Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Hệ tuần hoàn
Về tim: từ tim 2 ngăn ở cá (chỉ có tâm thất và tâm nhĩ) lên đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), đến bò sát có tim 3 ngăn nhưng có thêm vách hụt ngăn giữa tâm thất (trừ cá sấu tim có 4 ngăn), đến lớp chim và thú thì tim hoàn chỉnh (có 4 ngăn:2 tâm nhĩ, 2 tâm thất).
Về vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn (xuất phát từ tâm thất theo động mạch bụng đến các cơ quan rồi theo tĩnh mạch lưng đến mang và trở về tâm nhĩ), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ (vòng nhỏ lên phổi trao đổi khí, vòng lớn đưa máu đi nuôi các cơ quan), máu đi nuôi cơ thể là máu pha; bò sát cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn do tim có vách hụt; chim và thú cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Hệ hô hấp
thể cũng tiến hóa theo hướng tích cực, trong đó cơ quan hô hấp đã có sự đa dạng và biến đổi chuyên hóa (đã tách ra khỏi cơ quan tiêu hóa và hoạt động độc lập) để thích nghi từng bước với nhiều môi trường sống khác nhau: từ dưới nước lên cạn và lên không.
Cá:
Lưỡng cư:
Bò sát:
Chim:
Thú:
a. Nhóm động vật không hàm:
- Đặc điểm:
+ Hô hấp bằng mang, mang có nguồn gốc nội bì.
+Tuy nhiên tổng lớp không hàm lại tiến hóa không thành công và cũng nhanh chóng tiến nhanh vào ngõ cụt trong hệ thống tiến hóa chung của sinh giới.
+ Tuy có đời sống tích cực hơn Sống Đầu và Sống Đuôi nhưng chúng lại thích nghi với đời sống kí sinh thụ động, vận động ít. Do vậy mà ống hô hấp vẫn chưa tách biệt hoàn toàn với ống tiêu hóa. Đặc điểm này phản ánh hướng tiến hóa kém trong bậc thang tiến hóa.
VD: cá bám đá
b. Nhóm động vật có hàm:
- Đặc điểm:
+ Hệ hô hấp có nguồn gốc ngoại bì.
+ Hô hấp phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng ( cơ quan hô hấp đã tách biệt hoàn toàn với ống tiêu hóa gồm 2 hình thức chính là hô hấp qua mang và phổi). Từ đây hình thành nên hàng loạt các lớp động vật phát triển tiến bộ như: cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú).
-VD:
+ Hô hấp bằng phổi
+ Hô hấp bằng mang (ở tiết 1+2 đã nêu)
* Xét từng lớp:
- LỚP CÁ:
[FONT="]- Cơ quan hô hấp là mang, tùy vào từng nhóm đại diện mà có nắp mang hay không có nắp mang, thích nghi với trao đổi khí hòa tan trong nước.
- Mặc dù số lượng loài lớn, chiếm lĩnh thế giới dưới nước, hệ hô hấp đã phân hóa hoàn toàn về chức phận và cấu trúc nhưng hiệu suất hô hấp vẫn con thấp.
- Vì: hô hấp bằng cách trao đổi khí trong môi trường nước
(hàm lượng khí hòa tan ít) làm khả năng trao đổi khí trong cơ thể bị hạn chế.
[/FONT][FONT="][FONT="]- Trước yêu cầu của sự phát triển liên tục trong sinh giới đòi hỏi Lớp Cá phải biến đổi hệ hô hấp của mình để tăng diện tích trao đổi khí từ đó hô hấp với hiệu suất cao hơn, giúp con vật có thể vận động tích cực hơn. Trước khi hình thành nên lớp động vật có cơ quan hô hấp tiến bộ hơn thì lớp Cá đã trải qua quá trình hình thành nên các hình thức hô hấp trung gian: bóng hơi, da, cơ quan trên mang, phổi.
