K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi trả lời câu hỏi đó, nhiều em hồn nhiên nói: tất nhiên chúng em liên lạc với gia đình, bạn bè, trao đổi với thầy cô giáo.

Nhưng điều đó chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều mục đích của các em khi sử dụng. Bởi mỗi ngày các em đến trường trong vòng 4 tiếng đồng hồ, chủ yếu để học bài và tiếp thu kiến thức trên lớp; buổi trưa lại về gia đình. Thời gian đó cần gì phải liên lạc nhiều với bạn bè, gia đình nữa?

Vậy, các em dùng điện thoại chỉ với mục đích giải trí là chính. Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.

Gần đây, nhiều em có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh ở tư thế hớ hênh khó coi của bạn rồi phát tán. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình (trong đó có cả nữ sinh) rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi. Một số học sinh còn dùng điện thoại quấy rồi người khác.

Việc sử dụng ĐTDĐ có hai mặt: Nếu các em sử dụng đúng mục đích là để tiện liên lạc với gia đình, trao đổi bài vở với bạn bè thì là điều tốt. Nhưng phần lớn các em sử dụng vào mục đích khác (như đã nêu ở trên) làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục.

Đó là chưa kể đến ở nông thôn, điều kiện kinh tế không đồng đều. Không phải gia đình nào cũng có thể trang bị điện thoại cho con. Một số em do chạy theo trào lưu, muốn “học đòi” nhưng điều kiện gia đình không thể có được điện thoại. Đã từng có em lấy cắp điện thoại của bố mẹ, thậm chí của thầy cô giáo. Có em còn trộm tiền của người lớn hoặc theo kẻ xấu làm việc phi pháp để có tiền mua điện thoại.

Giải pháp nào

Hiện nay, luật pháp không cấm học sinh sử dụng điện thoại di động nên nhà trường rất khó quản lý các em. Ở một số nơi, ngành giáo dục mới chỉ có quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học chứ chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này.

Theo ý kiến của nhiều thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục, ở tuổi các em, chưa nên dùng điện thoại di động vì các em cũng không thật cần thiết đến mức phải liên lạc thường xuyên hàng giờ với cha mẹ. Nếu có nhu cầu cấp thiết gì có thể gọi nhờ điện thoại của trường.

Trên lớp, thầy cô nên hướng dẫn cho học sinh biết về văn hoá giao tiếp qua điện thoại. Đặc biệt, trước tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động để quay clip “dằn mặt” bạn rồi tung lên mạng như hiện nay, nhà trường cần quán triệt các em khi dùng điện thoại tuyệt đối không làm ảnh hưởng xấu đến người khác (quấy rối, quay phim chụp ảnh…). Trong các giờ học hoặc sinh hoạt tập thể (đặc biệt là chào cờ), tuyệt đối tắt máy không được sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến người xung quanh và không khí buổi học, buổi lễ. Khi giao tiếp qua điện thoại, nên nói với thái độ lịch sự vừa phải. Nếu cần chuyển tải nội dung, hãy chắt lọc sao cho vừa đủ thông tin ngắn gọn dễ hiểu, tạo ấn tượng tốt đẹp với người nghe. Lời nói khi giao tiếp điện thoại phải đúng mực. Hãy xưng hô tên tuổi trước khi giao tiếp để biết cách nói chuyện vừa đủ, văn minh lịch sự. Nếu muốn chủ động chấm dứt thời gian nói chuyện thì nên tìm một cách nào vừa khéo léo tế nhị, lại tránh đột ngột gây sự khó chịu cho người đang giao tiếp. Nếu đang đi đường mà có tín hiệu điện thoại, không được nghe máy ngay mà phải tìm cách tạt vào lề đường rồi mới nghe…

Để làm được điều này, thầy cô cần làm gương khi sử dụng điện thoại. Ở một số trường phổ thông đã có quy chế nội bộ với giáo viên khi sử dụng điện thoại: yêu cầu để chế độ rung khi hội họp, khi lên lớp. Nhà trường cũng nên đưa vấn đề này ra trước cuộc họp phụ huynh học sinh để thống nhất phương án và yêu cầu phụ huynh học sinh cùng kết hợp thực hiện.

