K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2023

Singapore là một quốc gia đô thị nhỏ bé nằm ở phía nam của bán đảo Mã Lai. Quá trình phát triển của Singapore là một câu chuyện đáng kinh ngạc, từ một khu tự trị nghèo nàn và ô nhiễm trong những năm 1950, đến một đô thị đa văn hóa, phồn hoa và phát triển trong thập kỷ qua. Dưới đây là một tóm tắt về quá trình phát triển của Singapore:

1. Động lực phát triển: Sau khi trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1965, Singapore mắc phải nhiều thách thức. Với diện tích hạn chế, không nguồn tài nguyên tự nhiên đáng kể và một dân số đông đúc, quốc gia này phải tìm các ngành kinh tế mới để phát triển.

2. Chính sách công nghiệp: Chính quyền Singapore đã thúc đẩy mạnh mẽ để thu hút các công ty đầu tư nước ngoài và phát triển ngành công nghiệp chế biến. Họ cung cấp các chính sách thuế ưu đãi và hạ tầng tốt, tạo điều kiện thuận lợi để các công ty nước ngoài đầu tư và phát triển kinh tế.

3. Phát triển du lịch: Singapore nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch của mình và đã đầu tư mạnh vào ngành này. Đến thập kỷ 1980, Singapore đã phát triển thành một điểm đến du lịch quốc tế nổi tiếng với các công trình kiến trúc độc đáo, công viên giải trí và cơ sở truyền thông hàng đầu.

4. Giáo dục và đào tạo: Singapore đã đặt sự chú trọng vào giáo dục và đào tạo để phát triển nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế. Họ đã đầu tư vào hệ thống giáo dục công và tư, đảm bảo rằng người dân có được trình độ học vấn cao và kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

5. Quản lý đô thị thông minh: Singapore đã thành lập một hệ thống quản lý đô thị thông minh để nâng cao chất lượng cuộc sống và quản lý tài nguyên. Họ đã đầu tư vào công nghệ và hạ tầng thông minh để giảm ô nhiễm, làm giảm giao thông và tăng cường sự tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày.

6. Đổi mới và nghiên cứu phát triển: Singapore đã xây dựng các trung tâm nghiên cứu và cao cấp để đẩy mạnh sáng tạo và phát triển công nghệ. Họ đã mở cửa cho các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới để thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển trong các ngành công nghệ cao.

Tổng quan, quá trình phát triển của Singapore có sự kết hợp giữa chính sách kinh tế thông minh, sự đầu tư vào giáo dục và đào tạo, cũng như quản lý đô thị thông minh và sự đổi mới. Kết quả là Singapore đã trở thành một trong những quốc gia phát triển và giàu có nhất trên thế giới trong thời gian ngắn.

Chúc bạn học tốt!!!!

18 tháng 12 2022

Nhật Bản
- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

17 tháng 10 2023

- Vị trí địa lí:

+ Bộ phận phía tây của lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.

+ Lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B đến 71°B.

- Hình dạng: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào trong đất liền.
 

- Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu (2 khu vực):

Địa hình đồng bằng:

+ Chiếm 2/3 lớn diện tích châu lục, gồm ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, các đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa-nuýp,...

+ Đặc điểm địa hình khác nhau do nguồn gốc hình thành khác nhau.

Địa hình miền núi:

+ Địa hình núi già phía bắc và vùng trung tâm châu lục (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...). Phần lớn có độ cao trung bình hoặc thấp.

+ Địa hình  núi trẻ phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat, Ban-căng...). Phần lớn có độ cao trung bình dưới 2000m.

- Xác định vị trí một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Âu:

Các đồng bằng chính:

+ Đồng bằng Bắc Âu.

+ Đồng bằng Đông Âu.

+ Các đồng bằng trung lưu và hạ lưu sông Đa-nuýp.

Các dãy núi chính:

+ D. Xcan-đi-na-vi.

+ D. U-ran.

+ D. An-pơ.

+ D. Các-pát.

+ D. Ban-căng.

- Kích thước nhỏ (Diện tích trên 10 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương).

- Các biển và đại dương bao quanh châu Âu:

+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Bắc, biển Na-uy, biển Ba-ren và biển Ca-ra.

+ Đại dương: Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

Các thuận lợi:

 −- Châu Âu nằm ở trung tâm của thế giới

−- Là cầu nối giữa các châu lục Á, Phi, Mỹ và châu Đại Dương

⇒⇒ Tạo điều kiện thuận lợi cho châu Âu phát triển kinh tế đối ngoại, giao lưu văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các khu vực khác trên thế giới.

−- Có khí hậu ôn đới ⇒⇒ Thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch.

−- Có địa hình đa dạng, bao gồm đồng bằng, núi, đồi, cao nguyên,...

⇒⇒ Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế khác nhau, như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

−- Có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú, như dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng sắt,... 

⇒⇒ Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy.

 

 

Vị trí địa lí

- Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích trên 10 triệu km2.

- Giới hạn: Từ 36oB – 71oB, có ba mặt giáp biển.

- Bờ biển cắt xẻ mạnh, tạo nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền.

