K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người có các từ như trụi trần, bế bồng,... Trong tiếng Việt cũng có những từ như trần trụi, bồng bế,... Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.

Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác

Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...

Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện

Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...

Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất

                                  Xuân Quỳnh

 
0
- Than ơi!Bạn từ đâu raMà bạn đen thế?- Tôi từ đáy bểMắt tôi có ngọc traiNên sáng như gươngTôi biết con thuồng luồngCó đôi tay múa dẻoTôi biết con cá sấuNghênh mồm thở lay thuyềnTôi biết con nhám, con chuồnLao như tên lửaTôi biết từng đoàn sứaGiương ô đi trong hội lân tinhVà con mực rập rìnhPhun mực Cửu Long cho bạn viếtTôi từ cánh rừng giàỦ đầy hương thơm và bóng tốiNên tôi...
Đọc tiếp

- Than ơi!
Bạn từ đâu ra
Mà bạn đen thế?
- Tôi từ đáy bể
Mắt tôi có ngọc trai
Nên sáng như gương
Tôi biết con thuồng luồng
Có đôi tay múa dẻo
Tôi biết con cá sấu
Nghênh mồm thở lay thuyền
Tôi biết con nhám, con chuồn
Lao như tên lửa
Tôi biết từng đoàn sứa
Giương ô đi trong hội lân tinh
Và con mực rập rình
Phun mực Cửu Long cho bạn viết
Tôi từ cánh rừng già
Ủ đầy hương thơm và bóng tối
Nên tôi đen như đêm
Trong lòng tôi có tiếng hổ gầm
Tiếng rừng rung trong bão
Tiếng suối thét lạc giọng...
Tôi từ thẳm sâu của đất
Trong bụng tôi chứa đầy chuyện cổ tích
Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Chuyện vua Diêm Vương
Bỏ vào vạc dầu những thằng gian ác...
- Than ơi!
Thế bạn yêu ai nhất?
- Tôi yêu bác thợ
Có cây đèn sáng xanh ở sườn
Không có bóng mà không tắt
Đốt chẳng cần dầu
Có cái mũ đội đầu
Ngồi lên không bẹp
Các bác ấy
Vừa bắn tàu bay Mỹ rơi
Vừa đưa tôi ra ánh nắng mặt trời
Cho tôi lên xe
Cho tôi xuống tàu
Để tôi làm ra lửa
- Than ơi!
Bạn muốn nói gì thêm nữa?
- Tôi muốn làm thơ
Ca ngợi vịnh Hạ Long
Có màu xanh từ thuở Ngô Quyền
Con sóng vẫn reo trên xác giặc
Ca ngợi bác công nhân
Sớm sớm lên tầng
Mặt trời mọc dưới chân như một giọt phẩm đỏ
Tay cuốc ra vàng
Giữa bát ngát trời xanh...

Câu hỏi 1: Tiểu hiểu bố cục của bài thơ, nêu nội dung từng đoạn.

Câu hỏi 2 : Phân tích giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ.

2
29 tháng 5 2018

|

- Than ơi!
Bạn từ đâu ra
Mà bạn đen thế?

| Đoạn 1
- Tôi từ đáy bể
Mắt tôi có ngọc trai
Nên sáng như gương
Tôi biết con thuồng luồng
Có đôi tay múa dẻo
Tôi biết con cá sấu
Nghênh mồm thở lay thuyền
Tôi biết con nhám, con chuồn
Lao như tên lửa
Tôi biết từng đoàn sứa
Giương ô đi trong hội lân tinh
Và con mực rập rình
Phun mực Cửu Long cho bạn viết
Tôi từ cánh rừng già
Ủ đầy hương thơm và bóng tối
Nên tôi đen như đêm
Trong lòng tôi có tiếng hổ gầm
Tiếng rừng rung trong bão
Tiếng suối thét lạc giọng...
Tôi từ thẳm sâu của đất
Trong bụng tôi chứa đầy chuyện cổ tích
Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
Chuyện vua Diêm Vương
Bỏ vào vạc dầu những thằng gian ác...

