K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2022

Đối với mỗi người dân Việt Nam, ngày tết cổ truyền của dân tộc có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Tết là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau thật hạnh phúc.

Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Thích nhất vẫn là lúc cả nhà ngồi gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Tất cả được bàn tay khéo léo của bà, của mẹ gói thành những chiếc bánh chưng vuông vức.

 

Chiều ba mươi Tết, cả nhà cùng ăn bữa cơm đoàn viên ấm áp. Để chuẩn bị đón giao thừa mà khoảnh khắc ai cũng mong đợi. Khoảnh khắc giao thừa với nhau thì mọi người chúc nhau sức khỏe với công việc tốt. Tất cả ai cũng vui vẻ ăn uống cười nói. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Sáng mùng một, tôi thức dậy, khi bước ra cửa cảm giác khác với những ngày bình thường. Trời trong lành thời tiết ấm áp khác lạ.

Thế là một năm cũ đã qua, một năm mới đã đến, mọi người đều chúc nhau những điều may mắn cho một năm mới đã đến. Những ngày tết trôi qua thật nhanh khiến tôi cảm thấy có chút tiếc nuối. Yêu biết bao ngày tết cổ truyền của dân tộc.

24 tháng 3 2020

Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.

15 tháng 4 2021

undefined

24 tháng 3 2020

* Giản dị là một điều gì đó thật đơn giản, thật nhẹ nhàng, thanh thản trong cuộc sống; đó là một cuộc sống không xa hoa, cầu kì, lãng phí, vô ích. Giản dị là sự hòa hợp giữa sự thanh thoát về tâm hồn và trí tuệ.

*Ý nghĩa:Giản dị giúp con người hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Biết yêu thương con người hơn và biết quý trọng mọi người hơn.

Tham khảo

21 tháng 3 2020

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, một trong số những người thân cận và gần gũi với Hồ Chí Minh nhất chính là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông có nhiều bài viết và sách về Hồ Chủ tịch, bằng vốn hiểu biết và lòng kính yêu chân thành dành cho Bác, và một trong số những bài viết hay và sâu sắc nhất về Bác của Phạm Văn Đồng phải kể đến Đức tính giản dị của Bác Hồ, tập trung thể hiện vẻ đẹp nhân cách của vị lãnh tụ vĩ đại bậc nhất của dân tộc.

Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, dẫn chứng và lý lẽ mà tác giả nêu ra vô cùng thuyết phục, điều đó không chỉ hấp dẫn độc giả mà còn giúp cho người đọc có những bài học bổ ích, từ đó càng thêm kính yêu Bác Hồ vĩ đại. Đầu tiên đức tính giản dị của Bác thể hiện rất rõ nét trong sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác. Tác giả nêu ra vấn đề cần nghị luận là "sự nhất quán giữa đời hoạt động...Hồ Chủ tịch", như vậy ta có thể thấy rằng trong câu dẫn ra vấn đề này có hai vế đối lập với nhau, "đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất" ứng với "đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn". Tuy là đối lập nhưng chúng lại bổ sung cho nhau, làm nổi bật lên sự hài hòa giữa phẩm chất cách mạng và phẩm chất đời thường của Bác. Sau đó Phạm Văn Đồng đã đưa ra một lời bình rất sâu sắc về nét phẩm chất tốt đẹp ấy của Bác rằng: "Rất lạ lùng, rất kì diệu...Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp". Cách đưa ra vấn đề như vậy vừa ngắn gọn, rõ ràng, sâu sắc và đặc biệt làm làm nổi bật được chủ đề của cả văn bản - đức tính giản dị của Bác Hồ.

