Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em đã từng học bài thơ Chợ Tết của tác giả Đoàn Văn Cừ. Bài thơ tả lại quang cảnh của một phiên chợ Tết từ ngày xưa. Phiên chợ trong bài thơ ấy rất đông vui, nhộn nhịp. Tuy chưa bao giờ được tham gia phiên chợ Tết ở làng quê ngày xưa, nhưng qua bài thơ, em cũng có thể hình dung được phần nào về quang cảnh chợ.
Phiên chợ Tết có lẽ được tổ chức vào khoảng ngày hai mươi sáu, hai mưc bảy Tết. Vào ngày chợ họp, người dân dậy sớm lắm. Khi ấy, mặt trời mới nhô lên được một chút trên núi cao. Dải mây trắng như dải lụa vắt ngang đỉnh núi, đỏ dài lên dưới ảnh mặt trời. Đường làng, thôn xóm, khắp nơi sương mù vẫn còn giăng trắng. Làn sương mờ trắng mỏng manh, lẫn thêm chút nắng hồng le lói và màu xanh rì rào của núi rừng vẫn còn đang ôm ấp, vuốt ve quanh những mái nhà tranh. Con đường đất dẫn ra chợ ngoằn ngoèo bên mép đồi, nhìn như một đường viền nổi bật giữa màn sương và núi rừng. Trên con đường ấy, từ khắp các thôn xóm, người ta kéo nhau về đi chợ Tết. Người đi chợ Tết rất đông, gồm cả người mua lẫn người bán. Những người bán hàng mang theo thúng hàng, bổ hàng nặng trĩu. Họ gánh hàng trên vai hoặc kéo hàng đi trên cỏ. Những người đi chợ mua đồ cúng lễ Tết hay đồ mới cũng vui không kém những người bán hàng. Những cậu bé diện áo đỏ lon ton chạy trước, mấy cụ đồ nho chậm rãi theo sau. Các cụ khom lưng, chòng gậy, bước đi khoan thai. Có cô gái mặc chiếc yếm đỏ đi cạnh một anh thanh niên. Không biết anh trêu gì mà cô ngượng ngùng đỏ mặt, lấy tay che môi tủm tỉm cười. Cạnh đấy, có một em bé đang say ngủ, đầu nép bên yếm mẹ. Bỗng có hai người gánh một chú lợn to, bốn chân buộc chắc vào đòn gánh, chạy vượt lên đầu. Một con bò vàng được xỏ một sợi dây ở mũi hùng hục, đuổi theo sau. Có lẽ, những người này muốn đến chợ sớm để có thể tìm được chỗ ngồi thuận lợi cho việc bán hàng. Trời sáng dần lên, đoàn người cũng sắp ra đến chợ. Ven đường bây giờ là những ruộng lúa. Giọt sương trắng rỏ đầu cành lúa như những giọt sữa. Trong ruộng, từng tia nắng đỏ dần lên, xuyên qua màn sương chiếu xuống trông như nhấp nháy.
Phiên chợ Tết họp ở một khu đất trống khá rộng, có dựng cổng chợ. Người mua bán ra vào đầy cổng chợ. Ngay đầu chợ có một người bán trâu. Những chú trâu to khoẻ, thỉnh thoảng vờ lim dim đôi mắt như đang lắng nghe những lời người khách nói với chủ mình. Nhưng thực sự thì chúng có hiểu gì đâu! Gần đấy có anh hàng tranh quảy đôi bồ, đi đi lại lại quanh chợ, miệng rao to: "Tranh Tết đây! Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống đây! Có ai mua không?". Đi quanh chợ được mấy vòng, anh dừng lại trước một chỗ đông người, ngồi xuống và xếp tranh từ trong bồ ra. Tranh của anh cũng khá phong phú nhưng phần lớn đều là tranh Tết, Nào là tranh "Chợ quê", "Vinh hoa", "Phú Quý", tranh "Gà" Đại Cát,… Người mua bắt đầu xúm lại xem tranh. Trong đó có mấy đứa trẻ con mải mê ngắm bút tranh Gà “Đại Cát”, quên mất các cô chị đang đứng gọi bên đường. Cách đầy không xa, có một thầy khoá đang gò lưng trên cánh phản, tay mài nghiên mực, mắt đăm chiêu suy nghĩ. Rồi chợt nghĩ ra câu đối mới, thầy cầm bút lên hí hoáy viết. Có cụ đồ nho nãy giờ đứng bên, miệng lẩm nhẩm đọc câu đối ấy. Tay vuốt râu, cụ bật cười: "Ha ha! Hay, hay