| đoạn 2
- Than ơi!
Thế bạn yêu ai nhất?
- Tôi yêu bác thợ
Có cây đèn sáng xanh ở sườn
Không có bóng mà không tắt
Đốt chẳng cần dầu
Có cái mũ đội đầu
Ngồi lên không bẹp
Các bác ấy
Vừa bắn tàu bay Mỹ rơi
Vừa đưa tôi ra ánh nắng mặt trời
Cho tôi lên xe
Cho tôi xuống tàu
Để tôi làm ra lửa
- Than ơi!
Bạn muốn nói gì thêm nữa?
- Tôi muốn làm thơ
Ca ngợi vịnh Hạ Long
Có màu xanh từ thuở Ngô Quyền
Con sóng vẫn reo trên xác giặc
Ca ngợi bác công nhân
Sớm sớm lên tầng
Mặt trời mọc dưới chân như một giọt phẩm đỏ
Tay cuốc ra vàng
Giữa bát ngát trời xanh...

Đoạn cuối cùng 

mình nghĩ như vậy

29 tháng 5 2018

Đoạn 1 từ đầu đến lao như tên lửa

đoạn hai tiếp đến để tôi làm ra lủa

đoạn cuối là đoạn còn lại

Theo mình là như vậy

Chúc bạn học tốt 

:)

Tìm phó từ và cho biết mỗi phó từ có trong hai đoạn văn sau bổ sung cho động từ, tính từ ýnghĩa gì.a. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưanhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàmngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng....
Đọc tiếp

Tìm phó từ và cho biết mỗi phó từ có trong hai đoạn văn sau bổ sung cho động từ, tính từ ý
nghĩa gì.
a. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa
nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm
ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi
lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai
đưa cả hai chân lên vuốt râu.
(Tô Hoài)
b. Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng
đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa
dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy
trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp
này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh
chai lọ,… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
( Đoàn Giỏi)
Bài 2: Tìm phép so sánh có trong hai đoạn văn trên.

0
Câu 4: Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:a.    HOA SENTrong đầm gì đẹp bằng sen,Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝMùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng...
Đọc tiếp

Câu 4: Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:
a.    HOA SEN
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝ
Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc … Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
c.    BỐ (MẸ) ĐANG LAO ĐỘNG RẤT VẤT VẢ
Cháng thừa hưởng được sức vóc của người cha dòng họ Hạng, một dòng họ Mèo đã tới định cư ở chân núi Tơ Bo hai trăm năm nay…… Nhìn thân hình cân đối của anh, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!
A Cháng người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dứt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mèo to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen vòng như hình cái cung ôm lấy bộ ngực nở trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng” và bây giờ chỉ còn chằm chằm vào công việc. Con trâu đã khoẻ lại ngoan, không vơ vặt, cứ gầm mặt xuống cắm cúi đi, đuôi ngoáy tít dáng vui vẻ. Còn Ai Cháng thì không phải là đi theo nó. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp. Những mảnh ruộng bậc thang ôm lấy mỏm núi, gối lên nhau từng nấc, từng nấc cao. Cỏ cau đế nở hoa xanh nhạt, xốp như bông, như mây, nổi bồng bềnh viền mảnh ruộng như quâng quanh mặt trăng, trăng đang lên, từ thấp lên cao.
Càng lên cao, mặt ruộng càng nhỏ, xá cày càng ngắn. Con trâu đi chưa thoả sức đã phải dừng lại. A Cháng nhô hẳn người nhấc bổng cái  cày rồi xoay người theo một đường tròn nhỏ, đoạn nhẹ nhàng cắm mũi cày xuống đất. Lớp đất ngủ cả một vụ rét nở xoe xoe như xé vải. Mặt ruộng nở bằng những luống đất nâu tươi. Những khóm ngải rừng lá như lá cải cúc tía, mặt dưới ngầu phấn trắng, nghiêng ngả trên đường cày. Hương ngải rừng ngào ngạt say say. Buổi sáng tháng tư núi giấu mình sau làn sương bụi lăn tăn. Rồi vầng mặt trời đã nấp sẵn ở đâu đây bỗng hiện ra, nhỏ xíu, chói loà. Sa mu đâm lớp chồi non màu nõn chuối bỗng sáng cả khoảng không gian quanh ruộng. Bóng A Cháng đi cày hiện lên. Giờ đây anh đã cởi trần. Áo xao khoả, áo cánh phủ trên cành mua như con bướm ngủ. Tấm lưng trần của A Cháng đỏ hừng như đồng nấu chảy. Cái quần rộng của A Cháng đã sắn cao tới bắp vế. Bắp chân dưới gân nỗi chằng chằng. Nhưng cái sức A Cháng vẫn tràn trề. Đất nổ bùng bục. Người và trâu vẫn hăm hở, hùng hục. Hương ngải rừng trong nắng càng ngào ngạt, nồng nàn…
Ma Văn Kháng (Trích Người con trai họ Hạng)

