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai cầu vồng Yên Thế, Gái Nội Duệ cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quai thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.
Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực ánh đèn và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Mầu lên chùa, Xuý Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong dội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.
Mùa xuân đến, đất trời như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng dang thay da đổi thịt nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có tự ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những rígười con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này.
Đây chỉ là 1 bài văn mẫu về tả bạn hãy dựa vào đây để tăng yếu tố kể lên nhé, Chúc bạn học tốt!
- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
- Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.
• Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.
• Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.
- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.
- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.
⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.
a. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về gia cảnh Vương viên ngoại.
- Có ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan.
- Nhân tiết thanh minh, ba chị em rủ nhau đi chơi xuân.
b. Thân bài:
* Quang cảnh ngày xuân:
- Tiết thanh minh vào đầu tháng ba (âm lịch), khí trời mưa xuân mát mẻ, trong lành, hoa cỏ tốt tươi, chim chao liệng trên bầu trời quang đãng.
- Khung cảnh rộn ràng tấp nập, ngựa xe như nước, tài tử, giai nhân dập dìu chen vai sát cánh...
- Nhà nhà lo tảo mộ cũng bởi ... sự giao hòa giữa người sống và người chết diễn ra trong không khí thiêng liêng.
* Cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.
- Ba chị em vui vẻ hòa vào dòng người đi trẩy hội.
- Lần đầu tiên được đi chơi xa, tâm trạng ai cũng náo nức, hân hoan...
- Chiều tà, người đã vãn, cảnh vật gợi buồn.
“Nao nao dòng nước uốn quanhDịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang...Chị em thơ thẩn dan tay ra về”
c. Kết bài:
- Tâm trạng Thúy Kiều vui buồn bâng khuâng khó tả.
- Vương Quan giục hai chị em rảo bước bởi đường về còn xa.
- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.
+ Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.
+ Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.
- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.
- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.
⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.
Kết cấu đoạn thơ theo trình tự thời gian. Bốn câu đầu tả cảnh mùa xuân. Tám câu tiếp tả tiết Thanh minh. Sáu câu cuối là cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp được dệt nên bằng những hình ảnh tiêu biểu, từ ngữ chọn lọc và nghệ thuật miêu tả tinh tế của Nguyễn Du:
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa .
Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa. Vừa mới giêng, hai, nay đã bước sang tháng ba. Trên không trung bao la, những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng.
Chỉ bằng hai câu: cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa, Nguyễn Du đã thể hiện được thần thái của mùa xuân. Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là màu sắc chủ đạo làm nền cho bức tranh xuân. Trên cái nền xanh bát ngát ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng như tuyết. Sự hài hòa tuyệt diệu của màu sắc gợi lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, căng đầy sức sống của mùa xuân.
Tám câu thơ tiếp theo tả khung cảnh lễ hội:
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Quanh những ngôi mộ, người ta rắc vàng thoi, bạc giây, bày cỗ, thắp nến, đốt nhang khấn vái.., Khói bay nghi ngút, hương thơm tỏa ngát một vùng. Sự cách trở âm dương hầu như đã bị xóa nhòa. Người đã khuất và người còn sông giao hòa trong cõi tâm linh thiêng liêng, giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của mùa xuân.
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh cỏ bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Khung cảnh vẫn mang nét thanh tú, êm đềm của chiều xuân: nắng nhạt, khe suối nước trong veo, một nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang cuối ghềnh. Mọi chuyển động đều hết sức nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tầy bước chân người chầm chậm thơ thẩn, dòng nước róc rách uốn quanh.., Không gian đang tĩnh lặng dần. Sự nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa. Những từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao không chỉ biểu đạt sắc thái của cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Hai chữ nao nao đã nhuốm màu tầm trạng. Cảm xúc tươi vui mà khung cảnh lễ hội mùa xuân mang lại cho mỗi người vừa mới đây thôi, vậy mà dường như Kiều đã linh cảm về một điều, gì đó đáng buồn sắp xảy ra. Quả nhiên, dòng nước uốn quanh đã dẫn bước chân Kiều đến với nấm mồ hoang lạnh của Đạm Tiên và tiếp sau đó, nàng sẽ gặp chàng thư sinh Kim Trọng có Phong tư tài mạo tuyệt vời.