K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 6 2024

Qua đoạn thơ trên em thấy câu trả lời của tác giả đối với mẹ thể hiện một tình yêu thương, trân trọng và lòng hiếu thảo sâu sắc của người con dành cho mẹ. Mẹ khen ngợi "Dạo này ngoan thế!", thể hiện sự hài lòng của mẹ trước những việc làm của con khi mẹ vắng nhà. Tuy nhiên, tác giả lại trả lời "Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!", thể hiện sự khiêm tốn, không tự mãn với những gì mình đã làm bởi vì sự cố gắng chăm ngoan của tác giả không thể sánh với công sức khó nhọc của mẹ dành cho con. Tác giả miêu tả hình ảnh "Áo mẹ mưa bạc màu/ Đầu mẹ nắng cháy tóc" để lí giải cho câu trả lời của mình. Hình ảnh này cho thấy sự vất vả, tảo tần của mẹ, qua đó thể hiện lòng thương cảm, xót xa của tác giả dành cho mẹ. Cuối cùng, tác giả khẳng định "Mẹ ngày đêm khó nhọc/ Con chưa ngoan, chưa ngoan!".
Lời khẳng định này thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những hy sinh thầm lặng của mẹ, đồng thời thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân cần phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với sự yêu thương, chăm sóc của mẹ. Câu trả lời của tác giả không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện lòng hiếu thảo sâu sắc của người con dành cho mẹ. Qua đó, tác giả cũng muốn nhắn nhủ đến mỗi người con cần phải biết yêu thương, trân trọng và hiếu thảo với cha mẹ của mình.

Chúc bạn học tốt !!!!!!
 

5 tháng 3 2018

Câu trả lời của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ cho ta thấy: người con chưa thể yên lòng nhận lời khen của mẹ, bởi vì sự cố gắng chăm sóc của con dù to lớn đến đâu cũng không thể sánh bằng công sức khó nhọc của mẹ dành cho con. Một khi mẹ vẫn còn ngày đêm vất vả, khó nhọc: Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Tác giả luôn cảm thấy mình “chưa ngoan” vì chưa đến đáp được công ơn trời biển của mẹ. Qua câu trả lời, qua những suy nghĩ của tác giả, đã cho ta thấy tình cảm yêu thương và lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ kính yêu của mình

hok tốt

5 tháng 3 2018

tác giả rất yêu và thương mẹ của mình . qua từng dòng thơ , hình ảnh người mẹ hiện ra rất cao cả , vĩ đại . tác giả rất thấu hiểu những nỗi nhọc nhằn , vất vả mà mẹ từng trải qua và tự nhận thấy mình chưa ngoan đối với mẹ .

MÌNH TỰ LÀM ĐÓ , KHÔNG CHÉP ĐÂU ! ^_^

5 tháng 4 2018

Tác giả thấy mình chưa ngoan vì vẫn chưa giúp được nhiều cho mẹ . Mẹ của tác giả ngày đêm khó nhọc . Vì thương mẹ , tác giả giúp mẹ làm một số công việc nho nhỏ để đỡ đần mẹ . Thấy mẹ vẫn phải khó nhọc tác giả nghĩ như thế mình vẫn chưa ngoan.

Meo~meo~meo

1 tháng 4 2021

Cảm ơn bạn iu nhìu

4 tháng 5 2021

Câu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân.
 

10 tháng 6 2018

Những câu thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh bà mẹ hiền tần tảo, đảm đang, vừa địu con vừa giã gạo. Việc làm của mẹ thật cao cả: "Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội". Tình mẹ thương con mênh mông. Gối con thơ là vai gầy của mẹ. Nôi con nằm là lưng mẹ. Và tim mẹ đang cất lên lời ru tiếng hát. 

Còn cảm xúc của mik là :

Qua đoạn thơ trên , mik cảm thấy người mẹ rất hiền và luôn muốn con mik đc

1 cuộc sống ấm no , hạnh phúc . Và cũng qua bài thơ thì mik cũng thấy 1 điều rằng : " ko j có thể thay thế 

đc người mẹ và những tiếng hát ru của mẹ trong khi con mik đag còn bé . 