 

0
Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:a.    HOA SENTrong đầm gì đẹp bằng sen,Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝMùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh...
Đọc tiếp

Học tập cách miêu tả của các đoạn trích sau để viết đoạn văn miêu tả về:
a.    HOA SEN
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
b.    MỘT LOÀI CHIM EM YÊU QUÝ
Mùa xuân ! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu ! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc … Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
c.    BỐ (MẸ) ĐANG LAO ĐỘNG RẤT VẤT VẢ
Cháng thừa hưởng được sức vóc của người cha dòng họ Hạng, một dòng họ Mèo đã tới định cư ở chân núi Tơ Bo hai trăm năm nay…… Nhìn thân hình cân đối của anh, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:
– A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khoẻ quá! Đẹp quá!
A Cháng người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.
Anh đến chuồng trâu dứt con trâu béo nhất, khoẻ nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Mèo to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen vòng như hình cái cung ôm lấy bộ ngực nở trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng” và bây giờ chỉ còn chằm chằm vào công việc. Con trâu đã khoẻ lại ngoan, không vơ vặt, cứ gầm mặt xuống cắm cúi đi, đuôi ngoáy tít dáng vui vẻ. Còn Ai Cháng thì không phải là đi theo nó. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp. Những mảnh ruộng bậc thang ôm lấy mỏm núi, gối lên nhau từng nấc, từng nấc cao. Cỏ cau đế nở hoa xanh nhạt, xốp như bông, như mây, nổi bồng bềnh viền mảnh ruộng như quâng quanh mặt trăng, trăng đang lên, từ thấp lên cao.
Càng lên cao, mặt ruộng càng nhỏ, xá cày càng ngắn. Con trâu đi chưa thoả sức đã phải dừng lại. A Cháng nhô hẳn người nhấc bổng cái  cày rồi xoay người theo một đường tròn nhỏ, đoạn nhẹ nhàng cắm mũi cày xuống đất. Lớp đất ngủ cả một vụ rét nở xoe xoe như xé vải. Mặt ruộng nở bằng những luống đất nâu tươi. Những khóm ngải rừng lá như lá cải cúc tía, mặt dưới ngầu phấn trắng, nghiêng ngả trên đường cày. Hương ngải rừng ngào ngạt say say. Buổi sáng tháng tư núi giấu mình sau làn sương bụi lăn tăn. Rồi vầng mặt trời đã nấp sẵn ở đâu đây bỗng hiện ra, nhỏ xíu, chói loà. Sa mu đâm lớp chồi non màu nõn chuối bỗng sáng cả khoảng không gian quanh ruộng. Bóng A Cháng đi cày hiện lên. Giờ đây anh đã cởi trần. Áo xao khoả, áo cánh phủ trên cành mua như con bướm ngủ. Tấm lưng trần của A Cháng đỏ hừng như đồng nấu chảy. Cái quần rộng của A Cháng đã sắn cao tới bắp vế. Bắp chân dưới gân nỗi chằng chằng. Nhưng cái sức A Cháng vẫn tràn trề. Đất nổ bùng bục. Người và trâu vẫn hăm hở, hùng hục. Hương ngải rừng trong nắng càng ngào ngạt, nồng nàn…
Ma Văn Kháng (Trích Người con trai họ Hạng)

 

0
Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy mộtcon vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũngđen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không...
Đọc tiếp

