Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời kì Bắc thuộc:
– Sử dụng cày, sức kéo trâu bò, công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất
– Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông
– Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
– Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền, đúc đồng
– Giao thương các sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp phát triển
– Biết đắp đê phòng lũ lụt
Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc:
Trồng lúa nước vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi. Sự phát triển của công cụ sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thuỷ lợi đã tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn.Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc, làm đồ trang sức (vàng, bạc) vẫn tiếp tục được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn. Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, thuỷ tinh.
Một số đường giao thông thuỷ, bộ được hình thành. Hoạt động buôn bán trong nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.
\(-\) Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa như:
\(+\) Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc.
Ví dụ: làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh,...
\(+\) Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn hóa của người Việt.
Ví dụ: tết Trung Thu , tết thiếu nhi...
\(+\) Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hàn, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ...
\(+\) Đón nhận một số dòng Phật giáo; xuất hiện nhiều vị cao tăng nối tiếng đã sang kinh đô nhà Đường để giảng kinh cho vua Đường.
\(+\) Tiếp thu Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.
– Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.
– Những thế lực tầng lớp trên của xã hội bị chính quyền đô hộ chèn ép
– Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc
Mục đích của chính quyền đô hộ: xóa tên nước Âu Lạc, sáp nhập hoàn toàn lãnh thổ Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc; dễ bề cai trị, đàn áp, bóc lột nhân dân.
Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc đã cho thấy sức sống bền bỉ của nền văn hóa Đông Sơn cổ truyền, minh chứng cho cuộc đấu tranh bảo vệ nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. (Văn hoá dân tộc chưa bị đồng hoá hoàn toàn)
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi và điều đó được thể hiện trong thời kì Bắc thuộc. Dù bị thực dân phương Bắc xâm lược trong hơn một nghìn năm nhưng tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ta trở lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục từ khởi nghĩa năm 40 của Hai Bà Trưng đến Bà Triệu,… cuối cùng được kết thúc bằng chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã cho thấy ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta trong thời kì Bắc thuộc.
Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc thể hiện:
– Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc
– Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.
Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích dễ cai trị và dần dần thu phục người Việt.
D
D