Với cha mẹ học sinh, khi con em mình đang độ tuổi đi học, không nhất thiết phải trang bị điện thoại cho các em. Cũng không nên cho con mang điện thoại đến trường nếu không thật khẩn cấp. Nếu có mua điện thoại cho con, chỉ nên trang bị điện thoại bình thường với mục đích nghe nhận thông tin là chính. Cho dù gia đình có điều kiện cũng không nên chiều theo trào lưu “sành điệu” mà sắm cho con những 3G, 4G tràn lan sẽ gợi sự hiếu kỳ và tò mò của các em. Điện thoại hiện đại khiến cho nhiều học sinh dễ dàng có được những clip không lành mạnh, đồi trụy khiêu khích. Nếu được phát tán sẽ gây hậu quả khôn lường. Theo tôi, nhà trường cũng cần gắn trách nhiệm cho phụ huynh nếu con em mình vi phạm việc sử dụng điện thoại không đúng quy định.

Bên cạnh đó, các nhà trường cũng nên có một quy định chặt chẽ. Có một số nơi đã cho học sinh làm đơn đăng ký sử dụng số điện thoại cụ thể, có chữ ký của phụ huynh. Một số trường đã đưa nội dung sử dụng điện thoại vào nội quy như không dùng trong giờ học, giờ sinh hoạt tập thể, không dùng điện thoại để tải nội dung xấu, hoặc quay phim chụp ảnh không lành mạnh, mục đích không thiện ý, và cho ký cam kết, nếu vi phạm đều bị lập biên bản xử lý. Khi cần thiết sẽ phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn, pháp luật can thiệp. Dù không thật triệt để nhưng cách làm này cũng đã “cảnh báo” đến các em về một hình thức kỷ luật nếu vi phạm, và phần nào đã ngăn chặn được việc dùng điện thoại không đúng mục đích của học sinh.

Giao tiếp qua điện thoại là một giao tiếp văn minh vì nó tiết kiệm được thời gian, lại có thể chuyển tải thông tin bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại trong học sinh phổ thông tiện dụng ít, rắc rối nhiều, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em. Nó như con dao hai lưỡi khiến người sử dụng có thể “đứt tay” bất cứ lúc nào, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Không nên cho học sinh sử dụng điện thoại di động trong trường học. Điều này có thể bước đầu sẽ chưa nhận được sự đồng tình tuyệt đối nhưng rất nên như thế, bởi làm vậy sẽ xây dựng được nếp sống văn minh thanh lịch của học sinh, làm giảm thiểu bạo lực học đường và những hậu quả xấu không đáng có, góp phần xây dựng trường học thân thiện như nội dung cuộc vận động gần đây mà ngành giáo dục đã phát động. Để thực hiện được, ngoài các thầy cô giáo, rất cần sự hợp tác chặt chẽ của các bậc phụ huynh.

Em tham khảo :

Trên Trái Đất thân yêu, chúng ta đang gây ra vô vàn sự ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề đối với nó. Một trong những nguyên nhân làm cho Trái Đất ngày càng xấu đi chính là do hiện tượng vứt rác bừa bãi của một số người vô ý thức hiện nay. Ta có thể thấy, hiện tượng này xảy ra thường xuyên trên đường, những gốc cây thậm chí là trước của nhà người khác. Không thể hiểu nổi vì sao người ta có thể làm những việc phi nhân tính như vậy. Họ không hiểu những hậu quả của việc xả rác bừa bãi. Điển hình như xả rác xuống đường có thể gây tắc công rồi những ngày mưa, ngày lũ có thể bị ngập lụt do những chiếc cống đã bị chặn lại bằng những rác thải. Không chỉ vậy, nó còn gây mất cảnh quang đô thị. Giả dụ như khách nước ngoài đến thăm thử nghĩ xem họ nghĩ gì về một đất nước đầy những rác bị xả lung tung với những con ruồi, con gián hay chuột với cái mùi hôi thối? Rồi có ảnh hưởng đến nền kinh tế du lịch của đất nước không khi họ không còn hứng thú với một đất nước như thế? Bên cạnh đó còn có trường hợp xả rác ra tận môi trường biển; họ không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra. Những chú cá ăn phải những rác thải độc sẽ chết, chúng ta không có gì ăn hay ăn lại chính cái chất độc mình thải ra. Chẳng phải đó là tự hại mình hay sao? Còn vô vàn những tác hại rác thải có thể gây ra do hiện tượng xả rác bừa bãi của còn người. Nhưng chung quy lại, hãy có ý thức bảo vệ môi trường, góp phần giúp môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp. Bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ chính chúng ta. 