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)

Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –
thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một
con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.
Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng
đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết
được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín.
Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa
được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu
thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng
kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng
đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ
hỏi:
- Tên kia, đến đây làm chi?
Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:
- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…
Cồ Cộ ngạc nhiên:
- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?
Bọ Ngựa vênh mặt:
- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?
Cồ Cộ cười:
- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên?
Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?
- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…
Cồ Cộ cả cười:
- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với
võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?
- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.
- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?
- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.
Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi
máu hăng, thách:
- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?
Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà
không muốn đánh mi nữa.
- Nếu thế, đồ hèn!
- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với
mẹ.
Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần
đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên
xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:
- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy
nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta
chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó
nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên
biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.
Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về,
không dám ngoảnh cổ lại nữa.
Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn
đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.
Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ
con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn.
Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết
một mùa đông giá rét.
Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong
cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:
- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.
- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?
- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.
Bà Bọ Ngựa mỉm cười:
- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường.
Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:
- Con lại cho cả Gián Ống một trận.
Bà Bọ Ngựa cười to:
- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa,
mà lại độc ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh
nắng rung rinh trong lá cây.
Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:
- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ
ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa
được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu

thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con
dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực
là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một
khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong
khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu,
là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan
xương. Các bác ấy đã thương con đấy.
Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung
rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi./
* Câu hỏi
1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
2. Chỉ ra đoạn văn có yếu tố miêu tả? Yếu tố miêu tả ấy có tác dụng gì trong khi kể
chuyện?
3. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa
phải “cố gắng cứng cỏi”?
4. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào ? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần
điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân ?
5. Bọ Ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ ? Và em rút ra bài
học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này?
Giups mình nha!!!

 

0
I. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏiNhưng còn cần cho trẻTình yêu và lời ruCho nên mẹ sinh ra        Để bế bồng chăm sóc       Mẹ mang về tiếng hát      Từ cái bống cái bang    Từ cái hoa rất thơm    Từ cánh cò rất trắng    Từ vị gừng rất đắng      Từ vết lấm chưa khô          Từ đầu nguồn cơn mưa         Từ bãi sông cát vắng...                       ...
Đọc tiếp

I. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru

Cho nên mẹ sinh ra  
      Để bế bồng chăm sóc
       Mẹ mang về tiếng hát
      Từ cái bống cái bang
    Từ cái hoa rất thơm
    Từ cánh cò rất trắng
    Từ vị gừng rất đắng
      Từ vết lấm chưa khô
          Từ đầu nguồn cơn mưa
         Từ bãi sông cát vắng...
                                         (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?
Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 3: Những câu thơ đc mở đầu bằng chữ ''Từ'' nhằm khẳng định điều gì? Em có nhận xét gì về những sự vật được nhắc đến trong các câu thơ này? 

 

2
16 tháng 3 2022

Thể thơ năm chữ 
PTBD :  Biểu cảm, miêu tả, nghị luận
Điệp từ "Từ" kết hợp với  hình ảnh: cái bống, cái bang; cái hoa rất thơm, cánh cò rất trắng, vị gừng rất đắng, vết lấm chưa khô, đầu nguồn cơn mưa, bãi sông cát vắng
=> 
những hình ảnh gần gũi thân thuộc trong thế giới tâm hồn của trẻ; gợi thương, gợi nhớ về những lời ru thủa bé; bâng khuâng mãi giọng ru ngọt ngào của mẹ.

bạn để hình đẹp thí

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1
2 tháng 4 2020

1.  

a,+ núi cao bởi có đất bồi 

núi chê dất thấp núi ngồi ở đâu

   + trâu ơi ta bảo trâu này

trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

   + muôn dòng sông đổ biển sâu

biển chê sông nhỏ biển đâu hỡi còn

   + núi cao chi lắm núi ơi 

núi che mặt trời chẳng thấy người thương

   + sáng đi bóng hãy còn dài

trưa về bóng đã nghe ai bóng tròn

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1

1. Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

2. Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

3. Núi cao bởi có đất bồi, 

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ?

4. Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ biển đâu nước còn.

5.

Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt...