Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Hè năm nào cũng vậy, ba mẹ cũng đưa tôi ra thành phố Vũng Tàu. Dù mỗi năm mỗi đi nhưng tôi chẳng bao giờ nhàm chán, bởi thành phố có Bãi Sau – một nơi vừa vui chơi, tắm biển, vừa có phong cảnh đẹp như tranh. Từ quê hương tôi, ngồi xe đến được thành phố biển thì cũng đã xế trưa. Mọi người trong đoàn tham quan đều lo cho mình ổn định chỗ ở và cơm nước. Khoảng chừng hai giờ chiều thì ba mẹ mới đưa tôi xuống biển. Trời nắng, nhưng gió biển thổi ù ù chẳng khác nào như một cái máy điều hòa không khí nên chẳng ai thấy mình oi bức. Người tắm rất đông và ăn mặc khá giản đơn. Chỉ có phụ nữ mới mặc áo tắm nhưng kiểu kín đáo, còn đàn ông thì xuề xòa, ở trần trùi trụi, quần lở quần đùi. Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ đùa lên chân. Dưới biển, nhấp nhô những cái đầu bị sóng nhồi. Mọi người vui vẻ rú lên mỗi khi đón nhận những cú xô mạnh của cơn sóng bạc đầu, nhưng không thể nào lấn át được tiếng gầm gừ liên tục của biển. Môi thấm mặn nước biển, thậm chí bị sặc, nhưng tôi vẫn muốn ngâm mình thật lâu dưới làn nước sôi động và trong xanh. Tối đến, ba mẹ và tôi ngồi ở một quán nước ngoài trời để ngắm biển đêm. Giờ tôi mới trầm tư: biển hùng vĩ, mênh mông và còn bí ẩn nữa! Dãy núi nhô ra biển đã nhàn nhạt trong sương. Những con tàu đánh cá gần bờ được nhận dạng qua ánh đèn. Rất ít người tắm và đi tản bộ trên bờ cát. Họ quần tụ ở các quầy, quán hướng ra biển, cười nói rôm rã, ăn đồ biển bình dân như ghẹ, cua, sò …, cánh đàn ông hổ hởi với những nốc bia. Trên con đường nhựa khá rộng chạy dọc theo bờ biển, xe cộ xuôi ngược nhộn nhịp, những biển cửa hiệu của dãy khách sạn phô diễn đủ loại đèn màu. Người đi bộ trên vỉa hè cũng nườm nượp. Một số lúm xúm mua đồ lưu niệm bày bán trên các chiếc xe đẩy ở ven đường. Nhiều thanh niên và trẻ em rất thích thuê xe đạp đôi để được đi tham quan xa, chiêm ngưỡng các phố xá Vũng Tàu nằm khuất sau ngọn núi.
TK
Hè năm nào cũng vậy, ba mẹ cũng đưa tôi ra thành phố Vũng Tàu. Dù mỗi năm mỗi đi nhưng tôi chẳng bao giờ nhàm chán, bởi thành phố có Bãi Sau – một nơi vừa vui chơi, tắm biển, vừa có phong cảnh đẹp như tranh. Từ quê hương tôi, ngồi xe đến được thành phố biển thì cũng đã xế trưa. Mọi người trong đoàn tham quan đều lo cho mình ổn định chỗ ở và cơm nước. Khoảng chừng hai giờ chiều thì ba mẹ mới đưa tôi xuống biển. Trời nắng, nhưng gió biển thổi ù ù chẳng khác nào như một cái máy điều hòa không khí nên chẳng ai thấy mình oi bức. Người tắm rất đông và ăn mặc khá giản đơn. Chỉ có phụ nữ mới mặc áo tắm nhưng kiểu kín đáo, còn đàn ông thì xuề xòa, ở trần trùi trụi, quần lở quần đùi. Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ đùa lên chân. Dưới biển, nhấp nhô những cái đầu bị sóng nhồi. Mọi người vui vẻ rú lên mỗi khi đón nhận những cú xô mạnh của cơn sóng bạc đầu, nhưng không thể nào lấn át được tiếng gầm gừ liên tục của biển. Môi thấm mặn nước biển, thậm chí bị sặc, nhưng tôi vẫn muốn ngâm mình thật lâu dưới làn nước sôi động và trong xanh. Tối đến, ba mẹ và tôi ngồi ở một quán nước ngoài trời để ngắm biển đêm. Giờ tôi mới trầm tư: biển hùng vĩ, mênh mông và còn bí ẩn nữa! Dãy núi nhô ra biển đã nhàn nhạt trong sương. Những con tàu đánh cá gần bờ được nhận dạng qua ánh đèn. Rất ít người tắm và đi tản bộ trên bờ cát. Họ quần tụ ở các quầy, quán hướng ra biển, cười nói rôm rã, ăn đồ biển bình dân như ghẹ, cua, sò …, cánh đàn ông hổ hởi với những nốc bia. Trên con đường nhựa khá rộng chạy dọc theo bờ biển, xe cộ xuôi ngược nhộn nhịp, những biển cửa hiệu của dãy khách sạn phô diễn đủ loại đèn màu. Người đi bộ trên vỉa hè cũng nườm nượp. Một số lúm xúm mua đồ lưu niệm bày bán trên các chiếc xe đẩy ở ven đường. Nhiều thanh niên và trẻ em rất thích thuê xe đạp đôi để được đi tham quan xa, chiêm ngưỡng các phố xá Vũng Tàu nằm khuất sau ngọn núi.