Em cũng nêu theo bố cục nêu hiện trạng sau đó em trình bày quan điểm của mình em thấy nó đúng hay sai, nên hay không nên. Rồi em tiếp tục nêu ra những lí do, lí giải  quan điểm của em ví dụ như hậu quả, ảnh hưởng. Cuối cùng em đưa ra hướng giải quyết của mình nhé!

I. Mở đoạn: Nêu vấn đề việc sử dụng điện thoại không đúng mục đích của học sinh.

II. Thân đoạn:

Điện thoại thông minh là 1 tiện ích công nghệ giúp chúng ta kết nối với thế giới xung quanh và giải quyết vấn đề nhanh chóng, dễ dàng. Nhưng việc sử dụng sai mục đích đang dẫn đến nhiều hậu quả như:

- Vấn đề giảm chất lượng giấc ngủ của học sinh: học sinh dành nhiều thời gian cho điện thoại mà "tiết kiệm" giờ ngủ của mình.

- Vấn đề ảnh hưởng đến sự tập trung và khả năng học tập của học sinh

- Vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh: các vấn đề về mắt và thần kinh khi sử dụng quá nhiều trong ngày.

- Giải pháp:

+ Học sinh cần phải có những thói quen lành mạnh khi sử dụng điện thoại ( quy định thời gian sử dụng điện thoại )

+ Phụ huynh cần có trách nhiệm giám sát việc sử dụng điện thoại của con em mình.

+ Các trường học cần áp dụng chính sách nghiêm ngặt để giúp học sinh giảm thiểu việc sử dụng điện thoại trong lớp học gây phân tán sự tập trung.

+ Giáo dục và nâng cao nhận thức của học sinh về tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức.

II. Kết đoạn:

- Chốt lại và nêu bài học nhận thức cho học sinh đang sử dụng điện thoại

- Khuyến khích cộng đồng cùng tham gia chung tay giảm thiểu tác động của việc sử dụng điện thoại quá mức đối với học sinh.

23 tháng 3 2022

tham khảo

Vấn nạn ứng xử khi tham giao thông của nước ta hiện nay đang diễn ra vô cùng phức tạp. Tình trạng kẹt xe tắc đường ở các thành phố lớn khiến các cơ quan chức năng vô cùng khó khăn trong việc tìm ra giải pháp hợp lí để giải quyết tình trạng ùn tắc khi tham gia giao thông.

Bên cạnh đó, văn hóa của người tham gia giao thông không tốt vẫn còn tình trạng đi ẩu lạng lách, đánh võng, không chịu chờ đèn tín hiệu mà cứ đi bừa, làm cho tình trạng tai nạn giao thông gia tăng chóng mặt. Biết bao vụ tai nạn thương tâm diễn ra hàng ngày hàng giờ ở nước ta.

Trung bình mỗi ngày tai nạn giao thông cướp đi mạng sống của 23 con người (Theo số liệu thống kê của năm 2016). Tai nạn giao thông đang là căn bệnh nguy hiểm hơn bất kỳ bệnh dịch nào. Nó cần phải được giải quyết và giảm tải một cách tối đa để làm an lòng người dân.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an toàn giao thông đó chính là do cơ sở hạ tầng của nước ta còn yếu kém đường phố phát triển không kịp với tốc độ gia tăng của phương tiện giao thông. Đó là chưa kể tình trạng bớt xén nguyên vật liệu trong quá trình thi công làm cho công trình trở nên kém chất lượng, cầu đường không đạt tiêu chuẩn như trong văn bản quy định, dẫn tới sập cầu, lún, nứt đường.