Thuận lợi

- Địa hình giáp biển bằng phẳng \(\rightarrow\) Thuận lợi cho phát triển dịch vu các ngành giao thông vận tải, du lịch... 

- Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích \(\rightarrow\) Phát triển nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật tiên tiến và gắn chặt với công nghiệp chế biến.

Khó khăn

- Phía Bắc vòng cực khí hậu hàn đới khiến các con sông đóng băng vào mùa đông ảnh hưởng giao thông vận tải.

30 tháng 10 2023

Tham khảo
- Vị trí địa lí của châu Á: 
+ Châu Á nằm trải dài trong khoảng từ vùng cực Bắc đến khoảng 10oN, tiếp giáp Châu Âu và Châu Phi.
+ Tiếp giáp các đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Ý nghĩa: Vị trí địa lý của Châu Á đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu. Với sự kết nối vùng lục địa và tiềm năng thương mại lớn, Châu Á là trung tâm của các tuyến đường hàng hải và giao thông quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư. Đồng thời, dự trữ tài nguyên tự nhiên khổng lồ và dân số đông đúc của Châu Á làm tăng giá trị kinh tế và sức mạnh thương mại của khu vực này. Đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ cũng tạo cơ hội cho sự hợp tác và trao đổi văn hóa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và văn hóa trong khu vực và toàn cầu.

28 tháng 6 2017

a) Kinh tế Nam Âu

- Nông nghiệp còn chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; sản xuất theo quy mô nhỏ.  (1 điểm)

- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao. I-ta-li-a có nền công nghiệp phát triển nhất trong khu vực nhưng công nghiệp cũng chỉ tập trung ở phía bắc đất nước.  (1 điểm)

b) Nam Âu là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc

- Nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật cổ đại.  (1 điểm)

- Bờ biển đẹp, khí hậu địa trung hải đặc sắc.  (1 điểm)

22 tháng 12 2021

THam khảo

Nông nghiệp - Trồng cây công nghiệp: chủ yếu trong các đồn điền thuộc sở hữu của các công ti tư bản nước ngoài, được chuyên môn hóa cao, quy mô lớn. - Phân bố:

Loại câytrồngKhu vực phân bố
Cây côngnghiệp nhiệt đớiCa caoQuan trọng nhất: tập trung duyên hải phía bắc vịnh Ghinê.
Cà phêDuyên hải vịnh Ghinê và phía Đông châu lục
Cọ dầuDuyên hải vịnh Ghinê, Trung Phi và những nơi có khí hậu nhiệt đới.
Cây ăn quả Cận nhiệtCam, chanh,nho, ôliuCực Bắc và cực Nam châu lục, môi trường Địa Trung Hải.
Cây lươngthựcLúa mì, ngôCác nước ven Địa Trung Hải và Cộng hòa Nam phi.
Phổ biến ở Châu Phi nhưng năng suất và sản lượng thấp
Lúa gạoAi Cập, châu thổ sông Nin.

- Cây lương thực: chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt, hình thức làm nương rẫy khá phổ biến. - Chăn nuôi kém phát triển, chăn thả gia súc là hình thức phổ biến

4 tháng 5 2016

Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu km2 .

- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam tới cực Nam ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực. Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường 20o C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.

-Gần như toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ. Thể tích khối băng lên đến 35 triệu km3

- Châu Nam Cực chỉ có các loài động vật sống dựa vào nguồn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như : chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…

- Châu Nam Cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt .

Câu 2: Sự phân bố và đặc điểm các kiểu khí hậu của Châu Âu:

_ Vùng ven biển tây âu và phía tây của bắc âu khí hậu ôn đớihải dương 
_ Vùng ven biển địa trung hải từ bồi đào nha sang tận hi lạp khí hậu địa trung hải 
_ Toàn bộ vùng trungvà đông âu phia đông dãy xcan-đi-na-vi : khí hậu địa trung hải 
_ Vùng phía bắc của châu âu có một bộ phận nhỏ nằm trong vòng cực khí hậu hàn đới 

Câu 3: 

- Các nước Bắc Âu nổi tiếng về phát triển kinh tế bền vững, vì biết khai thác hợp lí để bảo vệ nguồn lợi mà vẫn bảo vệ tốt nôi trường thiên nhiên

30 tháng 11 2016
  • Đặc điểm dân số của đới nóng:

- Gần 50% dân số thế giới sống ở đới nóng

- Tập trung đông nhất ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Brazil

- Tỉ lệ gia tăng dân số cao, đang trong tình trạng bùng nổ dân số

  • Đô thi hóa ở đới nóng:

- Đới nóng là nơi có tốc độ đô thi hóa cao trên thế giới

- Các siêu đô thị mới xuất hiện ngày càng nhiều

- Tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng

  • Tác động của dân số và đô thị hóa nên sự phát triển kinh tế:

- Gây sức ép lớn về việc làm

- Nạn thất nghiệp gia tăng

- thiếu chỗ ở, điện, nước, lương thực,... phát sinh dịch bệnh và các tệ nạn xã hội

 

2 tháng 12 2016

thank

 

8 tháng 1 2024
Hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Dưới đây là một số hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế của từng quốc gia:
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này.