Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện tượng nghiện game
Hiện nay, trong xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao dẫn đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.
Trong đó, Internet - nơi hội tụ các nguồn thông tin trở thành thế giới thu nhỏ được mọi người đặc biệt quan tâm, nhất là các bạn học sinh, thanh niên. Trên Internet có rất nhiều thể loại giải trí khác nhau làm cho nhiều bạn trẻ lạm dụng dẫn đến tình trạng nghiện ngập và trở thành vấn đề nóng mà mọi người vô cùng bức xúc.
Nghiện Internet là lạm dụng quá mức, sử dụng vô tổ chức ở mọi lúc mọi nơi, không làm chủ bản thân, bỏ cả ăn uống, nghỉ ngơi, học hành mà sa đọa trong thế giới hư ảo.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet nhưng chủ yếu là do bản thân các bạn trẻ chưa nhận thức được mặt trái của Internet, còn ham chơi, tò mò, hiếu động, muốn chứng tỏ bản thân với người xung quanh. Các bậc phụ huynh chưa quản lý chặt chẽ con em mình, còn thiếu sót trong vấn đề giáo dục con cái. Nhà nước và chính quyền địa phương không quản lý các tiệm Net, để mặc các chủ tiệm mở cửa sát bên trường học và mọc lên ngày càng nhiều.
Trong xã hội đang phát triển và hội nhập, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà Internet mang lại, Internet trở thành từ điển sống của tất cả mọi người. Nhờ Internet, con người có thể tra cứu tài liệu, cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ mà không mất thời gian, công sức; là công cụ làm việc đối với một số ngành công nghệ thông tin; cung cấp các thể loại giải trí như phim, âm nhạc, trò chơi. Nhưng bên cạnh đó có không ít tác hại do việc quá lạm dụng của các bạn học sinh, thanh niên. Ngoài những thông tin hữu ích, Internet còn chứa rất nhiều những thông tin mang tính chất đồi trụy; các trò chơi giải trí bạo lực khiến nhiều bạn trẻ nghiện bỏ rơi cuộc sống thực tại. Từ đó tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn như giết người, trộm cắp để thỏa cơn nghiện. Rất nhiều bạn mắc bệnh hoang tưởng từ những trò chơi khiến gia đình vô cùng lo lắng, xã hội vô cùng bức xúc. Có thể nói Internet cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức con người.
Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy biết tự trang bị kiến thức về Internet cho bản thân để tránh tình trạng nghiện ngập. Các bậc phụ huynh, nhà nước, chính quyền, đặc biệt là trường học phải quan tâm, quản lý, giáo dục các bạn trẻ tránh xa những tư tưởng không lành mạnh, giúp đỡ người nghiện ngập quay về thế giới thực, không để họ mãi chìm đắm trong cái thế giới hư vô có thể giết người này.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, ai cũng có quyền thả mình vào Internet nhưng đừng lạm dụng nó, phải biết chắt lọc, biết dừng lại đúng lúc trước khi biến thành con nghiện.
“Hãy để chúng ta làm chủ Internet và đừng bao giờ để Internet điều khiển chúng ta”. Mỗi người trẻ cần ý thức được tác hại của game online để tránh rơi vào tình trạng nghiện game. (Sưu tầm)
* Bài tham khảo
Nhân vật thuyền trưởng Nê-mô có phải là người xấu?
Thuyền trưởng Nê-mô là người xấu | Thuyền trưởng Nê-mô không phải là người xấu |
Lí lẽ 1: Không ai biết chút thông tin gì về Nê-mô Bằng chứng 1: “Liệu sau này tôi có biết được quốc tịch của con người bí ẩn đã từ bỏ Tổ quốc mình không? Bằng chứng 2: “Tôi chẳng nghe, chẳng nhìn thấy gì cả… Thậm chí là tôi chẳng thấy một bóng thủy thủ nào” | Lí lẽ 1: Ông ấy là một người tài giỏi Bằng chứng: Nê-mô rất am hiểu về biển, ông phổ cập kiến thức cho giáo sư A-rô-nắc.
|
Lí lẽ 2: Ông là một người rất lạnh lùng Bằng chứng 1: Chưa lần nào ông ta bắt tay tôi. Cũng chưa lần nào đưa tay cho tôi bắt Bằng chứng 2: Tôi chờ thuyền trưởng Nê-mô nhưng ông ta không đến. | Lí lẽ: Ông là một người rất chu đáo và có tình người. Bằng chứng 1: Ông đã cứu sống nhóm người giáo sư A-rô-nắc Bằng chứng 2: Bữa ăn đã dọn sẵn trên bàn. |
Bài nói tham khảo:
Thảo luận vấn đề “Nói chuyện riêng trong giờ học”
Xã hội ngày càng phát triển thì giáo dục lại càng được coi trọng và đặt lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục hiện nay, bên cạnh những hiện tượng tiêu cực xảy ra như nói tục chửi bậy, quay cóp bài, bạo lực học đường… thì hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học của học sinh đã và đang trở thành mối quan tâm "đau đầu, nhức óc" .