Do các nhà máy xí nghiệp, các công ty, bệnh viện, trường đại học thường tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh khiến cho người dân từ mọi địa phương đều đổ dồn ra thành phố để sinh sống, làm ăn, làm cho mật độ dân cư của thành phố lớn trở nên quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân

Bên cạnh đó, tai nạn giao thông gia tăng cũng do phần lớn là ý thức người tham gia giao thông không nghiêm túc thi hành luật pháp đặt ra, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn tín hiệu, lạng lách, đánh võng, đèo ba bốn người trên một chiếc xe máy là mất an toàn giao thông gây nên tai.

Một số bộ phận không nhỏ những thanh niên, những học sinh sinh viên còn trẻ người non dạ thường thích thể hiện mình muốn mình trở thành anh hùng xa lộ, thường đi xe lạng lách, đánh võng rồi va quệt vào người khác gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Hiện tượng đi ẩu khi tham gia giao thông khiến cho các nhà chức trách, nhưng cơ quan an ninh vô cùng đau đầu khi xử lý.

Hiện tượng đi ẩu là gì? Là hiện tượng người tham gia giao thông không chịu chấp hành tuân thủ đèn tín hiệu, thường xuyên vượt đèn đỏ, đi đánh võng không nghiêm túc trở quá tải quy định

Để giải quyết tình trạng đi ẩu này chúng ta cần phải có biện pháp xử lí nghiêm minh với những người tham gia giao thông có hành vi đi lại thiếu nghiêm túc, đánh võng, vượt đèn đỏ, tổ chức đua xe trái phép…

 

Khi tham gia giao thông mọi người dân cần phải có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ tính mạng tài sản của mình, cũng như bảo vệ tính mạng tài sản của người khác, không được coi thường mạng sống, đi xe liều mạng bất chấp nguy hiểm, để xảy ra những tai nạn đáng tiếc

Để giải quyết vấn nạn kẹt xe chúng ta nên tăng cường các đường trên cao, phân làn đường đúng quy định, không nên mở nhiều ngã ba ngã tư. Cần tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân khi tham gia giao thông, để người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình khi cầm lái.

Về lâu dài chúng ta cần di chuyển bớt bệnh viện, các trường đại học khu công nghiệp ra vùng ngoại thành và về các tỉnh thành khác tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân các địa phương, để người dân không cần phải đổ dồn ra thành phố vẫn có cơ hội tìm kiếm việc làm, học hành, chữa bệnh, như thế sẽ giảm lượng dân đổ ra thành phố sinh sống

Vấn nạn đi ẩu, tình trạng tai nạn giao thông ở nước ta đang ở mức báo động nóng hơn bao giờ hết để giải quyết triệt để vấn đề này đòi hỏi sự chung tay xây dựng của rất nhiều ngành, và đòi hỏi mỗi người dân phải tự ý thức với chính mạng sống của mình.

16 tháng 3 2018

Viết bài văn nghị luận xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu tuổi học trò – những rung động đầu đời tự nhiên, trong sáng nhưng đồng thời cũng làm đau đầu không ít các bậc phụ huynh. Vậy đó là tình cảm như thế nào? Làm thế nào để giúp người trong cuộc xử lí những rung động đầu đời một cách chủ động và không ảnh hưởng đến học tập cũng như tương lai của bản thân?

b. Thân bài (9đ)

   - Thế nào là tình yêu tuổi học trò (2đ):

      + Tình yêu là sự rung động trái tim giữa 2 người khác giới. Đồng hành cùng với nó là sự quan tâm, sẻ chia, yêu thương, đồng cảm và bao dung...