a. Cha gặp lại chính bản thân của ông qua câu nói của người con, người con bước vào những bước chân của ông thời quá khứ. (Cha gặp lại mình trong những ước mơ con.)
b. Cánh buồm trong bài thơ là cánh buồm của một chiếc thuyền. Chiếc thuyền và biển tương tự như con người và xã hội . Chiếc thuyền đi trên biển sẽ có lúc phải gặp sóng to, nguy hiểm khó đoán trước và con người trong cuộc sống xã hội cũng vậy.
( Nếu viết cho Trúc Linh thì ở cấp độ lớp 5, nếu viết cho cô giáo mình phải viết ở mức tuổi 15/17. Viết như vầy bà cho 3 điểm)
a. Cha gặp lại chính bản thân của ông qua câu nói của người con, người con bước vào những bước chân của ông thời quá khứ. (Cha gặp lại mình trong những ước mơ con.)
b. Cánh buồm trong bài thơ là cánh buồm của một chiếc thuyền. Chiếc thuyền và biển tương tự như con người và xã hội . Chiếc thuyền đi trên biển sẽ có lúc phải gặp sóng to, nguy hiểm khó đoán trước và con người trong cuộc sống xã hội cũng vậy.
( Nếu viết cho Trúc Linh thì ở cấp độ lớp 5, nếu viết cho cô giáo mình phải viết ở mức tuổi 15/17. Viết như vầy bà cho 3 điểm)
2.a/DT:suối,rừng,cơn mưa,mây,giọt sương,lá cây,vách đá
ĐT:tràn
TT:tiếng hát,ngập ngừng,đầy
b.nhân hóa
Hồi học lớp một và lớp hai, em đều học cô Lệ. Cô còn trẻ và rất xinh đẹp. Tốt nghiệp trường Trung học Sư phạm là cô về dạy ở trường em. Năm nay, cô mới 26 tuổi. Cô đen giòn, mang vẻ đẹp của cô gái miền duyên hải, cô dạy giỏi: chữ viết rất đẹp, giọng ấm áp, đọc bài, giảng bài như rót vào tai chúng em. Cô dạy Toán, dạy Tiếng Việt rất dễ hiểu. Cô kể chuyện theo tranh rất hấp dẫn, bạn nhỏ nào cũng thích nghe.
Cô ăn mặc giản dị: quần âu màu xanh, màu cỏ úa, áo sơ mi trắng. Về mùa đông, cô mặc áo len, đi xăng-đan hoặc đi giày vải. Mặt cô trái xoan, tóc đen, dài thướt tha. Cô mang vẻ đẹp bình dị, đáng yêu.
Cô cho biết năm học tới, cô quay lại dạy lớp một. Cô rất thương chúng em. Cô thường khuyên chúng em phải chăm ngoan, học giỏi. Em rất yêu cô Lệ.
Quê em thuộc một vùng đồng bằng ven biển miền Trung nơi có lắm nắng, nhiều mưa, lụt lội liên miên. Vậy mà con người ở đây vẫn bám lấy mảnh đất nghèo này, vẫn yêu thương nó đến da diết. Bởi nó là quê hương, là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nhưng “Quê hương là gì hở mẹ?”. Có phải “Quê hương là chùm khế ngọt… Quê hương là đường đi học” như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói?