lắm!". Thầy khoá nghe vậy nhanh nhảu chào hàng mời cụ mua đôi câu đối ấy. Cuối chợ có một cái miếu cổ. Một bà cụ bán hàng nước ngồi bên miếu. Mái tóc bà đã bạc trắng. Bà bán nước ở chợ này ngót nghét đã mấy chục năm. Dòng nước thời gian cứ chảy đi, rồi gội trắng tóc bà từ lúc nào không hay. Ngồi cách xa bà cụ mấy gian hàng, có một chú ngồi bán vàng mã mà thời xưa người ta hay gọi là hoa man, đầu chít một chiếc khăn nâu, đang ngồi xếp thêm vàng ra mặt chiếu. Hàng chú bán từ sáng đến giờ khá chạy. Còn nhớ lúc nãy, khi người mua chen lấn kinh quá, cụ Lý trưởng cũng bị họ sấn sổ lấn tới, kéo xệch cả quần áo. Họ chen lấn mạnh đến nỗi khăn cụ quấn chặt trên đầu cũng bị tung ra. Ngồi giữa chợ là một cô bán hoa quả. Hoa quả của cô trông rất tươi ngon: những quả cam chín mọng, màu đỏ chót như pha son ; những quá vú sữa căng tròn, mọng sữa Ngày Tết, người ta thường mua gạo nếp để đồ xôi nên trong chợ cũng có bán cả loại này. Hạt gạo nếp trắng phau, đong đầy thành từng thúng trông như núi tuyết. Gần cổng chợ, có một anh bán pháo. Pháo của anh có khá nhiều loại, chủ yếu màu đỏ. Để chào hàng, anh đốt thử một dây pháo. Tiếng pháo nổ đồm độp nghe thật vui tai. Chẳng thế mà mấy cô gái đứng gần đấy cứ ôm nhau cười rũ rượi. Gần hàng pháo, có mấy hàng bán gà. Những chú gà trống chắc thịt, mào thâm như cục tiết, vảy chân vàng óng. Cứ thỉnh thoảng, chúng lại gáy ầm ĩ. Bọn gà mái nghe vậy cũng quang quác kêu theo. Một người đàn ông đang mua gà. Ông ta nhìn kĩ từng con, chọn lấy một con gà trống, cầm cẳng dốc lên xem nó nặng áng chừng bao nhiêu. Nghe chừng có vẻ vừa ý nên ông ta nhờ chủ hàng lấy lạt buộc đôi chân gà lại, trả tiền cho chủ hàng rồi đi mua tiếp thứ khác.
Chợ vẫn diễn ra tưng bừng, nhộn nhịp như thế đến khi xế chiều. Lúc tiếng chuông tối của ngôi chùa ở ngọn núi gần đấy vang lên cũng là lúc chợ tan. Người ta nhanh chóng dọn hàng. Họ lại lũ lượt ra về trên con đường đất sát mép đồi. Chiều tà còn vương lại chút nắng yếu bên bờ cỏ xanh. Giờ nhìn lại mới thấy quanh quán chợ, lá đa rụng tơi bời.
Chợ Tết cũng là một nét văn hoá trong truyền thống của dân tộc ta. Qua bài thơ Chợ Tết, em đã biết thêm về những phiên chợ ngày xưa. Em cảm thấy như mình đã hiểu thêm về đất nước Việt Nam tươi đẹp.
Khung cảnh thiên nhiên buổi bình minh đẹp biết bao. Hình ảnh của sương, nắng, núi, đồi hiện lên trước mắt ta vô cùng lung linh, huyền ảo. Hình ảnh so sánh trong câu thơ mang nhiều cảm xúc, thiết tha và gửi gắm bao tình yêu của thi nhân. Mỗi khung cảnh đều sống động, tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Bức tranh thiên nhiên ngày mới luôn ngập tràn niềm vui, ngập tràn hứng khởi. Từ "núi, đồi, nắng, sương" đều như thức tỉnh sau một đêm dài và làm ta thấy háo hức, ngập tràn sức sống chào đón bình minh.
1.
a,+ núi cao bởi có đất bồi
núi chê dất thấp núi ngồi ở đâu
+ trâu ơi ta bảo trâu này
trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
+ muôn dòng sông đổ biển sâu
biển chê sông nhỏ biển đâu hỡi còn
+ núi cao chi lắm núi ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
+ sáng đi bóng hãy còn dài
trưa về bóng đã nghe ai bóng tròn
a)Tác giả miêu tả theo trình tự thời gian
b)miêu tả sinh động về buổi sớm người dân, trên đồng cho đến đêm với các tiếng chuông chùa