Chế độ sở hữu ruộng đất của trung và Nam Mỹ rất bất hợp lý:
- Các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số, nhưng lại sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác, chuyên trồng các loại cây công nghiệp để phục vụ yêu cầu xuất khẩu.
- Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.
* Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp ở Nam Mĩ:
- Đại điền trang:
+ Thuộc sở hữu của cá đại điền chủ.
+ Sở hữu trên 60% diện tích đất canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
+ Quy mô lên đến hàng nghìn hec-ta.
+ Năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh.
- Tiểu điền trang:
+ Thuộc sở hữu của các hộ nông dân.
+ Diện tích dưới 5 hec-ta.
+ Trồng các cây lương thực để tự cung tự cấp.
* Nhận xét:
- Chế độ chiếm hữu ruộng đất nặng nề, bất hợp lí, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Nền nông nghiệp của nhiều nước phải lệ thuộc vào vốn đầu tư của nước ngoài.