Đối với tụi nhỏ, hàng ngày cắp sách đến trường như chúng em, không có gì thân thuộc hơn, gắn bó hơn là con đường đi học. Dường như không có ngày nào bước chân nhỏ của chúng tôi lại không đặt lên trên mình nó vô vàn những dấu chân tí xíu trên đường đi và về, trước và sau những buổi học. Đó là con đường đá đỏ khá rộng, cao ráo và thẳng tắp. Được biết vừa rồi bác Chủ tịch tỉnh khi về thăm Trường Tiểu học của chúng em có nói: “Nay mai con đường này sẽ rải nhựa và mở rộng thêm”. Người ta vừa mới phát hiện một mỏ đá quý gần quê em. Tương lai, đây sẽ là một trong những khu công nghiệp sầm uất của tỉnh nhà, có cả những cống ti nước ngoài đến đây đầu tư khai thác. Nghe nói vậy mà chúng em đứa nào cũng mừng thầm trong bụng. Cứ mơ tưởng đến một ngày mai, làng quê em sẽ được đổi thay như một khu phố ở thị thành. Ngày ngày, chúng em đến trường sẽ đi trên con đường nhựa bóng loáng, đón những ngọn gió nam mát rượi thổi từ ngoài biển Đông vào và nhìn những chiếc xe cơ giới nối đuôi nhau phóng nhanh trên đường… Vừa đi, em vừa nghĩ miên man. Trước mắt em vẫn là con đường đá đỏ thẳng tắp và rất bằng phẳng. Hai năm trước đây, người ta đã cải tạo cọn đường này. Họ đổ đất cao lên, cho xe lu lăn đi lăn lại nhiều lần, làm cho mặt đường phẳng lì. Hai bên đường những hàng cây bạch đàn, xà cừ, dương liễu và có cả cây me, cây phượng nữa. Đó là công trình “Rừng cây xanh đến trường” do Liên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của trường em phát động. Hàng cây bây giờ tuy chưa cao, chưa có bỏng mát phủ xuống mặt dường nhưng sức sống của nó dang bật dậy. Màu xanh đậm của những tán lá hai bên đường đang trải dài ra khoe sắc với trời xanh. Vài ba năm nửa thôi, hàng cây hai bên đường sẽ trùm bóng mát xuống lòng đường. Lức ấy, chúng em đi học, đâu cần phải đội nón đội mũ, đã có bóng mắt của hàng cây che do chính bàn tay của chúng em trồng nên. Vẻ đẹp của con đường cũng là vẻ đẹp của quê hương. Phải chăng, chúng em cũng đã góp phân công sức nhỏ bé của mình xây dựng quê hương ngày thêm đẹp hơn lên rồi đó chăng? Hàng cây xanh trên đường đến trường sẽ ghi lại tình cảm của chúng em, công sức của chúng em đã góp thêm một vẻ đẹp cho con đường, cho quê hương yêu dấu của mình. Trống trường đã điểm, chúng em bước vội vào cổng trong tiếng trống ngân vang trầm ấm quen thuộc. Rồi khi tan chúng em lại đi về trên con đường quen thuộc, mát rượi bóng cây.
bài làm
Mỗi ngày đến trường học là một ngày vui nên con đường đến trường của em cũng là con đường vui tràn ngập những kỉ niệm và tiếng cười em đã không biết bao lần qua lại.
Con đường này nằm ở phía Tây thành phố, được mệnh danh là “con đường hoa” bởi nơi đây được trồng muôn vàn loài hoa rất đẹp. Lòng đường rộng chừng 20m, được chia thành hai làn đường rất rộng rãi cho xe cộ đi lại. Ở chính giữa được cao lên, rồi thoải dần sang hai bên đường để trời mưa, nước mưa theo độ dốc của đường có thể dễ dàng thoát đi, không gây ngập úng lâu dài. Dải phân cách của con đường này không phải những đường kẻ sơn màu trắng mà là những “dải phân cách hoa”. Những chậu hoa lớn được xây lên ở đây, với đủ loại hoa khác nhau, lại được các nghệ nhân sắp đặt rất khéo léo theo trình tự màu sắc thành những hình thù, câu chữ rất đẹp. Hai bên vỉa hè rộng mỗi bên rộng chừng 6m, đều được lát đá chống trơn, đề phòng trời mưa mọi người đi không bị trượt ngã. Đá chống trơn có các màu khác nhau, được sắp xếp thành các hình ngôi sao, hình thoi rất đẹp. Trên vỉa hè, cứ tầm 3 m lại được đặt một chậu hoa lớn, lại thêm một cây cổ thụ cao lớn, tán lá xum xuê, xanh tốt che rợp mát cả một góc vỉa hè.
Hai bên đường, nhà cửa mọc san sát, nhà cao nhà thấp nối tiếp nhau, nhà xanh nối tiếp nhà vàng, nhà trắng nối tiếp nhà đỏ,… đủ sắc màu sặc sỡ. Dường như người dân ở đây họ cũng rất thích hoa. Trước cửa, trên mái hiên nhà nào cũng trồng rất nhiều những chậu cây cảnh, chậu hoa, lại có nhà trồng giàn hoa giấy, hoa mọc um tùm, rũ xuống cả tầng dưới như một lâu đài nhỏ giữa rừng hoa. Quán xá ở đây nối tiếp nhau, đông đúc người đến mua. Góc này là hàng bún, hàng phở và những quán đồ ăn đắt khách, góc kia là những hàng quần áo với đủ các loại mặt hàng thời trang mới nhất, bên này là những hàng đồ chơi với những con búp bê, siêu nhân sặc sỡ, bên này là những hàng sách với những quyển sách rất hay và bổ ích.
Con đường này đã gắn bó với em từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, con đường mà bao mùa nắng mưa em vẫn qua, vẫn lại. Sau này khôn lớn, sẽ có rất nhiều những con đường lớn hơn em sẽ đi qua nhưng có lẽ con đường hoa hàng ngày dẫn đến ngôi trường thân thuộc này vẫn sẽ mãi là con đường đẹp nhất trong cuộc đời em.
chúc bạn học tốt