Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Virus Corona đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Bởi, nó mang lại hậu quả vô cùng lớn. Vì thế mà việc phòng bênh và ngăn chặn loại dịch này lan rộng là vô cùng quan trọng.
Trong cuộc chiến chống dich bệnh rất nguy hiểm hiện nay thì mọi người đã rất lao tâm khổ sức. Tuy ai ai cũng lo sợ, hoảng hốt nhưng không hề tỏ vẻ bỏ cuộc cũng như chán nản. Thứ dịch bênh khủng khiếp này đã giết chết bao nhiêu mạng người và đang làm lây nhiễm càng ngày càng nhiều hơn. Các người dân cũng và đang cố gắng phòng chống, sử dụng nhiều biện pháp như là: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trạng khi ra ngoài, giữ cho cơ thể ấm áp, hạn chế đến chỗ đông người, ăn uống đầy đủ chất, ... và một số biện pháp thông dụng khác.
Các vị tổng thống và chính phủ của các nước đang cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ dân của mình.Cùng nhau đưa những kiều bào để trở về quê hương trong tình hình nguy cấp hiện nay. Để trấn an đồng thời giúp cho việc chữa trị của dân mình được tận tình và chân thành nhất. Từ những việc đưa dân từ những vùng nhiễm dịch khác về nước đã thể hiện tình đoàn kết, tình đồng bào của người Việt Nam ta. Càng ngày đất nước càng giàu mạnh và sẽ phát triển hơn nữa nhờ sự bảo vệ và chân thành của thứ tình cảm vô giá này.
Từ những dân trích: ''Người VN ở nước ngoài thực sự cần thiết phải về nước, thì dù có nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong nước luôn nỗ lực hết sức, thực hiện các yêu cầu, thực hiện các biện pháp cần thiết, để lo cho bà con một cách tốt nhất có thể. Đấy là nghĩa đồng bào - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam'' và ''Lại một lần nữa, nhận mệnh lệnh từ thủ tướng, mệnh lênh từ trái tim, tình đồng bào ... Hãng hàng không Quốc gia VN- Vietnam Airlines bay thẳng vào tâm dịch, bay thẳng vào các châu Âu đón đồng bào trong tâm dịch về nước'' càng làm VN thể hiện tình đoàn kết. Việt Nam sẽ nổi tiếng với một sự đề cao về tinh yêu thương đồng loại. Nhân dân từ khắp các nước, từ người trong nước đến nước ngoài chắc chắn ai cũng sẽ thán phục đất nước chúng ta. Vì nước đã để lại một ấn tượng tốt đến mọi người toàn thế giới.
Đồng thời, mỗi người phải có ý thức tự phòng chống cho bản thân cũng như giữ sức khỏe cho cả một cộng đồng. Đừng hành động khi chỉ suy nghĩ cho bản thân.
Tham khảo:
Đề 1:
Xã hội đang hướng đến nền kinh tế của kiến thức. Mà để có được kiến thức vững chắc, thì tinh thần tự học lại là yếu tố quyết định. Tự học là sự chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức qua hướng dẫn của thầy cô. Tự học mà không cần người khác nhắc nhở mình. Tự học giúp chúng ta tiếp nhận kiến thức bằng niềm đam mê, hứng thú, chủ động. Còn giúp chúng ta có thói quen không dựa dẫm vào những thứ có sẵn, mà còn giúp ta sáng tạo, linh hoạt hơn trong mọi việc. Muốn thực hiện ước mơ, thì tự học là con đường giúp ta biến ước mơ trở thành hiện thực. Chúng ta cần lĩnh hội được những kiến thức trọng tâm, sáng tạo trong cách học... không chỉ tiếp nhận kiến thức trong trường học mà còn cả trong gia đình và xã hội. Dù ở hình thức nào thì tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất, có vậy thì chúng ta mới thành công. Ngược lại, bên cạnh còn có những thái độ học tập không tốt như: học để đối phó với thầy cô, học mà ỉ lại vào bạn bè mà bản thân không tự làm lấy. Qua đây mỗi người cần rút ra bài học cho bản thân: chúng ta cần có tinh thần ham học, say mê tìm tòi, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Chủ động sáng tạo, độc lập trong học tập. Như vậy, mới có thể tiếp nhận đầy đủ kiến thức để vươn tới những ước mơ của mình.
Dịch Covid 19 là một đại dịch khủng khiếp đã gây khiếp sợ cho toàn nhân loại.Để ngăn chặn sự lây lan cỉa dịch, đòi hỏi nhân dân ta phải có tính thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta từ xưa đã vinh danh tính thần đoàn kết. Từ những cuộc đấu tranh thời phong kiến đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ , đều phần nào nhờ đến tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Và ngày nay, tình thần đoàn kết đó lại một lần nữa được thể hiện của những người dân nơi tổ quốc cờ đỏ sao vàng. Chúng ta cùng nhau quyên góp đồ ăn, những vật dụng hàng ngày cho những vùng cí dịch. Giúp đỡ những nơi cách ly, những nơi đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, nhân dân ta còn ủng hộ rất nhiều tiền cho quỹ vắc xin phòng Covid 19. Chúng ta tuân thủ theo mệnh lệnh của thủ tướng, ở yên tại nhà, thực hiện thông điệp 5K. Tất cả những điều trên đều đã thể hiện lòng yêu nước và tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Hi vọng trong tương lai, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn sống nãi trong lòng người dân VN ta
Dịch Covid 19 là một đại dịch khủng khiếp đã gây khiếp sợ cho toàn nhân loại.Để ngăn chặn sự lây lan cỉa dịch, đòi hỏi nhân dân ta phải có tính thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nhân dân ta từ xưa đã vinh danh tính thần đoàn kết. Từ những cuộc đấu tranh thời phong kiến đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ , đều phần nào nhờ đến tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Và ngày nay, tình thần đoàn kết đó lại một lần nữa được thể hiện của những người dân nơi tổ quốc cờ đỏ sao vàng. Chúng ta cùng nhau quyên góp đồ ăn, những vật dụng hàng ngày cho những vùng cí dịch. Giúp đỡ những nơi cách ly, những nơi đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, nhân dân ta còn ủng hộ rất nhiều tiền cho quỹ vắc xin phòng Covid 19. Chúng ta tuân thủ theo mệnh lệnh của thủ tướng, ở yên tại nhà, thực hiện thông điệp 5K. Tất cả những điều trên đều đã thể hiện lòng yêu nước và tình thần đoàn kết của nhân dân ta. Hi vọng trong tương lai, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn sống nãi trong lòng người dân VN ta
Trong bất cứ thời đại nào, lòng yêu nước luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên sự đoàn kết dân tộc, sức mạnh chống lại kẻ thù. Song đối với thời kì kháng chiến chống Mĩ, vai trò của lòng yêu nước được đề cao hơn cả, trở thành nhân tố then chốt dọn sạch bóng quân Mĩ ra khỏi đất nước ta. Lòng yêu nước thôi thúc mỗi người dân Việt Nam luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù. Ngoài ra lòng yêu nước còn là sợi dây kết nối tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, giúp mọi người nhận thức vai trò của mình trong công cuộc bảo vệ tổ quốc ... ( bạn có thể bổ sung thêm )
- Khởi ngữ: Đối với... ( đã được in đậm)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng của biết bao thi nhân nổi tiếng và trong số rất nhiều tên tuổi nổi tiếng, Viễn Phương với bài thơ "Viếng lăng Bác" vẫn để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu đậm. Bài thơ là những tình cảm chân thành nhất, sâu nặng nhất của tác giả và đồng bào miền Nam dành cho vị Cha già kính yêu vĩ đại của dân tộc.
Viễn Phương viết bài thơ "Viếng lăng Bác" năm 1976, một năm sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất đồng thời cũng là thời điểm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Nhà thơ có dịp ra Bắc thăm lăng Bác Hồ với tâm trạng xúc động vô bờ bến, cũng chính điều này đã tạo nguồn cảm hứng để tác giả sáng tác bài thơ đầy xúc cảm này.
Ngay ở khổ thơ đầu, một khung cảnh bên ngoài lăng đã được tác giả giới thiệu một cách rất tự nhiên và chân thật:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Trước lăng Bác là tâm trạng xúc động, là tiếng lòng của một người con miền Nam sau biết bao ngày tháng mong chờ được ra Bắc viếng lăng Bác. Ngay ở câu thơ đầu tiên: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời thông báo, giới thiệu giản dị nhưng chứa chan bao tình cảm thân thương. Với cách xưng hô "Con - Bác" người đọc như cảm nhận được tình cảm vừa gần gũi, vừa thân thiết lại thành kính của một người con đi xa lâu ngày nay được trở về gặp lại người cha kính yêu của dân tộc. Qua đó ta cũng thấy được giữa lãnh tụ và quần chúng không hề có khoảng cách, mà có sự gắn kết mật thiết với nhau. Cụm từ "con ở miền Nam" vừa chứa đựng một nỗi đau mất mát, vừa thể hiện được niềm tự hào lớn lao. Miền Nam gian khổ mà anh dũng, đã bao nhiêu năm chiến đấu hi sinh, để có được ngày đất nước thống nhất, vậy mà Bác lại không cùng chung vui niềm vui ấy với hàng triệu trái tim nước nhà. Nỗi đau ấy như được vơi bớt đi phần nào với cách dùng từ thay thế tinh tế của nhà thơ. Từ "thăm" thay cho từ "viếng" như làm dịu đi nỗi đau mất Bác và ẩn sau trong đáy lòng mỗi con người Việt Nam: Bác Hồ vẫn còn sống.
Sau tâm trạng ấy là một khung cảnh hàng tre bát ngát hiện ra trước mắt nhà thơ khi đứng trước lăng. Từ xa xưa, hình ảnh cây tre đã trở nên quen thuộc, gần gũi với mỗi một miền quê, nay nó được nhân hóa như hình ảnh con người Việt Nam với bao phẩm chất tốt đẹp: bền bỉ, kiên cường, hiên ngang trước mọi khó khăn, thử thách. Hàng tre mà đất nước - đại diện cho dân tộc luôn trung thành gắn bó, canh giấc ngủ yên bình cho Người. Với từ cảm thán "Ôi!" mà nhà thơ sử dụng đã biểu hiện niềm xúc động xen lẫn tự hào trước hình ảnh hàng tre. Có thể nói, hình ảnh tre là khúc nhạc dạo đầu nói lên niềm xúc động bồi hồi của nhà thơ khi đến bên Lăng Bác.
Nối tiếp nỗi niềm xúc động đó, là cảm xúc của tác giả trước hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Với một tấm lòng biết ơn, ngưỡng mộ và kính yêu vị lãnh tụ của dân tộc. Tác giả mượn hình ảnh "mặt trời" để biểu tượng cho hình ảnh Bác trong lòng hàng triệu trái tim Việt Nam. Một hình ảnh thật đẹp và giàu sức sáng tạo. Nếu ở trên là mặt trời thiên nhiên soi sáng không gian và mang lại sự sống cho muôn loài, thì ở câu thơ dưới "mặt trời" là một hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác. Bác là nhà cách mạng tài ba mang đến ánh sáng cách mạng, đem đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Với chi tiết "rất đỏ" đã làm cho câu thơ thêm ấn tượng sâu sắc, cho ta thấy một trái tim đầy nhiệt huyết luôn khi hi sinh vì nước, vì dân và một trái tim ấm nóng luôn dành những tình cảm thân thương nhất cho đồng bào cả nước. Màu đỏ ấy như xua tan đi nỗi đau mất mát, làm ấm lại khung cảnh đau thương.
Khi hòa cùng dòng người vào viếng lăng Bác, nhà thơ bồi hổi, xúc động:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Với điệp từ "ngày ngày" vừa gợi ấn tượng về cái trường sinh vĩnh viễn, về quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như quy luật tự nhiên của tạo hóa. Vừa gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là một hình ảnh thực, gợi tả ngày ngày từng dòng người chầm chậm, thành kính vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động, tiếc thương và biết ơn vô hạn. Hình ảnh đó được Viễn Phương ví như tràng hoa dâng lên Người bởi cuộc đời của họ đã được nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác. Một hình ảnh thật đẹp và giàu tính nhân văn.
Tiếp mạch cảm xúc ấy, là cảm xúc, là tình cảm dồn nén bấy lâu của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ giữa vầng trăng, là giấc ngủ đêm bình thường chứ không phải giấc ngủ ngàn thu vĩnh viễn. Ta có cảm giác như Bác vẫn đang còn đó, Bác như vẫn đang bên cạnh chúng ta. Đây là một giấc ngủ "bình yên" trong niềm yêu thương con người và vạn vật. Đến đây ta lại thấy được ngòi bút của ông thật đặc sắc, giàu sáng tạo với việc lấy hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh "vầng trăng" gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp tâm hồn trong sạch và thanh cao của Người.
Cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi đau trào dâng không thể kìm nén:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Dẫu rằng lý trí vẫn cứ nghĩ là Bác còn sống mãi với chúng ta, nhưng sao tim ta vẫn đau nhói như nghẹn lại, không nói nên lời khi nhận ra một sự thật đau lòng: Bác đã ra đi mãi mãi. Đó là nỗi đau vô hạn, xót thương. Lời thơ như tiếng khóc nghẹn ngào của đứa con về muộn bên di hài người Cha của mình. Và tiếp tục, hình ảnh của vũ trụ: "trời xanh" lại được nhà thơ nói đến như những gì kì vĩ, cao cả, bất diệt, vĩnh hằng như để ca ngợi tầm vóc lớn lao, đồng thời thể hiện lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác.
Nếu như ở trên, nỗi đau ấy mới chỉ âm ỉ, đau nhói thì đến khổ thơ cuối, khi sắp phải trở lại miền Nam, nhà thơ bỗng trào dâng niềm cảm xúc. Lòng thương nhớ bao lâu nay đã vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ngào:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Mai về miền Nam, nhớ Bác không nguôi
Hai câu thơ như một lời giã biệt, từ "trào" diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn, lưu luyến không muốn chia xa. Đó là nỗi đau không chỉ của riêng tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau mất Bác. Tình cảm ấy, cảm xúc ấy đã lên đến đỉnh điểm của sự tột cùng, bởi vậy mà nhà thơ có ước mong muốn hóa thân thành "con chim hót quanh lăng", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được sống mãi cùng Người, để được báo đáp công ơn mà Bác đã mang đến cho nhân loại:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Như chúng ta đã biết, mở đầu bài thơ hình ảnh cây tre được nhà thơ nói đến. Và đến cuối bài thơ, "cây tre" cũng được nhà thơ nhắc lại. Nhưng, lúc này cây tre đã mang thêm một ý nghĩa mới. Nó không còn là cây tre mang ý nghĩa bình thường nữa, mà đó là lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường, lý tưởng cách mạng mà Bác đã chọn cho dân tộc.
Bài thơ khép lại trong sự xa cách về không gian, nhưng lại tạo được sự gần gũi trong ý chí, tình cảm. Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương đã bộc lộ hết những cung bậc cảm xúc của mình qua những vần thơ. Và đó cũng chính là tình cảm của mỗi con dân miền Nam nói riêng và của cả nhân loại nói chung dành cho Bác.
Khi hòa cùng dòng người vào viếng lăng Bác, nhà thơ bồi hổi, xúc động:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Với điệp từ "ngày ngày" vừa gợi ấn tượng về cái trường sinh vĩnh viễn, về quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như quy luật tự nhiên của tạo hóa. Vừa gợi lên tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là một hình ảnh thực, gợi tả ngày ngày từng dòng người chầm chậm, thành kính vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động, tiếc thương và biết ơn vô hạn. Hình ảnh đó được Viễn Phương ví như tràng hoa dâng lên Người bởi cuộc đời của họ đã được nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác. Một hình ảnh thật đẹp và giàu tính nhân văn.
Tiếp mạch cảm xúc ấy, là cảm xúc, là tình cảm dồn nén bấy lâu của nhà thơ khi đứng trước di hài của Bác:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Giấc ngủ của Bác là giấc ngủ giữa vầng trăng, là giấc ngủ đêm bình thường chứ không phải giấc ngủ ngàn thu vĩnh viễn. Ta có cảm giác như Bác vẫn đang còn đó, Bác như vẫn đang bên cạnh chúng ta. Đây là một giấc ngủ "bình yên" trong niềm yêu thương con người và vạn vật. Đến đây ta lại thấy được ngòi bút của ông thật đặc sắc, giàu sáng tạo với việc lấy hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh "vầng trăng" gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp tâm hồn trong sạch và thanh cao của Người.
Cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ như lắng xuống nhường chỗ cho nỗi đau trào dâng không thể kìm nén:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Dẫu rằng lý trí vẫn cứ nghĩ là Bác còn sống mãi với chúng ta, nhưng sao tim ta vẫn đau nhói như nghẹn lại, không nói nên lời khi nhận ra một sự thật đau lòng: Bác đã ra đi mãi mãi. Đó là nỗi đau vô hạn, xót thương. Lời thơ như tiếng khóc nghẹn ngào của đứa con về muộn bên di hài người Cha của mình. Và tiếp tục, hình ảnh của vũ trụ: "trời xanh" lại được nhà thơ nói đến như những gì kì vĩ, cao cả, bất diệt, vĩnh hằng như để ca ngợi tầm vóc lớn lao, đồng thời thể hiện lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác.
Nếu như ở trên, nỗi đau ấy mới chỉ âm ỉ, đau nhói thì đến khổ thơ cuối, khi sắp phải trở lại miền Nam, nhà thơ bỗng trào dâng niềm cảm xúc. Lòng thương nhớ bao lâu nay đã vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ngào:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Mai về miền Nam, nhớ Bác không nguôi
Hai câu thơ như một lời giã biệt, từ "trào" diễn tả cảm xúc mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn, lưu luyến không muốn chia xa. Đó là nỗi đau không chỉ của riêng tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau mất Bác. Tình cảm ấy, cảm xúc ấy đã lên đến đỉnh điểm của sự tột cùng, bởi vậy mà nhà thơ có ước mong muốn hóa thân thành "con chim hót quanh lăng", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được sống mãi cùng Người, để được báo đáp công ơn mà Bác đã mang đến cho nhân loại:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Như chúng ta đã biết, mở đầu bài thơ hình ảnh cây tre được nhà thơ nói đến. Và đến cuối bài thơ, "cây tre" cũng được nhà thơ nhắc lại. Nhưng, lúc này cây tre đã mang thêm một ý nghĩa mới. Nó không còn là cây tre mang ý nghĩa bình thường nữa, mà đó là lòng kính yêu và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường, lý tưởng cách mạng mà Bác đã chọn cho dân tộc.
Bài thơ khép lại trong sự xa cách về không gian, nhưng lại tạo được sự gần gũi trong ý chí, tình cảm. Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương đã bộc lộ hết những cung bậc cảm xúc của mình qua những vần thơ. Và đó cũng chính là tình cảm của mỗi con dân miền Nam nói riêng và của cả nhân loại nói chung dành cho Bác.
a. Con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán:
* Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Ông luôn xông xáo, giải quyết nhanh gọn và có chủ đích. Điều đó thể hiện qua từng thái độ, từng hành động của nhân vật:
- Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long thì “giận lắm”,”định thân chinh cầm quân đi ngay”.
- Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất nhiều việc lớn:
+ Tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế để “chính vị hiệu”,”giữ lấy lòng người”.
+ Tự mình “đốc suất đạo binh” ra Bắc.
+ Tìm gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp để hỏi kế sách.
+ Tuyển mộ quân sĩ và “mở cuộc duyệt binh lớn” ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ.
b. Con người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trước thời cuộc:
- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An:
+ Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân tộc(“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”) và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân Thanh, nêu bật dã tâm của chúng(“bụng dạ ắt khác…cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”)
+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
+ Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật nghiêm.
=> Lời phủ dụ có thể xem như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ phong phú, sâu xa, nó tác động, kích thích lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc.
- Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện qua cách xử trí vừa có lí vừa có tình với các tướng sĩ tại Tam Điệp.Ông rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc.
Ngày này 71 năm về trước, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông - Nam Á. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định cuộc đấu tranh cách mạng kiên cường của dân tộc Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đã giành được độc lập và khẳng định được vị thế độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của mình. Trong công cuộc đổi mới, chúng ta vẫn luôn đoàn kết một lòng vượt mọi khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ theo tinh thần Tuyên ngôn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc ta đã vượt qua những thác ghềnh của lịch sử để quyết tâm xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng nêu rõ: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết, nhân dân ta đã đánh bại những kẻ xâm lược tàn bạo và lập nên những chiến thắng lừng lẫy trong lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết mà nhân dân ta đã phát triển kinh tế, xã hội; đạt được nhiều thành tựu về mọi mặt mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc. Chính vì vậy, cần không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố: Lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đại đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu; ý thức độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc; sự năng động, sáng tạo, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hy sinh của người dân Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Quá trình đấu tranh gian khổ của dân tộc ta ngày càng bồi đắp lòng yêu quê hương, đất nước, tình đoàn kết bền chặt của các tầng lớp nhân dân.
Những bài học kinh nghiệm về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nội dung, phương thức phát huy sức mạnh đại đoàn kết phải được thường xuyên hoàn thiện, bổ sung phù hợp nhu cầu và hoàn cảnh đất nước từng giai đoạn. Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc còn phải hướng vào mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng và sáng tạo khoa học - công nghệ, hội nhập quốc tế thắng lợi. Trên cơ sở các phong trào hành động của thanh niên, nông dân, công nhân, phụ nữ, công chức, viên chức, nhà khoa học, doanh nhân, cần tạo ra sức mạnh nội lực để không ngừng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng đất nước giàu mạnh.
Với niềm tin vào sự đổi mới và lãnh đạo sáng suốt của Đảng, vào tương lai tươi sáng của đất nước, các tầng lớp nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng cùng Đảng và Nhà nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng vào cuộc sống.