K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

giúp em làm thành bài văn tả dòng sông nhé :a. Mở bàiGiới thiệu bao quát:- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông .......... .- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.b. Thân bài- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy...
Đọc tiếp

giúp em làm thành bài văn tả dòng sông nhé :

a. Mở bài

Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông .......... .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.

b. Thân bài

- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.

* Buổi sớm
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.

* Buổi trưa
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.

* Buổi chiều
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.

c. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.

2
18 tháng 10 2020

Chị nói thật là dàn ý này đủ chi tiết để em tự làm được. Em nên tự viết văn đi chứ lên lớp cao hơn chép trên mạng còn bị thiếu ý chứ nữa là. Văn học vẫn nên được viết bằng ngôn từ của chính mình thì mới khá lên được.

18 tháng 10 2020

Đối với những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trên quê hương thì sẽ không thể nào không có những kí ức tuyệt đẹp gắn liền với dòng sông. Tôi cũng là một trong số những đứa trẻ như thế. Có lẽ tôi có kỉ niệm với dòng sông nhất đó là cảnh buổi chiều trên sông.

Những buổi chiều hè trên dòng sông quê tôi là đông đúc nhất. Bởi khi ấy lũ trẻ chúng tôi đều được nghỉ học rủ nhau ra bờ sông chơi. Chúng tôi nghịch cát trên bãi bồi ven sông, xây thành những hình thù kì quặc, rồi ném cát trêu đùa nhau. Những ngày sông cạn lũ chúng tôi rủ nhau đi bắt trai về nấu. Mò dưới những viên đá lớn là những con trai to bự. Chúng tôi còn kháo nhau chọn ra con nào to nhất con nào sẽ có ngọc.

Rồi có cả những ngày chiều chúng tôi đứa nào đứa đấy rủ nhau ra sông tắm. Lúc ấy dòng sông lại ôm chúng tôi vào lòng hiền hòa che chở như một người mẹ ôm ấp con vào lòng. Nước sông mát rượi trong veo như đã được lọc qua một cái bể lớn nào đó. Nhưng có lẽ ấn tượng với tôi nhất chính là những buổi chiều được ngắm hoàng hôn trên sông cùng lũ bạn là Khi ánh hoàng hôn dần buông xuống, những đám mây xanh nhường chỗ để hoàng hôn xuất hiện. Lúc này dòng sông được nhuốm một màu đỏ cam. Chúng tôi thường kháo nhau lúc ấy là dòng sông máu.

Thế rồi chúng tôi cũng chả ai bảo ai chọn cho mình một chỗ để ngồi ngắm dòng sông. Thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ thổi làm dòng sông lăn tăn gợn sóng trông thật tuyệt. Màu hơi sáng của hoàng hôn khiến chúng tôi nhận ra những chiếc ca nô đang trở về bến sau một ngày làm việc mệt mỏi. Những chiếc thuyền làm cho dòng sông gợn những cơn sóng mệt mỏi vì dường như dòng sông giờ đây đã thấm mệt. Tiếng những chiếc ca nô ngày một gần và cuối cùng cũng đã cập bến dường như chúng cũng đã thấm mệt nên nằm yên trên bến mỏi. Đó cũng là lúc những người dân đi mò trai mò ốc mới trở về.

Tiếng mọi người cười nói vui vẻ hỏi han nhau xem hôm nay có thu hoạch được nhiều không khiến cho khung cảnh yên tĩnh bỗng sôi động hẳn lên. Tiếng người nói sôi động một lúc rồi cũng tắt dần vọng ở phía xa kia rồi tắt dần trong im lặng. Những đàn cá lúc này vội vã trở về nhà bơi thật nhanh làm xao động cả một mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp nhất là những đêm trăng sáng. Trăng sáng ngồi tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được những ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc lấp lánh. Gió thổi lồng lộng mát mẻ vô cùng.

Đối với tôi dòng sông là một người bạn dễ thương dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho tôi. Dù có đi đâu xa tôi cũng không thể nào quên được nơi gắn liền với tuổi thơ tôi.

22. Bài văn tả dòng sông quê hương số 21

Quê tôi nằm ngay bên cạnh sông Thương. Con sông hiền hòa đúng như cái tên của nó. Làng quê tôi nghèo và lam lũ nhưng hàng ngàn đời nay nó vẫn yên bình và đặc biệt rất nên thơ. Tôi nhớ, tôi đã từng say sưa suốt cả ngày trên cánh đồng rợp màu xanh của ngô, của lúa. Nhưng có lẽ, đọng lại da diết nhất trong trái tim của tuổi thơ tôi là vẻ đẹp dòng Thương.