Còn hình ảnh những chú bộ đội thì cho ta thấy " Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng tâm hồn. Mẹ mong có nhiều gạo trắng thơm để nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con thơ sẽ lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ "vung chày lún sân" như người anh hùng trong trường ca:

hok tốt nhé !

10 tháng 6 2018

Người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.

Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại

12 tháng 3 2021

Đoạn thơ trên đã bộc lộ rất nhiều xúc cảm, tình cảm của nhà thơ Trương Nam Hương đối với người mẹ yêu dấu của mình. Trước hết, ngay từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa "Thời gian chạy qua tóc mẹ". Thủ pháp ấy vừa giúp hình ảnh "thời gian" trở nên có hồn, sinh động, cụ thể mang những hành động như con người đồng thời còn lột tả được những thay đổi trên mái tóc của mẹ qua năm tháng "Một màu trắng đến nôn nao". Từ mái tóc đen lay láy của người con gái nay đã biến thành màu tóc bạc trắng. Phải chăng, chính màu tóc ấy là hiện thân cho những vất vả, gian lao mà mẹ phải trải qua, mà mẹ phải quảng gánh? Hơn thế nữa, tác giả còn nhấn mạnh thời gian còn khiến lưng mẹ còng xuống. Lưng mẹ còng bởi lẽ để cho con ngày một thêm cao". Tức là mẹ đã dầm mưa dãi nắng, lao động cực nhọc không quản ngại khó khăn, vất vả để nuôi con lớn khôn trưởng thành. Thật vậy, đoạn thơ với những ngôn ngữ mộc mạc, chân thành và giản dị đã bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành, biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với mẹ. Cũng từ đây, mỗi người con hãy chăm chỉ, siêng năng, cần cù học tập và làm việc để đền đáp công ơn trời biển ấy.

18 tháng 4 2024

hay

Theo mk thì:

Người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.

Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại.

~Hok tốt Hoa nhé~

BÀI NÀY LÀ MÌNH CÓP TRÊN MẠNG NHƯNG BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" vào năm 1971 tại chiến trường Trị - Thiên thời đánh Mĩ. Bài thơ viết theo điệu ru con của người dân tộc Tà-ôi, qua đó ca ngợi tình thương con bao la, tình yêu nước sâu nặng của người phụ nữ miền núi trên dãy Trường Sơn.

Hai câu thơ đầu cất lên như vỗ về em Cu Tai:

"Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ".

Những câu thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh bà mẹ hiền tần tảo, đảm đang, vừa địu con vừa giã gạo. Việc làm của mẹ thật cao cả: "Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội". Tình mẹ thương con mênh mông. Gối con thơ là vai gầy của mẹ. Nôi con nằm là lưng mẹ. Và tim mẹ đang cất lên lời ru tiếng hát. Nhịp chày nghiêng, mồ hôi mẹ, vai, lưng và trái tim là những chi tiết nghệ thuật thể hiện một cách sâu sắc và cảm động tình thương con của người mẹ nghèo:

      "Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:

  Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội".

Câu thơ "Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội" thể hiện một cách tuyệt đẹp tình thương con chan hòa với tình yêu nước dào dạt trong trái tim bà mẹ Tà-ôi. Mỗi hạt gạo mẹ giã trắng ngần để nuôi quân đều mang nặng tình non nước.

Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng tâm hồn. Mẹ mong có nhiều gạo trắng thơm để nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con thơ sẽ lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ "vung chày lún sân" như người anh hùng trong trường ca:

"Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân".

Khúc ru thứ hai cho biết người mẹ vừa địu con vừa phát rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi trên dãy Trường Sơn, ngọn núi hùng vĩ thuộc miền tây Trị Thiên. Câu thơ "Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ" là một cách nói tương phản để khẳng định và ngợi ca đức tính cần cù, tinh thần kiên nhẫn, đảm đang của người phụ nữ miền núi trong lao động sản xuất.