Neoceratodus (châu Úc)
Prototerus (châu Phi )
Lepidosiren (Nam Mỹ)
Cá Latimeria chalumnae (theo Raven)
Phát hiện năm 1938, vùng Tây Ấn Độ Dương, ở độ sâu 100 - 400m
Cá phổi (Prototerus)
- LỚP LƯỠNG CƯ:
[/FONT][/FONT]
[FONT="][FONT="]- Lớp Lưỡng Cư tiến hóa hơn lớp Cá ở chỗ chúng đã hình thành phổi trong quá trình sống. Và mang chỉ còn xuất hiện trong giai đoạn ấu trùng.
- Sự tiến hóa của lớp Cá lên Lưỡng Cư đánh dấu một bước ngoặc quan trọng chứng tỏ sự mở rộng môi trường sống ngày càng hiệu quả của các loài động vật.
[/FONT]
[/FONT]Tuy nhiên Lưỡng Cư vẫn còn mang nhiều đặc điểm chưa tiến bộ: cấu tạo của phổi vẫn còn đơn giản, phế nang ít phát triển, diện tích phổi còn nhỏ (chỉ chiếm 2/3 diện tích da). Do vậy Lưỡng Cư phải hô hấp qua da để có thể cung cấp đủ oxi cho nhu cầu của cơ thể.
- LỚP BÒ SÁT:
- Từ Lưỡng Cư muốn phát triển lên một lớp động vật tiến bộ hơn thì cấu tạo của hệ hô hấp nói riêng phải thay đổi rõ rệt. Chiều hướng tiến hóa phải đi theo nguyên tắc ngày càng hoàn thiện về cấu tạo và đạt hiệu quả cao về chức năng.
- Lớp Bò Sát tiến hóa hơn Lưỡng Cư ở chỗ chúng đã hoàn toàn hô hấp bằng phổi, da khô và không còn hô hấp qua da, cấu tạo của phổi cũng hoàn chỉnh hơn với nhiều vách ngăn chia thành các phế nang, hô hấp bằng nhiều kiểu khác nhau, chúng chỉ còn giữ dấu vết của mang trong giai đoạn của phôi...
\Rightarrow Bò Sát đã hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn, không còn phụ thuộc vào môi trường nước.
- LỚP CHIM:
- Lớp Chim xuất phát từ Bò Sát, đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống bay lượn trên không. Chính vì có lối sống như vậy dẫn đến cấu tạo cơ quan hô hấp của Chim cũng có những đặc điểm đặc biệt: có hệ thống túi khí giúp tăng cường độ hô hấp, hô hấp kép trao đổi khí triệt để và hiệu quả...
- Đến lớp Chim có thể nói hệ hô hấp đã có cấu tạo hoàn chỉnh. Cơ quan hô hấp phát triển theo hướng giảm nhẹ trong lượng cơ thể và tăng cường độ trao đổi khí.
\Rightarrow Thân nhiệt luôn ổn định (hằng nhiệt).
- Lớp Chim đã khắc phục được những mặt hạn chế trong cấu tạo và chức năng hệ hô hấp để có thể thành công chiếm lĩnh bầu trời, phân tán rộng rãi giống loài của chúng trên khắp hành tinh đến tận vùng địa cưc lạnh giá hay vùng hoang mạc nóng bỏng.
- LỚP THÚ:
- Lớp Thú là lớp có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống.
- Hệ hô hấp có cấu trúc tương tự như Bò Sát nhưng phức tạp hơn: phổi có nhiều phế nang phân nhánh, động tác hô hấp cũng đa dạng với sự tham gia của cơ gian sườn, cơ hoành.
- Xu thế tiến hóa theo hướng làm tăng diện tích phân bố mao mạch và dung tích
Tham khao
Thân cá chép hình thoi dẹp, mắt không có mi mắt, thân phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày. Vây có những tia vây được căng bởi lớp da mỏng, khớp động với thân. Đó là những đặc điểm giúp cá bơi lội nhanh trong nước.