Sông Thương không ồn ã như những con sông khác. Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời cùng chú trống choai gõ cửa mọi nhà, tôi lại có thói quen chạy lên bờ đê để ngắm dòng sông đang uốn mình trôi mềm mại. Những gợn nước nhỏ li ti cứ thế đuổi nhau liên tiếp chẳng biết đang đuổi theo những cơn gió nhẹ hay theo những tia nắng mặt trời. Gió từ dưới sông lúc ấy thổi lên mát rượi làm tung mấy lọn tóc mềm nhưng vàng hoe trên cái trán nhỏ xíu của tôi. Cái cảm giác nhỏ ti nhưng ngây ngất ấy, sau này đi xa chỉ cần tưởng tượng lại là tôi đã thấy bồi hồi và xao xuyến lắm rồi!

Dòng sông bừng sáng hẳn khi ông mặt trời rực rỡ lên cao. Lúc ấy dòng sông như được dát một thảm thủy tinh lên bề mặt. Khi còn nhỏ, tôi thường hỏi mẹ về những đóa hoa thủy tinh lung linh nhiều màu sắc ấy. Mẹ nói: "Đó là những bông hoa nắng, trời làm duyên cho non nước xứ mình”. Sau này tôi mới hiểu đó không chỉ là vẻ đẹp của dòng sông quê tôi. Nhưng dù sao đó cũng vẫn là một kỷ niệm tuổi thơ sâu sắc lắm!

Những hôm trời trong và ánh dương rực vàng như thế, tôi có thể quan sát dọc hai bên bờ của dòng sông. Ở đó, những bờ cỏ um tùm xen lẫn những đám rành rành với những cánh hoa trắng muốt đang khoe mình trên mặt nước trong veo. Cảnh dòng sông lúc ấy khiến tôi và lũ bạn thích thú vô cùng. Sông Thương đã đẹp và quyến rũ nhưng tôi và cả người dân quê tôi nữa còn phải mang ơn dòng sông nhiều lắm. Sông cho tôm, cho cá nuôi bao thế hệ làng tôi khôn lớn rồi đi xa. Sông lại mang phù sa cho cây cối, cho những cánh đồng, những mùa vụ bội thu.

Mỗi mùa nước lũ dâng lên rồi nước rút, dòng Thương lại trải những thảm phù sa trắng đục lên cả cánh đồng rộng lớn ngoài làng. Dòng sông cứ thế âm thầm bồi đắp những ngày mùa no ấm cho cả làng tôi. Với tôi và cả lũ trẻ con trong xóm, dòng sông còn là dấu ấn khó quên của những buổi trưa hè oi ả ngụp lặn mát lạnh trong dòng nước trong veo, hay những đêm trăng cùng nhau hò hét vui đùa với bao trò chơi thú vị. Những hình ảnh đẹp của dòng sông đã làm nên một phần trong trẻo của tuổi thơ tôi.

Dòng sông đã là bạn của bao người, nay lại thủy chung son sắt với tuổi thơ tôi. Vì thế mà chẳng có gì lạ khi nó trở thành một "mảnh hồn làng" trong trái tim của những người dân quê tha thiết như tôi.

24 tháng 9 2018

A.ÊM ĐỀM

V.YÊN Ả

24 tháng 9 2018

a)Làng quê vào buổi chiều yên ả như ru.

b)Lũy tre soi bóng xuống dòng sông bốn mùa hiền hòa.

c)Đi trong mưa rét , ai cũng mơ sớm được trở về một mái nhà ấm áp. (k mk nh)

Đọc đoạn văn sau:      “Mỗi chiều, em ngồi trên thảm cỏ ven sông để hóng gió.Con sông hệt như một con rắn khổng lồ, xám đục màu phù sa. Buổi sáng, dòng sông thong dong sưởi nắng ấm. Đến trưa, sông cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi.Chiều lộng gió, sông cuộn mình hối hả, cuốn phăng từng mảng lục bình, nâng các ghe xuồng lướt phăng theo chiều gió. Bao đời nay, tính tình của sông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

     “Mỗi chiều, em ngồi trên thảm cỏ ven sông để hóng gió.Con sông hệt như một con rắn khổng lồ, xám đục màu phù sa. Buổi sáng, dòng sông thong dong sưởi nắng ấm. Đến trưa, sông cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi.Chiều lộng gió, sông cuộn mình hối hả, cuốn phăng từng mảng lục bình, nâng các ghe xuồng lướt phăng theo chiều gió. Bao đời nay, tính tình của sông vẫn như thế, nhởn nha vào sáng sớm, lười nhác lúc ban trưa và hấp tấp, hối hả khi xế chiều.”

a/Tìm chi tiết Tác giả đã dùng biện pháp so sánhbiện pháp nhân hóa trong khi miêu tả dòng sông quê hương.