Sau phần đưa ra vấn đề cần nghị luận, tác giả tiếp tục đưa ra những dẫn chứng xác đáng để chứng minh đức tính giản dị của Bác, điều đó thể hiện trong đời sống thường nhật, trong lời nói và bài viết. Đầu tiên, trong đời sống thường ngày Phạm Văn Đồng bằng sự thân cận, gần gũi và sự hiểu biết của mình đã dẫn ra những dẫn chứng vô cùng xác đáng và chân thực bằng cách vừa chứng minh vừa giải thích và bình luận xen kẽ. Trong bữa cơm và đồ dùng, thì "bữa cơm chỉ có vài ba món", "lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào", "cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất". Từ đó có thể thấy rằng Bác có lối sống vô cùng đạm bạc và giản dị, lời bình "Ở việc làm nhỏ đó...người phục vụ", cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân vân và công sức của những người phục vụ mình. Về ngôi nhà của Bác "vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng", và lúc nào cũng chan hòa ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, thể hiện lối sống yêu và gần gũi chan hòa với thiên nhiên, cùng tâm hồn thanh bạc và tao nhã của Người. Trong làm việc, công tác Bác là người "suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc", Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Có thể thấy rằng Hồ Chủ tịch là một người tận tụy, cần mẫn, yêu lao động. Không chỉ vậy trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân,... Cuối cùng tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu ra một lời nhận định, giải thích về cội nguồn của đức tính giản dị của Bác rất hay và sâu sắc "Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành thanh cao như nhà hiền triết ẩn dật. Bác sống giản dị, thanh bạch như vậy bởi vì Người sống sôi nổi phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng tình cảm, với những giá trị tinh thần cao đẹp nhất".

Luận điểm tiếp theo của tác giả là sự giản dị của Bác thông qua lời nói và bài viết "vì muốn cho nhân dân hiểu được, nói được và nhớ được", sử dụng phương pháp lập luận chứng minh theo hướng nhân quả. Phạm Văn Đồng đã đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một ... không bao giờ thay đổi", mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Đức tính giản dị của Bác Hồ là một bài viết thấm đẫm tình cảm chân thành, lòng kính yêu của tác giả đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thông qua bài viết ta có thể thấy rõ được đức tính giản dị tốt đẹp của Bác được thể hiện qua nhiều phương diện từ đời sống hàng ngày, đến lời nói, bài viết của Bác, thông qua các luận điểm rõ ràng, dẫn chứng lý lẽ đầy sức thuyết phục. Để lại cho độc giả những cảm xúc sâu sắc, khơi gợi nỗi nhớ tha thiết và tấm lòng kính yêu Bác trong tâm hồn mỗi độc giả.

5 tháng 5 2021

hơi dài vì đây là đoạn văn không phải bài văn

6 tháng 5 2020

như thế viết mọi tay lắm, bạn nên tạo câu hỏi khác đi, như này thì ko ai trả lời đâu

3 tháng 3 2022

Tham khảo:

1/Giản dị là một đức tính, một phẩm chất cao đẹp mà mỗi chúng ta nên có. Giản dị, với mỗi người, thường thể hiện ở lời nói, ở việc làm, thể hiện trong lối sống, trong quan hệ với người xung quanh. Nó là cách ứng xử cao đẹp, nói lên sự hiểu biết của bản thân mỗi chúng ta. Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hôn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Quan trọng nhất, giản dị giúp người gần người hơn. Bởi chúng ta sống gần gũi và chan hòa với mọi người xung quanh thì dù là người xa lạ khoảng cách giữa ta và họ dường như cũng không còn nữa.

2/Bác Hồ là một vị lãnh tụ có lối sống giản dị đáng để ngưỡng mộ và noi theo. Sự giản dị ấy được thể hiện từ trong lời ăn tiếng nói, trang phục và cách ứng xử hằng ngày của bác. Bác chỉ có vài bộ trang phục đơn giản. Tuy cũ những Bác vẫn sử dụng chứ không vất đi. Những bữa cơm của Bác thường chỉ có ba món. Nếu ăn không hết, sẽ được cất đi gọn gàng. Ngôi nhà Bác ở chẳng phải dinh thự mà chỉ là ngôi nhà nhỏ ba gian. Công việc hằng ngày Bác đều tự làm chứ chẳng cần kẻ hầu người hạ. Đến vườn rau, ao cá cũng do chính tay Bác tự chăm sóc. Với mọi người, Bác luôn đối xử chan hòa, yêu thương, không hề có sự kiểu cách hay trịch thượng. Chính điều đó, khiến hình tượng Bác trở nên gần gũi, thân thương trong lòng người dân Việt Nam. Và đến nay, vẫn lớp lớp thanh thiếu niên thi đua học tập theo lối sống của Bác.

20 tháng 12 2016

1.mở bài:đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là tinh hoa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,là lãnh tụ vĩ đại,anh hùng cứu nước,danh nhân văn hóa thế giới
2.thân bài:
*Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại:
- Bác đã hòan thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với nhân dân,với đất nước.
- Bác là ng sáng lập ra Đảng CSVN,cùng đảng dẫn đừờng chỉ lối cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thóat khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân,phong kiến
- Bác đã trở thành vị chủ tịch nước đầu tiên của nước VN có chủ quyền ,tự do,độc lập.Bác cống hiến cuộc đời mình cho lí tửơng cao đẹp:giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước,xây dựng VN thành một quốc gia hùng cường.
- Bác lãnh đạo nhân dân ta chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,khẳng định tên tuổi VN trên trường quốc tế.
- Công lao của Bác có thể sánh với trời cao ,biển rộng.
*Bác Hồ - tấm gương sáng ngời về quan điểm sống Mình vì mọi ng
- Nếp sống của Bác vô cùng giản dị,gần gũi với cuộc sống nhân dân.
- Bác “hi sinh tất cả,chỉ quên mình”,lấy cống hiến cho đất nước làm nìêm vui và hạnh phúc.
- Đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác có sức cảm hóa và thuyết phục mọi ng rất lớn.
- Ở Bác hội tụ đủ 3 yếu tố cao quý của phẩm giá:đại trí,đại nhân,đại dũng
*Tình cảm của nhân dân VN và nhân dân thế giới với Bác Hồ:
- Yêu mến,khâm phục và biết ơn sâu sắc
-Bác đc tôn vinh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất,chíên sĩ hòa bình,danh nhân văn hóa thế giới.
- Bác sống mãi với đất nước và dân tộc.
3.Kết bài:
-Tên tuổi của CHủ tịch HCM đã đem lại vinh quang cho dân tộc và đất nước VN.
-Các thế hệ sau đang ra sức thực hịên tâm nguyện của Bác Hồ,xây dựng Tổ quốc giàu mạnh,văn minh,sánh vai với các cường quốc năm châu.

20 tháng 12 2016

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.


 

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha: 

   Bài Nam Quốc Sơn Hà là bài thơ khiến tôi rất ấn tượng bởi khí phách hùng hồn của nó.Bài thơ ấy như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Nó khẳng định chủ quyền nước nam là của người nam người khác không được phép xâm phạm.Bài thơ còn cho ta thấy một điều nước nam tuyn nhỏ bé nhưng vẫn ngang hàng với trung quốc. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đó thể hiện rõ tinh thần đầu tranh vì độc lập của dân tộc ta.

 

12 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Thiên nhiên là cội nguồn của sự sống, là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Thiên nhiên cung cấp cho con người mọi điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và phát triển. Thiên nhiên còn mang lại cho con người biết bao vẻ đẹp, để con người tận hưởng cuộc sống tốt lành, thơi thả tâm hồn sau những giờ làm việc đầy mệt nhọc. Bởi thế, từ xã xưa, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Yêu cuộc sống tự nhiên chính là sự gắn bó, sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu quý và giữ gìn thiên nhiên ở xung quanh mình. Vẻ đẹp của thiên nhiên đi vào nghệ thuật thi ca, hội họa, âm nhạc, nâng đỡ và dìu dắt cảm xúc của con người. Con người lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp và khống có gì đẹp hơn vẻ đẹp của thiên nhiên. Lối sống hòa hợp, tôn trong thiên nhiên của người xưa là một mẫu mực của tình yêu thiên nhiên thiết tha. Và đó cũng là một cách để di dưỡng tâm hồn, gìn giữ những gì là tốt đẹp nhất. Thế nhưng, ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn nhân loại. Mẹ thiên nhiên đang bị xúc phạm và con người phải gánh lấy hậu quả do những hành động nông nổi của chính mình. Hãy nhớ rằng mỗi mầm xanh là một nguồn sống đáng quý, mỗi dòng nước chảy mang theo nguồn năng lượng sinh tồn. Hãy biết bảo vệ lấy nó. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống chính mình, bảo vệ sự sống trên trái đất. Hãy học cách tôn trọng và sống hài hòa với thiên nhiên để cuộc sống ngày càng đẹp tươi và mãi mãi trường tồn. 

Từ trái nghĩa: In đậm nghiêng

Tham khảo

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi mọi người đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.