      + Tuổi học trò là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, không toan tính của những bạn trong độ tuổi đi học (từ 6 đến dưới độ tuổi 18).

→ Tình yêu tuổi học trò là những rung động đầu đời trong sáng, vô tư, không vụ lợi của cả nam và nữ dưới 18 tuổi.

   - Phân tích (5đ):

      + Tình yêu học trò là tình cảm trong trẻo, vô tư và hồn nhiên nhất của cuộc đời.

      + Là những rung động của tuổi mới lớn – độ tuổi chưa được trang bị đầy đủ về kinh nghiệm sống, tri thức về giới tính, tình dục, hôn nhân. Vì vậy vấn đề đặt ra là lợi ích – hệ quả của tình yêu tuổi học đường là gì?

→ Lợi ích: Tình yêu học trò – vì yêu mà cố gắng học tập, nỗ lực hoàn thiện bản thân để trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người kia.

→ Hệ quả của tình yêu học trò khi không được trang bị đầy đủ tri thức về giới tính, tình dục an toàn: dễ nhầm lẫn với các tình cảm khác (sự ngưỡng mộ, biết ơn...), sa sút học tập, mang thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp quẫn trí tự tử.

   - Giải pháp: Vai trò của người lớn – làm thế nào để có tình yêu tuổi học trò trong sáng, lành mạnh.

      + Khi học sinh đang trong giai đoạn tìm hiểu hay rung động, người lớn (cha mẹ, thầy cô) sẽ là người cố vấn giúp các em có định hướng hành động đúng đắn. Tôn trọng, quan tâm tới các mối quan hệ của con cái; chú ý những biểu hiện lạ trong cảm xúc, hành động của con; làm bạn để cùng trò chuyện và hiểu con hơn; lắng nghe tâm sự của con để giúp con biết việc gì nên hay không nên trong mối quan hệ đó. Người lớn cần trang bị cho con cái kiến thức về giới tính và tình dục một cách đầy đủ và thắng thắn, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc về sau.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyện trong nhà trường/ lớp học ở những giờ hoạt động ngoại khóa bàn về tình yêu học đường để HS nhận thức được hệ quả/ cách xử lí hợp tình hợp lí nhất.

   - Bàn luận (2đ):

      + Tình yêu học trò là những rung động hết sức tự nhiên, chân thành, không nên và không thể cấm đoán.

      + Điều quan trọng là trang bị tất cả kiến thức cần thiết liên quan để cho tình cảm ấy trong sáng, lành mạnh; không áp đặt hay thiếu tôn trọng tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này.

      + Bài học nhận thức và hành động: trang bị kiến thức về tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn, tình yêu là động lực cùng cố gắng học tập tốt hơn.

c. Kết bài (0.5d)

   - Khẳng định lại vấn đề.

3 tháng 4 2021

Người ta thường nói, những rung động đầu đời luôn là những xúc cảm tuyệt vời nhất mà bạn sẽ không bao giờ còn được lặp lại. Giống như tình yêu trong sáng, hồn nhiên vô tư tuổi học trò sẽ là kỉ niệm đáng nhớ thời học sinh và sẽ đi theo ta mãi về sau. Dù vẫn luôn tồn tại những quan niệm trái chiều về tình yêu tuổi học trò là "nên" hay "không nên" thì tình yêu đó vẫn luôn xảy ra, chúng ta hãy cùng nhìn nhận một cách đúng mực về tình yêu tuổi học trò.

Tình yêu nói chung là thứ tình cảm yêu thương, gắn bó sâu sắc, nó mang tính tự nhiên không thể cưỡng cầu ép buộc và tình yêu cũng là tất yếu, cần thiết của mỗi người song nó chỉ thích hợp vào một thời điểm nhất định của cuộc đời mỗi người. Có thể tình yêu sẽ đến sớm, cũng có thể đến đúng lúc hay đến muộn đó là điều mà chúng ta không lường trước được. Cũng giống như cách chúng ta bàn về tình yêu tuổi học trò, suy cho cùng tình yêu tuổi học trò thực ra rất "màu hồng", đó là thứ tình cảm hồn nhiên trong sáng, lành mạnh và vô tư, không toan tính cưỡng cầu cũng không có vụ lợi, hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Tình yêu tuổi học trò đơn giản như cùng chở nhau đi học, chờ nhau tan học, cùng nhau đi chơi, đi dạo. Nhưng cũng không thể phủ nhận, tình yêu tuổi học trò vẫn có những mặt tích cực và tiêu cực, tuy nhiên rất khó để phân định xem mặt nào nhiều hơn mặt nào. Trước hết về mặt tích cực, tình yêu tuổi học trò phát triển từ sự kết giao giữa hai người bạn, mối quan hệ đó giúp đối phương có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý lứa tuổi, yêu đương nằm trong một lộ trình phát triển bản thân vì vậy dù sớm hay muộn thì việc yêu cũng giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Bất cứ tình yêu nào cũng chứa đựng sự vị tha, chia sử và đồng cảm, tình yêu học trò cũng thế, nó giúp cho những cô cậu mới lớn biết thấu hiểu và quan tâm người khác, biết sẻ chia và cảm thông cho nhau. Khi biết yêu cũng là lúc ta đang hoàn thiện cách sống, cách suy nghĩ, ứng xử và cách giải quyết các vấn đề nảy sinh, đó sẽ là kinh nghiệm tốt cho chúng ta sau này. Riêng trong học tập, tình yêu học trò đã giúp nhau xua tan căng thẳng, áp lực học tập, giúp đỡ nhau trao đổi kiến thức để cùng tiến bộ. Tuy nhiên tình yêu tuổi học trò cũng tiềm ẩn nhiều tiêu cực, rõ nhất chính là sự hao tổn về thời gian và sức khoẻ, tâm sinh lý thay đổi, thời gian học tập ít đi và không còn chuyên tâm vào học tập. Điều đáng lo là ở tuổi học trò, khi chưa đủ chín chắn và trưởng thành, những người học sinh có thể sẽ có những quyết định sai lầm, đi sai đường rồi đến lúc muộn màng lại nảy sinh ra ý nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Ví dụ như một đôi học sinh yêu nhau vì thiếu suy nghĩ nên đã đi quá giới hạn, để lại hậu quả nhưng không biết giải quyết như thế nào nên lâm vào bế tắc, dẫn đến nhiều hệ luỵ đáng trách, có thể sẽ bỏ học, hoặc sẽ phá thai hoặc đáng sợ hơn là trầm cảm tự kỉ rồi tự tử.

Có thể nói, tình yêu tuổi học trò không xấu, chúng ta cần tôn trọng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ ấy, tuy nhiên tuyệt đối không để tình yêu tuổi học trò trở thành tác nhân xấu ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và cuộc sống của chúng ta

21 tháng 4 2020

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đang quan ngại mà cả xã hội đều hướng đến. Nó trở thành vấn đề toàn cầu, là vấn đề nóng, khiến chúng ta đau đầu nghĩ ra những giải pháp . Hiện nay, ở đất nước ta, cứ mỗi bước chân đều xuất hiện rác, cho dù là nơi công cộng hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Lý do chính là việc không biết giữ gìn vệ sinh xả rác bừa bãi.

Rác xuất hiện mọi nơi xung quanh chúng ta. Rác trú ngụ ở những con đường chúng ta hằng ngày vẫn đi qua. Vỏ lon, chai nhựa, túi ni lông,… chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở tất cả mọi ngóc nghách trên đường phố, lề đường, vỉa hè, chân cầu, hồ nước,… Không những thế, ngay cả ở những bờ hồ nổi tiếng cúng ta còn có thể thấy rác, những bãi cỏ công viên xanh mướt, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rác,… Rác cứ ở đó cho dù xung quanh nó có biết bao nhiêu người qua lại, người ta cũng không ai ngó ngàng tới, mà cho dù có thấy, rác vẫn ngang niên ở đó, chờ những người lao công để được vào thùng