+ Chi tiết so sánh:……………………..

+Chi tiết nhân hóa:…………………….

b/Hãy gạch chân dưới các chủ ngữ  của mỗi câu trong đoạn văn

c/ Tìm và ghi laị lần lượt các trạng ngữ của các câu trong đoạn văn.

d/ Ghi lại những danh từ và động từ có trong câu văn cuối đoạn.

g/ Tìm trong đoạn văn các từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây:

 +Vội vã    =………….......      + ung dung =……………

 + biếng nhác = ……..........    + vạm vỡ    =....................

 + Thủng thỉnh=…………...

2
2 tháng 12 2021

bài này hơi khó nhỉ

14 tháng 12 2021

tớn thấy verry easy mà Minh Anh

1 tháng 2 2022

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
 

Đọc đoạn văn sau tìm chi tiết tác giả đã dùng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hóa trong khi miêu tả dòng sông quê hương.    “Mỗi chiều,em ngồi trên thảm cỏ ven sông để hóng gió.Con sông hệt như một con rắn khổng lồ,xám đục màu phù sa. Buổi sáng dòng sông thong dong sưởi nắng ấm. Đến trưa sông cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi.Chiều lộng gió, sông cuộn mình hối hả, cuốn phăng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau tìm chi tiết tác giả đã dùng biện pháp so sánhbiện pháp nhân hóa trong khi miêu tả dòng sông quê hương.

    “Mỗi chiều,em ngồi trên thảm cỏ ven sông để hóng gió.Con sông hệt như một con rắn khổng lồ,xám đục màu phù sa. Buổi sáng dòng sông thong dong sưởi nắng ấm. Đến trưa sông cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi.Chiều lộng gió, sông cuộn mình hối hả, cuốn phăng từng mảng lục bình, nâng các ghe xuồng lướt phăng theo chiều gió.Bao đời nay, tính tình của sông vẫn như thế. Nhởn nha vào sáng sớm, lười nhác lúc ban trưa và hấp tấp,hối hả khi xế chiều.”

a/ Các chi tiết tác giả đã dùng biện pháp so sánh khi tả dòng sông :

+......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

+.......................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

b/ Các  chi tiết tác giả đã dùng  biện pháp nhân hóa khi tả dòng sông :

+........................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................

+........................................................................................................................................................................

2/ Em hãy viết đoạn văn tả dòng sông quê em với nhiều kỉ niệm ấu thơ .

..........................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................................

3/ Hãy tìm trong đoạn văn trên các từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây :

  + to lớn :................. ;+vội vàng :............................... ; biếng nhác : ..........................;+ung dung :.................

0
28 tháng 10 2020

a,Đối tượng miêu tả:Con sông quê hương

Thời điểm miêu tả:Vào một buổi trưa hè

b,Những liên tưởng,so sánh

Nước sông trông như một cái gương trong láp lánh duói ánh trời

Hàng tre dọc bờ sông trông như:Mái tóc soi xuống mặt hồ trong

tâm hồn tác giả như:Một buổi trư hè

c,bài làm

Dòng sông quê em đẹp biết bao,dòng sông buổi trưa hè như một dòng thửy ngân lấp lánh dưới ánh mặt trời buổi trưa hè.Dọc bờ sông là những hàng tre xanh mướt,soi bóng xuống hồ.Giữa buổi trưa,tâm hồn em như ánh mặt trời dệt những sợi nắng vàng,thả xuống dòng ngọc bích xanh biếc lúc trưa hè.Em yêu dòng sông quê em biết bao!

Câu này do mình hoàn toàn tự nghĩ và ko phải chép trên mạng đâu nha!

Mong bạn k đúng cho mình!

TL ;

Các câu trên đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng thay đổi từ ngữ

HT

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sao vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông rộng mênh mông, uẩn khúc như một chú trăn xanh lớn cuồn cuộn đỏ ra biển cả. Nước sông xanh.mát lành.gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai,ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh,lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống,ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc,gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống,chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vaò mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

3 tháng 6 2019

Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người