K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn nào có sách Sinh học lớp 6 thì giúp mk bài báo cáo thực hành này với: (bạn nào có câu trả lời hay và sớm mình sẽ gửi đơn lên thầy phynit tick cho người ấy , thật đấy. đừng ngại đọc nke) Minh Hieu Nguyen Nguyễn Trần Thành Đạt giúp nka ( Bài mk viết dưới rồi )                                                BÁO CÁO THỰC HÀNH- Họ và tên : .................................        ...
Đọc tiếp

Bạn nào có sách Sinh học lớp 6 thì giúp mk bài báo cáo thực hành này với: (bạn nào có câu trả lời hay và sớm mình sẽ gửi đơn lên thầy phynit tick cho người ấy , thật đấy. đừng ngại đọc nke) Minh Hieu Nguyen Nguyễn Trần Thành Đạt giúp nka ( Bài mk viết dưới rồi )

                                                BÁO CÁO THỰC HÀNH

- Họ và tên : .................................                  - Lớp : ........................

I, Nội dung thực hành

1/...............................................
2/...............................................
3/...............................................
4/...............................................

( Các mục trong SGK Sinh 6 tập 1 trang 21 bài Cấu tạo của tế bào thực vật )

II, Kết quả ( Vẽ lại hình ảnh tế bào vảy hành/ tế bào thịt quả cà chua )

III, Nhận xét : Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 loại tế bào trên

Bài 6 :           QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT

1. Yêu cầu:
- Biết làm một tiêu bản hiển vi tạm thời, tế bào thực vật ( tế bào biểu bì vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín )
- Biết sử dụng kính hiển vi.
- Vẽ lại hình đã quan sát được.

2. Nội dung thực hành:
- Quan sát tế bào biểu bì vảy hành
- Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín


3. Chuẩn bị dụng cụ, vật mẫu
- kính hiển vi
- Bản kính, lá kính
- Lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt.
- Giấy hút nước
- Kim nhọn, kim mũi mác.
- Vật mẫu : củ hành tươi, quả cà chua chín

4. Tiến hành
a) Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi
- Bóc một vảy hành tươi ra khỏi củ hành, dùng kim mũi mác rạch một ô vuông, mỗi chiều khoảng 1/3 cm ở phía trong vảy hành. Dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông vảy hành, cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất.
- Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước, đặt mặt ngoài vảy hành sát bản kính rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Nếu có nước tràn ra ngoài lá kính thì dùng giấy hút nước, hút cho đến khi không còn nước tràn ra nữa.
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi theo trình tự các bước như đã học
- Chọn 1 tế bào xem rõ nhất, vẽ hình

 
b. Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín: 
- Cắt đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác cạo một ít thịt quả cà chua.( lưu ý lấy càng ít càng tốt, nếu lấy nhiều sẽ khó quan sát vì các tế bào chồng chất lên nhau)
- Lấy một bản kính đã nhỏ sẵn giọt nước đưa đầu kim mũi mác vào sao cho các tế bào cà chua tan đều trong giọt nước rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên. Tiếp tục làm các bước như trên
- Chọn tế bào xem rõ nhất , vẽ hình

1
21 tháng 9 2016

a)

b) 

Kết quả hình ảnh cho tế bào cà chua dưới kính hiển vi

Cái này mình thực hành ở trường rồi nhưng mình ngán vẽ nên lấy ảnh trê mạng nhé

21 tháng 9 2016

mk nhờ bn làm bài BÁO CÁO THỰC HÀNH mà Đặng Quỳnh Ngân

16 tháng 9 2016

Gồm các bộ phận chủ yếu sau:

–          Nguồn sáng truyền qua (bóng đèn sợi đốt hoặc halogen).

–          Tụ quang để hội tụ chùm sáng

–          Màn chắn sáng, khẩu độ chắn sáng (nếu có)

–          Giá đỡ mẫu (có bộ phận giữ mẫu)

–          Bộ phận điều khiển giá đỡ mẫu (lên, xuống, sang phải, sang trái)

–          Mâm vật kính có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đại thích hợp khi quan sát

–          Vật kính: là một ống hình trụ có một hay nhiều thấu kính, để thu ánh sáng đi xuyên qua mẫu. Vật kính có các độ phóng đại điển hình như 4x, 5x, 10x, 20x, 40x, 50x, 60x và 100x có thể được lắp đặt trên cùng một mâm vật kính.

–          Thị kính: là một ống hình trụ có hai hay nhiều thấu kính, giúp hội tụ hình ảnh của mẫu vật lên võng mạc của mắt. Độ phóng đại điển hình của thị kính là 2x, 5x, 10x.

–          Núm chỉnh độ hội tụ (chỉnh thô và chỉnh tinh)

–          Ống nối với camera (nếu có).