Nói chuyện riêng trong giờ học là việc trao đổi, bàn tán những câu chuyện ngoài lề trong cuộc sống, ngoài nội dung bài giảng mà học sinh đem lại bằng rất nhiều những hình thức khác nhau như truyền thư tay, trực tiếp nói bằng miệng hoặc thậm chí là tự độc thoại một mình... Đây là một hành vi xấu, tiêu cực xuất hiện trong môi trường học tập vì nó có tác hại rất lớn tới bản thân học sinh và người dạy, mở rộng ra là thành tích thi đua của tập thể nhà trường, tương lai của đất nước.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đó trước hết là do ý thức học tập của học sinh còn kém, chưa đề cao việc học nên chưa chú trọng vào việc nghe giảng, thu nạp kiến thức. Tâm lí của các em ở mỗi lứa tuổi khác nhau và càng lên lớp cao hơn thì cái tôi của các em càng lớn. Các em có đủ mọi chuyện bên ngoài xã hội tác động vào nên không làm chủ được suy nghĩ, hành động của bản thân và tìm mọi cách để có thể giải tỏa ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong giờ học. Thậm chí còn do tính tò mò, tắt mắt, muốn hiểu chuyện người khác nên các em cảm thấy nội dung kiến thức bài học mới trên lớp không đủ hấp dẫn. Vì thế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là năng lực bản thân người dạy có đủ để lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích sự tìm hiểu bài học của học sinh hay không?. Đồng thời, việc nói chuyện riêng của học sinh còn do chương trình học tập của các cấp học còn quá nặng về kiến thức hàn lâm, ít có sự tương tác với ứng dụng thực tiễn bên ngoài nên vô hình chung dẫn tới tình trạng chán học, không có hứng thú học là điều dễ hiểu.
Hậu quả của việc nói chuyện riêng trong giờ học là người học không theo kịp được kiến thức mà thầy cô giáo giảng, dẫn tới tình trạng không hiểu bài và không làm bài tập được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả thi cử, học tập của các em. Nếu để tình trạng đó tiếp diễn thì việc chán học, bỏ học rồi sa vào các tệ nạn như nghiện game, cờ bạc, rượu chè... là không thể tránh khỏi. Và tất nhiên, đất nước không những không thể phát triển mà bản thân họ còn trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Bản thân những cá nhân nói chuyện riêng ấy còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn trong lớp và bài giảng của thầy cô giáo. Các bạn xung quanh thì không tập trung học được, các thầy cô giáo thì không thể hoàn thành tốt bài giảng tâm huyết muốn gửi tới học trò của mình. Vì thế, nói chuyện riêng là một hành vi ích kỉ, bất lịch sự, thiếu tôn trọng mọi người...
Vậy, để có thể loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng này ra khỏi môi trường giáo dục, bản thân học sinh cần tự ý thức trong hoạt động giao tiếp của mình. Cần chia sẻ đúng lúc, đúng chỗ mà không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Hơn nữa, người học cũng cần xác định cho mình phương pháp học tập hiệu quả, tập trung nghe giảng trên lớp, không làm việc và nói chuyện riêng trong giờ học. Đồng thời bản thân các thầy cô giáo cần nâng cao kĩ năng, phương pháp dạy học tích cực, kết hợp với nhà trường đề ra các qui định để xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm. Các em học sinh cần tích cực phê phán những hành vi, thói quen tiêu cực trong môi trường giáo dục, trong đó có hành vi nói chuyện riêng.
Tóm lại, hành vi nói chuyện riêng trong giờ học là một việc làm xấu, không những không đem lại lợi ích cho bản thân mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng không tốt tới mọi người xung quanh. Vì thế, các em học sinh hãy góp sức loại bỏ một trong những thói xấu này để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp hơn.(st)
* Bài nói tham khảo:
Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.
Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
Trên đây là phần trình bày của em về những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
Bước 1: Chuẩn bị
Thành lập nhóm và phân công công việc
Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.
Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận:
+ Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?
+ Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?
+ Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?
+ Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?
Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận
Mục đích của buổi thảo luận này là gì?
⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống.
Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?
⟹ Thời gian thảo luận từ 25 - 30 phút
Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?
⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận.
Bước 2: Thảo luận
Trình bày ý kiến
Phản hồi các ý kiếnThống nhất ý kiến
Bước 1: Chuẩn bị
a. Chuẩn bị nội dung trao đổi
Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi:
- Chúng ta nên hiểu hai câu tục ngữ trên như thế nào?
- Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn với nhau không?
- Trông xã hội hiện nay, ý nghĩa của hai câu trên còn đúng hay không?
b. Chuẩn bị cách trao đổi
- Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác
- Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự
- Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ
Bước 2: Trao đổi
a. Trình bày ý kiến
- Thể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng một số mẫu câu như: Theo quan điểm của tôi…, Theo tôi…, Tôi nghĩ rằng,...
- Nêu lí lẽ và bằng chứng thuyết phục
- Sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp
b. Tiếp nhận, phản hồi ý kiến của người khác và bảo vệ ý kiến của mình
- Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác
- Đặt câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ bằng các mẫu câu: Có phải ý bạn là…, Bạn có thể nhắc lại câu hỏi không?
- Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới để thuyết phục người nghe
- Bàn về những vấn đề em thấy chưa hợp lí trong phần chia sẻ
- Khích lệ phần trao đổi
(1) Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình → Thay đổi các sai lầm → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân → Thành công.
(2) Khi thất bại: → Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân à không thay đổi được kết quả → không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
Bạo lực học đường - vấn đề cần lên án
Trong một buổi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi được cô giáo yêu cầu thảo luận về vấn đề bạo lực học đường. Gần đây, một số học sinh trong trường để thể hiện mình là người lớn đã thường sử dụng những hành vi bạo lực để bắt nạt các em khối dưới. Tôi thật sự không đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn.
Trước hết, chúng ta cần hiểu bạo lưc học đường là gì, tại sao bạo lực học đường lại đáng bị lên án.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thất về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Đối tượng chủ yếu của bạo lực học đường là những bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bạo lực học đường có rất nhiều loại như gây gổ đánh nhau với bạn bè, anh chị, các em học sinh trong trường; chửi bới, làm nhục, lăng mạ nhau chỉ vì những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt như không ưa nhau, nó giàu hơn mình hay nó giỏi hơn mình,… Bên cạnh đó, chỉ vì những câu thách thức, muốn thể hiện bản thân mà các bạn học sinh đã lập ra những nhóm bạn đánh nhau, hội đồng nhau, thậm chí sử dụng cả hung khí nguy hiểm. Thêm vào đó, việc học sinh đi học không hiểu bài, bị cô giáo phạt hay cho điểm thấp, thậm chí bị giáo viên chửi mắng, ghi sổ đầu bài,… làm thái độ các bạn khó chịu, từ đó xảy ra tình trạng cố ý không nghe lời, làm trái lời giáo viên dẫn đến tình trạng mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn và có thể dẫn tới những hệ lụy lớn hơn như chửi bới nhục mạ giáo viên hay giáo viên gay gắt với học sinh hơn. Những hành động đó vô tình khiến con người trở nên mất tình người, làm tổn hại đến tinh thần hay thậm chí là sức khỏe của con người.
Những hậu quả mà bạo lực học đường mang lại rất khôn lường. Đối với những bạn là nạn nhân của bạo lực học đường thì nó gây ra những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Có những vụ bạo lực học đường hậu quả nhẹ thì chỉ chửi nhanh, đánh nhau xây xát nhẹ, nặng thì bị thương, nhập viện. Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại đến những người thân, gia đình, bạn bè của người bị hại như gia đình lo lắng, tốn thời gian giải quyết những hành vi các bạn gây ra, tốn tiền chăm nuôi, thuốc men, khám chữa khi bị thương,… Ngoài ra tình trạng này còn gây ra tính bất ổn trong xã hội, tạo sự bất an lo lắng cho cả gia đình của người gây ra hành vi và người bị hại, tạo ra tâm lí lo sợ cho các bạn học sinh khác trong trường và cả giáo viên trong trường. Khi ra ngoài phạm vi gia đình, trường học thì các em cũng sẽ tạo nên những tiếng xấu khiến mọi người bàn tán, xa lánh, tạo tâm lí bất an cho mọi người. Đối với những người gây ra bạo lực, những hành vi này sẽ khiến cho con người phát triển không toàn diện về cả đạo đức lẫn kiến thức văn hóa. Những hành vi bạo lực như vậy sau này không sớm thì muộn cũng trở thành những mầm mống của tội ác, gây ra những hành động mất hết tính người ở cả phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó có thể làm hỏng tương lai của chính mình, trở thành những con người gây nguy hại cho xã hội. Những người như vậy thường sẽ bị mọi người lên án, căm ghét, xa lánh khiến các em rơi vào tình trạng bị cô lập, gây nên những hậu quả khó lường được.
Như vậy thì bạo lực học đường là vấn đề đáng bị lên án, chúng ta phải ngăn chặn tất cả những hành vi bắt nạt, cậy có người bảo kê,… để giữ môi trường lớp học trường học văn minh