Vậy nguyên nhân nào gây ra thực trạng đó? Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do ý thức của con người. Bởi chính vì ý thức của con người tốt hay xấu mới quyết định việc rác có bừa bãi hay không. Nếu con người có ý thức thì khi vứt rác họ sẽ vứt thẳng ở sọt rác chứ không phải là” tiện tay” quảng bất kì nơi nào. Tất cả đều xuất phát từ ý thức và sự lười biếng của con người. Tuy thế vẫn có nhiều nguyên nhân khác bên cạnh đó như thùng rác ở Việt Nam chúng ta chưa phải chỗ nào cũng có, gây bất tiện cho người vứt rác. Không những thế do chưa có trình độ kĩ thuật tân tiến, thế nên quy trình xử lí rác của chúng ta cũng chưa được tốt, nhiều bãi rác “ lộ thiên” xuất hiện ở nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sông của những người dân xung quanh. Các hình thức xử lí các hành vi xả rác bừa bãi ở nước ta cũng chưa được tân tiến và phổ biến nhiều địa phương nên rác thải tồn đọng lại nhiều chưa được xử lí, đặc biệt là nguồn nước chưa qua xử lí của các nhà máy  cũng là yếu tố gây ra rác thải tràn lan, ô nhiễm trầm trọng. Những nguyên nhân kia đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng với môi trường. Ô nhiễm rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ô nhiễm cảnh quan để lại ấn tượng tốt đẹp với những du khách đến thăm đất nước của chúng ta. . Không những thế còn ảnh hướng nghiêm trọng, lâu dài về thời gian đối với môi trường. Những tác động của ô nhiễm môi trường đối với biến đổi khí hậu thời tiết ở nước ta đang được thể hiện vô cùng rõ rệt: vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn, hay như hạn hán ở miền Trung kéo ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của người dân thiệt hại về sản lượng, thu nhập,… của người dân.

Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh rác thải khắp mọi nơi. Những vụ xả nước thải bừa bãi chưa qua xử lí cũng đã được giới báo chí và lực lượng công an vạch trần và đưa tin như vụ việc 145,4 tấn chất thải nguy hại của Formosa chuyển ra Phú Thọ, nước mưa chảy tràn của Nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hòa Bình; Công ty TNHH Hapeco Hải Âu xả nước thải ra sông Lạch Tray (Hải Phòng) gây ô nhiễm. Những vụ rác thải chưa xử lí thảo ra môi trường gây nhiều bức xúc trong dư luận. Đấy chính là những ví dụ điểm hình cho thấy rác thải đang tràn lan, tồn tại và đe dọa tới cuộc sống của chúng ta. Đó cũng vạch trần ra ý thức con người trong quá trình bảo vệ môi trường ngày nay.

Vậy chúng ta phải làm gì để có thể bảo vệ một môi trường xanh, sạch đẹp? Trước hết chúng ta cần nâng cao chính ý thức của bản thân, ý thức cộng đồng. Rác thải chúng ta cần phải để đúng nơi quy định, không thờ ơ, vô trách nhiệm khi nhìn thấy rác thải, tuyên truyền bảo vệ môi trường xanh, mở ra các phong trào chung tay bảo vệ môi trường,.. đang là được đặt ra và được lan truyền rộng rãi. Chúng ta nên đặt nhiều thùng rác ở nhiều nơi để thuận tiện cho người vứt rác, làm tốt công tác giáo dục ở mọi cấp học, mọi đối tượng, mọi nơi, mọi lúc. Không những thế nhà nước chúng ta cần phải ban hành xử phạt thật nặng đối với những hành vi xả thải ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thiên nhiên, môi trường và cuộc sông con người.

Chúng ta hãy chung tay cùng nhau bảo vệ một môi trường xanh sạch đẹp. Bảo vệ môi trường, nói không với rác chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Tôi và các bạn chúng ta hãy cùng nhau hành động.

#Học Tốt

22 tháng 4 2020

Trang này trên mạng mình có tham khảo rồi. Nhưng cũng cảm ơn cạn đả quan tâm.