28 tháng 10 2021

hỏi google là nhanh nhất

13 tháng 3 2016

Bước 1: lấy vật cần quan sát
Bước 2: lấy một bản kính đã giỏ sẵn nước, đưa vật cần quan sát rồi nhẹ nhàng đậy lá kính lên
Bước 3: đặt và cố định tiêu bản trên bản kính
Bước 4: quan sát tiêu bản
Bước 5: chọn một tế bào rõ nhất đẻ quan sát và vẽ.

13 tháng 3 2016

-Điều chỉnh ánh sáng = gương phản chiếu

-Đặt tế bào lên bàn kính sao cho tế bào nằm ở đúng trung tâm,dùng kẹp giữ tế bào 

-Mắt nhìn vật kính từ 1 phía của kính hiển vi,tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tế bào 

-Mắt nhìn vào thị kính,tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát

-Điều chỉnh = ốc nhỏ để nhìn tế bào rõ nhất 

23 tháng 12 2021

B.kính lúp ạ

23 tháng 12 2021

mình cảm ơn Anh Thư nhé^^

ai làm đúng mình tich cho nhaA:câu hỏi trắc nghiệmCâu 1:lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên:A.sinh hoá    B.lịch sử     C.kiên văn    D.Địa chấtCâu 2:quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi bao gồmA.tế bào biểu bì vẩy hành          B.con ong    C.con kiến     D.tép bưởiCâu 3:Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồmA.thị kính,vật kính     ...
Đọc tiếp

ai làm đúng mình tich cho nha

A:câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên:

A.sinh hoá    B.lịch sử     C.kiên văn    D.Địa chất

Câu 2:quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi bao gồm

A.tế bào biểu bì vẩy hành          B.con ong    C.con kiến     D.tép bưởi

Câu 3:Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm

A.thị kính,vật kính                                                   B.chân kính,thân kính 

C.bàn kính,kẹp giữ mẫu ốc to(nún chỉnh thô,núm chỉnh nhỏ,núm chỉnh tinh)                                D.đèn chiếu sáng ,gương,màn chắn

Câu 4:Chỉ ra đâu là tính chất vật lý

A.nến cháy thành khí cacbondioxit

C.bánh mỳ để lâu bị mốc 

B.bơ chảy lỏng khi để ngoài trời

D.cơm nếp lên men thành rượu

Câu 5:chỉ ra đâu là tính chất hoa học của chất

A.đường ta vào nước

C.tuyết tan

B.ken chảy lỏng khi để ngoài trời

D.cơm để lâu bị mốc

Câu 6:Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ 

A.tạo thành mây     C.mưa rơi     B.Gió thổi    D.lốc xoá

Câu 7:lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm điều này thể hiện gì?

A.chất dễ nén được     B.chất dễ nóng chảy     C.chất dễ hoá hơi      D.chất không chảy được

Câu 8:quá trình nào sau đây xảy ra khí oxigen

A.hô hấp      B.quang hợp     C.hoà tan     D.nóng chảy

1
26 tháng 10 2021

lagm đi tui có kết quả rầu nên làm đúng thì k :3

22 tháng 12 2021

D . cà muối

22 tháng 12 2021

sữa tươi

25 tháng 12 2021

KHTN à 

14 tháng 11 2016

Câu 1: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?

=>* Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.

- Cách sử dụng kính lúp: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.

*Cấu tạo kính hiển vi: Kính hiển vi gồm ba phần chính:

- Chân kính

- Thân kính gồm:

+ Ống kính:

-Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x10 ( gấp 10 lần) x20 (gấp 20 lần),....

- Đĩa quay gắn các vật kính.

- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x10, x20,....

+ Ốc điều chỉnh:

- Ốc to

- Ốc nhỏ

- Bàn kính: Nơi dặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.

*Cách sử dụng kính hiển vi:

- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.

- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.

- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.

- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.

- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.

Câu 2: Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào? Chức năng của từng phần?

=> Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần và chức năng của chúng:

* Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

* Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.

* Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.

* Nhân: thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào .

Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra như thế nào?

=> * Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.

* Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia.

- Quá trình đó diễn ra như sau:

+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.

+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.

Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,.....tế bào.

- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.

Câu 4: Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng?

=> Các loại rễ gồm rễ cọc và rễ chùm.

* Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,....

* Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa ( mạ), cây si già,.....

- Các miền của rễ và chức năng của chúng:

* Rễ gồm có 4 miền:

+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.

 

14 tháng 11 2016

1.

Kính lúp và kính hiển vi dùng để quan sát những vật nhỏ bé, kính hiển vi giúp ta nhìn được những gì mắt không thấy được.

Cách sử dụng kính lúp: để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật.

Cách sử dụng kính hiển vi:

chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính.

'Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.