Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đoạn trích ghi lại một đoạn đời bi kịch của Thúy Kiều.
+ Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, + Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều ngời lên giữa một bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ
- Đoạn trích thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm
+ Lời Kim Trọng nói với Kiều tái ngộ xác nhận chữ “trinh” của nàng.
+ Chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt, trải qua tay của nhưng của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, rồi làm vợ Thúc Sinh, Từ Hải nhưng Nguyễn Du vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.
Nguyễn Du không né tránh cuộc đời nghiệt ngã, “lời ong tiếng ve” mà ông vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.
Đưa chốn lầu xanh nhơ bẩn, chuyện gái trai tục tĩu vào tác phẩm nghệ thuật quả là vấn đề nan giải. Để tránh được chuyện tục tĩu ấy, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi, lá giỏ cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tói tìm Trường Khanh, gió tựa hoa kề... Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du không né tránh hiện thực, miêu tả được thực tế đầy nhơ bẩn chốn lầu xanh mà câu thơ vẫn trang nhã, thanh cao, không chút dung tục. Nhờ vậy, chân dung Thúy Kiều hiện lên cao đẹp. Và cũng qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình đối với nhân vật.
Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).
Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực
- Sử dụng điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần
→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.
- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ trí tuệ và truyền thống ấy.
- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấm lạnh kiếp người. Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.
- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ Trung Quốc... Nhưng Nguyên Du ít nói, lúc nào cần thầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có mâu thuản phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tường Nguyên Du phán nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình.
- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương vói giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao.
- Thời đại và gia đình
-
Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
-
Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.
-
Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
- Cuộc đời:
-
Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.
-
Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc, ...
- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
Bạn có đáp án bài này không ạ, vì mình cũng có cùng thắc mắc
Cuộc đời của Nguyễn Du ảnh hưởng tới quá trình sáng tác của ông:
Nguyễn Du sinh ra trong gia đình đại quý tộc thời phong kiến
+ Tuổi thơ, niên thiếu ông sống trong nhung lụa, nên có điều kiện tốt nhất về giáo dục
+ Cuộc sống chốn quan trường ông có nhiều hiểu biết về giới quan trường, cuộc sống xa hoa của bậc đế vương.
- Sống trong thời loạn, trực tiếp chứng kiến sự khủng hoảng, xã hội phong kiến Việt Nam
Ông có nhiều trải nghiệm cả cuộc sống phong trần cho ông suy ngẫm về xã hội, thân phận con người
- Ông sống trong thời phong kiến nhiều loạn lạc, phức tạp khiến ông cảm thông sâu sắc hơn với nỗi đau khổ của nhân dân
- Nguyễn Du có điều kiện tiếp thu văn hóa nhiều vùng khác nhau: truyền thống hiếu học, yêu nước
→ Các yếu tố về cuộc đời ảnh hưởng tới tư tưởng, ngôn ngữ, phong cách… nghệ thuật của ông
em tham khảo ý để trả lời nhe:
+Khiêm tốn giúp bạn được mọi người yêu thương quý mến, dễ hòa nhập.
+Khiêm tốn còn giúp bạn thấy được năng lực của mình thấy người khác cao hơn mình để mà cố gắng vượt khó để tiến tới thành công. Ngược lại với khiêm tốn là tự cao, thiêu khiêm tốn sẽ khiến con người bị cộng đồng xa lánh, ghét bỏ, ít hòa nhập.
"Từ rằng: tâm phúc tương tri
...
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi."
Qua ngôn ngữ của Từ Hải, có thể nhận thấy, người anh hùng đã không vì quyến luyến, bịn rịn với tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ quyết đoán, không chút do dự khi phải lựa chọn giữa hạnh phúc riêng tư và lí tưởng. Từ Hải tự tin vào sự rạng rỡ của tương lai:
"Bao giờ mười vạn tinh binh
...
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia."
Và khẳng định sự thành công là tất yếu: "Chầy chăng là một năm sau vội gì". Lời hẹn ước của Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát và chắc nịch đúng với cái khí phách của vị tướng quân uy vũ.
Như ta đã biết, trong tiếp nhận văn bản Truyện Kiều, việc cho Kiều là trinh hay dâm không phải hoàn toàn thống nhất với nhau (tham khảo thêm phầu những kiến thức cần lưu ý), cần căn cứ vào văn bản để minh định. Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều này qua tác phẩm mà đoạn trích Nỗi thương mình là một ví dụ. Ở phần Đoàn viên, Nguyễn Du tỏ thái độ của mình qua lời Kim Trọng:
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?
Dù rất thương yêu, mến mộ Thúy Kiều song thực tế đầy phũ phàng (và do phải trung thành với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) nên Nguyễn Du không thể không để cho Kiều phải vào lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh thực tế nhưng cũng chính từ sự việc này, nhà nhân đạo chủ nghĩa lại có điều kiện để cho nhân cách của Kiều ngời sáng, nghĩa là Kiều không dâm, không một chút vui thú trong chốn bùn nhơ. Nàng đau đớn xót xa, bàng hoàng ngỡ ngàng trước những cuộc say, trận cười:
Giật mình / mình lại / thương mình xót xa.
Câu thơ bị ngắt vụn ra như sự tan nát trong cõi lòng nàng. Nàng lấy làm chán chường tủi hổ, chứ không vui thú gì, nàng lãnh đạm, thờ ơ trước khách làng chơi:
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì.
Không cưỡng lại được trước thế lực tàn bạo, nàng Kiều đã chống lại bằng thái độ. Tâm hồn của Kiều hoàn toàn trong trắng, nhân cách, phẩm giá của Kiều hoàn toàn cao thượng. Đúng như Kim Trọng nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.
Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.
Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.