Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Lá mồng tơi có gân lá chằng chịt hình mạng lưới
b. Người ta thường dùng lá và ngọn mồng tơi để nấu canh. Nếu nhà em trồng mồng tơi em sẽ cho cây leo giàn để hái được nhiều lá và ngọn hơn.
c. Nói không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất là đúng vì:
Con người và hầu hết các động vật trên trái đất đều không tự tổng hợp được chất hữu cơ mà sống dị dưỡng hoàn toàn nhờ sử dụng chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh quang hợp tạo ra.
+ Lá cây xương rồng biến thành gai nhọn.
+ Đặc điểm đó giúp cây hạn chế sự thoát hơi nước, thích nghi với đời sống khô hạn,
+ Lá cây xương rồng có đặc điểm biến thành gai.
+ Do môi trường sống của xương rồng rất khắc nghiệt nên lá xương rồng biến đổi thành gai để thích nghi với môi trường và cũng là để giữ nước cho cây .
+ Lá chét ở cây đậu Hà Lan biến đổi thành tua cuốn
Lá ngọn của cây mây biến đổi thành tay móc .
+ Lá biến thành tua cuốn hay tay móc giúp cây bám để leo lên cao .
+ Lá phủ trên thân rễ là vảy mỏng có màu nâu nhạt.
+ Nó giúp che chở cho các chồi của thân rễ.
+ Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng chứa chất dự trữ cho cây .
Câu 1 :
- Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu, lá trên các mấu thân xếp so le nhau.
- Ý nghĩa của cách sắp xếp đó là : giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
Câu 2 :
- Cấu tạo ngoài của thân cây gồm : thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
- Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa.
- Chồi ngọn giúp thân, cành dài ra.
- Cây lấy gỗ phải tỉa cành vì biện pháp tỉa cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Câu 3 :
- Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.
- Những cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.
Câu 4 :
Không có cây xanh thì trái đất không có sự sống đúng vì :
- Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi sống mọi sinh vật trên Trái Đất
- Cây xanh quang hợp tạo ra khí O2 và hấp thụ khí CO2 góp phần duy trì nồng độ các chất khí trong khí quyển phù hợp nhu cầu của mọi cơ thể sống trên Trái Đất.
Câu 5 :
- Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp.
- Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.
Câu 6 :
Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây vì :
- Tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
- Làm cho lá được dịu mát, cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.
- Ở H.25.1
+ Lá cây xương rồng biến thành gai.
+ Lá biến thành gai làm giảm sự thoát hơi nước qua lá phù hợp với điều kiện sống của cây ở nơi khô hạn.
- Ở H.25.2 H.25.3:
+ Lá chét của đậu Hà Lan hình thành tua cuốn, lá cây mây biến thành tay móc.
+ Tua cuốn, tay móc giúp cây bám vào giá thể để cây leo lên cao.
- Ở H.25.4
+ Các vảy nhỏ trên thân rễ có màu nâu, màu trắng.
+ Chúng có chức năng bảo vệ các chồi ở thân rễ.
- Ở H.25.5 phần phình to ở củ hành là bẹ lá phình to ra, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
Chương I:
Câu 1:
Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 2: Trả lời:
Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
c1 : 1. Cấu tạo tế bào cơ bản gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
So sánh chiều cao của 2 nhóm cây
+ nhóm cây ngăt ngọn
+ nhóm cây k ngắt ngọn
=> Chiều cao của cây ngắt ngọn thấp hơn cây không ngắt ngọn.
- Từ thí nghiệm trên , hãy cho biết thân dài ra do bộ phận nào ?
=> Thân dài ra do phần ngọn ( Mô phân sinh ngọn)
- Hãy giải thích vì sao thân dài ra đc?
Vì ở phần ngọn có mô phân sinh ngọn, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra. (Ở các cành cũng có hiện tượng như ở ngọn cây).
- Khi trồng đậu , bông , cà phê trước lúc cây ra hoa , tạo ủa người ta thường ngắt ngọn vì :
+ Khi bấm ngọn cây, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển.
+ Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn, để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi, hoa, quả, lá phát triển.
- Trồng cây lấy gỗ , lấy sợi , lấy vỏ , người ta thường tỉa cành sâu mà k bấm ngọn vì cây mọc cao mới cho nhiều gỗ, nhiều sợi. Cần thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính, làm cho thân dài ra.
-Thân cây dài ra là do chồi ngọn
-Vì phần chồi ngọn có mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra
-Để cây không lên cao, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá phát triển
-Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi thì không bấm ngòn vì phải để cây cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt
B) Khi cây bị bứng đi thì nó đã bị đứt một phần rễ. Khi trồng thì phải đợi nó ra rễ khác mới hút nước nuôi cây, trong khi lá là nơi thoát hơi nước. Lúc này cần hạn chế thoát càng ít càng tốt.
Tuy nhiên không thể cắt hết lá vì lá phải tổng hợp chất tinh bột để nuôi cây.
Riêng đối với những cây lớn thì có cắt hết lá cũng không sao, vì nó đủ sức để mọc chồi mới và rễ mới
Khi cây bị bứng đi thì nó đã bị đứt một phần rễ. Khi trồng thì phải đợi nó ra rễ khác mới hút nước nuôi cây, trong khi lá là nơi thoát hơi nước. Lúc này cần hạn chế thoát càng ít càng tốt.
Tuy nhiên không thể cắt hết lá vì lá phải tổng hợp chất tinh bột để nuôi cây.
Riêng đối với những cây lớn thì có cắt hết lá cũng không sao, vì nó đủ sức để mọc chồi mới và rễ mới
- Củ dong ta và củ gừng giống nhau: đều phình to chữa chất dinh dưỡng, chúng đều có lá, chồi ngọn, chồi nách.
- Củ khoai tây và củ su hào giống nhau đều to, tròn. Khác nhau củ khoa tây mọc dưới mặt đất, củ su hào mọc trên mặt đất.
- Thân củ có đặc điểm: Thân phình to, nằm trên mặt đất, chứa chất dinh dưỡng dự trữ khi cây ra hoa, tạo quả.
- VD thân củ: khoai tây, su hào dùng làm thức ăn cho con người.
- Thân rễ : Thân phình to , có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
- Cây thân rễ như củ nghệ, gừng, dong ta công dụng làm thực phẩm cho con người.
- Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng sẽ thấy nước chảy ra.
→ Nhận xét: Thân cây có chứa nước dữ trữ cho các hoạt động sống của cây.
- Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng dự trữ nước cho cơ thể.
- Ví dụ cây mọng nước: Nha đam, cây thuốc bỏng.
- Là cây nhọ nồi.
- Nguồn ảnh: mạng xã hội.