Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.
b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.
c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.
Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài văn “Ý nghĩa văn chương”?
A. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.
|
B. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.
|
C. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
|
D. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại của văn chương. |
CÂU 1: Quan niệm đó đúng nhưng chưa đủ bởi vì nó còn xuất phát từ: -Từ cuộc sống lao động: vd những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động, sản xuất -Từ thực tế đấu tranh, kháng chiến:những ngôi sao xa xôi,bài thơ về tiểu đội xe không kính -Từ trò chơi sân khấu dân gian:quan âm Thị Kính =>Chúng bổ sung cho nhau tạo ý nghĩa hoàn chỉnh.
CÂU 2: Ghi nhớ SGK/trang 63 sách Ngữ Văn 7 tập II
CÂU 3: "Viết luôn là một điều cần thiết đối với cuộc sống con người. Có rất nhiều dạng viết, văn bản khoa học, thi ca, truyện, ký sự, bài luận... Mỗi dạng viết đều có điểm mạnh và điểm yếu, và đều đóng vai trò quan trọng trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống. Khi viết gắn với văn học, viết còn là một nghệ thuật."
Môn nghệ thuật. vâng. Với tôi, học văn không phải để lấy điểm, vì thích... mà còn để sống. Văn học cho ta biết rất nhiều vê cuộc sống, về thế giới xung quanh và chúng còn luyện những tình cảm ta sẵn có .Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong"Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta.Có bao giờ bạn khóc chỉ vì một vài dòng chữ... Văn học là vậy. Cái thế giới vô biên không bờ bến. Văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trong suy nghĩ và lối sống mà tư tưởng yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn.
Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?.
Bạn có thể viết những gì mình thích, cảm nhận theo cách riêng của mình. Đó là thế giới của sự tự do, trí tưởng tượng và cũng là thế giới dành cho riêng bạn.
CÂU 1: Ý KIẾN CHO RẰNG LÀ SAI. BỞI VÌ NGUỒN GỐC CỐT YẾU CỦA VĂN CHƯƠNG LÀ LÒNG THƯƠNG NGƯỜI VÀ RỘNG RA LÀ THƯƠNG CẢ MUÔN VẬT MUÔN LOÀI.
CÂU 2 : Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
NỘI DUNG : VĂN CHƯƠNG LÀ HÌNH ẢNH CỦA SỰ SỐNG MUÔN HÌNH VẠN TRẠNG VÀ SÁNG TẠO RA SỰ SỐNG , GÂY NHỮNG TÌNH CẢM KHÔNG CÓ LUYỆN NHỮNG TÌNH CẢM TA CÓ SẴN.
NGHỆ THẬT : NGHỊ LUẬN VĂN CHƯƠNG
VỪA CÓ LÝ LẼ , VỪA CÓ CẢM XÚC VÀ HÌNH ẢNH
CÂU 3 : VĂN CHƯƠNG ĐÃ LÀM CHO TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TRONG TA THÊM PHONG PHÚ VÀ SÂU SẮC . BỞI VÌ - VĂN CHƯƠNG SÁNG TẠO RA SỰ SỐNG
- GIÚP CHO TÌNH CẢM VÀ GỢI LÒNG VỊ THA
- VĂN CHƯƠNG GÂY CHO TA NHỮNG TÌNH CẢM TA KHÔNG CÓ LUYỆN NHỮNG TÌNH CẢM TA CÓ SẴN.
Quan niệm của Hoài Thanh về :
* Nguồn gốc
Văn chương phản ánh cuộc sống \(\rightarrow\) Cuộc sống muôn hình vạn trạng (rất phong phú)
Văn chương dựng lên những hình ảnh, những ý tưởng mà hiện tại chưa có \(\rightarrow\) Con người phấn đấu biến thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai
* Công dụng
Giúp người đọc có tình cảm, lòng vị tha.
Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật, thiên nhiên
Câu 1:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung là: Khẳng định và gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.
Qua đoạn văn trác giả nhắn nhủ tới e là: chúng ta cần phát huy, tiếp bước truyền thống yêu nước bằng những hành động; việc làm cụ thế
Câu 2: Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị; bác giản dị trong đời sống hằng ngày:
- Bữa cơm chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm
-Nơi ở: ngôi nhà sàn chỉ có vài ba phòng
-cách làm việc: việc gì tự làm đc bác sẽ làm, không cần phiền người khác giúp đỡ
-quan hệ với mọi người: Bác đặt tên cho các đồng chí của mình
Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết
-Bác nói dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo
-Những chân lí lớn của thời đại là giản dị: không có gì quý hơn độc lập
Qua đó, e học tập ở Bác đức tính giản dị, cách bác đối xử hòa đồng, yêu thương mọi người.
Câu 3: Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.
Công dụng của văn chương:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
- Văn chương giúp ta cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống
Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương: làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. ... Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú
Mình cg học lớp 7 nà
Học tốt nha bạn
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là "lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật muôn loài."
=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương.
- Nhiệm vụ của văn chương: "văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng", chẳng những thế, văn chương còn "sáng tạo ra sự sống".
=> Nhiệm vụ của văn chương: phản ánh chân thực và sáng tạo cuộc sống.
- Công dụng của văn chương: "giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha", "văn chương khơi cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".
=> Giá trị của văn chương: nhận thức - giáo dục, thẩm mĩ. Văn chương giúp bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm của mỗi người.