Hình ảnh "Mặt Trời" trong vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa sâu sắc. "Mặt Trời của bắp" là mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho muôn loài, tạo vật. "Mặt Trời của mẹ" là em Cu Tai đang nằm ngủ trên lưng mẹ, đang lớn lên trong tình yêu thương và hi vọng của mẹ. Câu thơ đăng đối, hình ảnh tượng trưng rất sáng tạo và biểu cảm:

"Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt Trời của mẹ, em nằm trên lưng".

Lời thơ và tiếng ru cứ ngân dài trong không gian và theo dòng chảy thời gian năm tháng. Sâu nặng biết bao tình mẫu tử:

"Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!".

Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi mang tầm vóc chiến sĩ, rất trung hậu được chúng ta kính trọng và ngưỡng mộ, đã để lại một dấu son trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.

25 tháng 5 2021

 Đoạn thơ bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm tác giả thấy xúc động đến “nôn nao”. ý đối lập với hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao” như muốn bộc lộ suy nghĩ và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. Mẹ đem đến cho con cả cuộc đời, trong lời hát mẹ chắp cho con đôi cánh để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả và người mẹ thật đẹp đẽ biết bao.

25 tháng 5 2021

Trong đoạn thơ trên , tác giả đã sử dụng rất nổi bật biện pháp tu từ nhân hóa : "Thời gian chạy qua tóc mẹ" , thời gian đâu có biết chạy nhảy , tác giả đã Việt hóa câu thơ trên để làm cho bài thơ thêm sinh động , cô đọng , hàm súc . Ý muốn nói là mẹ đã càng ngày 1 già đi , tóc mẹ đã trắng bệch ,lưng mẹ đã còng , con đã 1 ngày 1 khôn lớn , mẹ hi sinh thanh xuân của mình cho con lớn lên , cho con 1 ngày 1 thêm cao . Những công lao của mẹ không thể tính được bằng tiền , vì nó là vô giá , tình yêu thương của mẹ đối với con không tính được bằng vàng vì nó nhiều bao la . Bao nhiêu yêu thương , tình cảm , mẹ đều dành hết cho con , không để ý là mình đã 1 ngày 1 già đi , 1 ngày 1 yếu sức .

# Search đc ko bạn ??

27 tháng 6 2018

a, Dưới ánh trăng, dòng sông / sáng rực lên.
            TN                CN              VN

b, Khi mẹ về, cơm nước / đã xong xuôi.
        TN            CN                 VN

c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà / ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
        TN              TN                  CN                 VN                       VN

d, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản / chìm trong biển mây mù.
          TN        CN          CN            CN                    VN

Những em bé lớn trên lưng mẹ" là những em bé được lớn lên trên lưng của người mẹ, trải qua bao nhiêu vất vả của người mẹ.

bài văn mik chưa nghĩ ra !

Nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những câu thơ rất hay viết về mẹ : "Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng conĐêm nay con ngủ giấc trònmẹ là ngọn gió của con suốt đời"Mẹ-tình mẹ là quý giá và thiêng liêng nhất trong cuộc đười mà chúng ta có được.Có mẹ là chúng ta đã có cả thế giới của hạnh phúc vì mẹ luôn là cuộc sống của những đứa con .Thật hạnh phúc...
Đọc tiếp

Nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những câu thơ rất hay viết về mẹ : 

"Những ngôi sao thức ngoài kia 

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

mẹ là ngọn gió của con suốt đời"

Mẹ-tình mẹ là quý giá và thiêng liêng nhất trong cuộc đười mà chúng ta có được.Có mẹ là chúng ta đã có cả thế giới của hạnh phúc vì mẹ luôn là cuộc sống của những đứa con .Thật hạnh phúc khi con được làm con của mẹ,con cảm ơn mẹ đã cho con cuộc sống này,....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Viết tiếp bài văn tả mẹ

2
22 tháng 3 2020

bn lên mạng mà tìm

22 tháng 3 2020

lên mạng mà tìm