THAM KHẢO:
-Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi:
+ Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân.
+ Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
+ Vảy cá có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhày.
+ Vảy cá xếp như ngói lợp.
+ Vây cá gồm nhiều tia vây, căng bởi màng da mỏng khớp động với thân.
-Cấu tạo trong:
+Hệ tuần hoàn: Tim 2 ngăn(1 tâm nhĩ - 1 tâm thất). Có 1vòng tuần hoàn kín.
+Hệ hô hấp: Miệng,hầu,thực quản, dạ dày, ruột , gan ,túi mật,hậu môn
Câu 1: Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng một phần năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể được tích lũy trong ATP.
Câu 2:
Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại
- Khi tim phải đập nhanh hơn, giả sử 150 nhịp/phút, mỗi chu kì co tim chỉ còn 0,4s, thời gian tim co khoảng 0,25s và thời gian dãn để phục hồi khoảng 0.15s. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, cơ tim sẽ suy kiệt dần (bệnh suy tim) và tới một lúc nào đó sẽ ngừng đập hoàn toàn.
- Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim như :
- Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ...
- Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi...
- Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. ...)•
- Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính như sự tức giận... Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử )phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch) và gây ra bệnh huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg).
Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ : bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp...
Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.
Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da. trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.
Câu 3: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu :
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
Câu 4: Bài tiết là quá trình cơ thể ta phải không ngừng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất được đưa vào cơ thể quá liều lượng có thể gây hại cho cơ thể.
Câu 5: Cân bằng nội môi là một đặc tính của một hệ thống mở để điều khiển môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng động khác nhau. Tất cả các sinh vật sống bao gồm cả đơn bào hay đa bào đều duy trì cân bằng nội môi. Cân bằng này có thể là cân bằng pH nội bào ở mức độ tế bào; hay cân bằng nhiệt độ cơ thể ở động vật máu nóng; hay cũng chính là tỉ phần khí cacbonic trong khí quyểnở mức độ hệ sinh thái..
Câu 6:
Khi hệ nội tiết rối loạn có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng như đái tháo đường, cuờng giáp, suy giáp… Hiểu biết về hệ nội tiết này giúp chúng ta khám và điều trị kịp thời khi mới có những dấu hiệu ban đầu.
Hệ nội tiết bao gồm hệ thống các tuyến nội tiết, mỗi tuyến tiết ra một hoặc nhiều hormone khác nhau đổ trực tiếp vào máu để điều hòa cơ thể. Hệ thống nội tiết có nhiệm vụ đặc biệt trong việc liên tục chuyển đi các tín hiệu. Những “chất truyền tin” đó được gọi là các hormone, được tiết ra từ một tuyến đặc biệt gọi là tuyến nội tiết. Chúng mang các tín hiệu tới một tuyến khác hoặc các tế bào không phải là nội tiết.
Hormone có vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm chỉ huy và điều hòa hầu hết các chuyển hóa trong cơ thể như điều hòa nhiệt độ, cân bằng cơ thể khi có stress, điều hòa đường huyết…
Có hai hệ thống chính điều hòa các chức năng cơ thể là hệ thần kinh thông qua cơ chế thần kinh và hệ nội tiết thông qua cơ chế thể dịch. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết nhỏ, nằm rải rác, không liên quan về mặt giải phẫu nhưng lại liên quan rất chặt chẽ về mặt chức năng. Bên cạnh đó, có thể nói tất cả các cơ quan và tế bào trong cơ thể đều làm nhiệm vụ nội tiết.
Về mặt mô học, tuyến nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, sản phẩm bài tiết (hormone) được đổ thẳng vào máu. Cấu tạo của tuyến nội tiết gồm hai phần: phần chế tiết tạo thành từng đám tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormone, lưới mao mạch phong phú bao bọc xung quanh các tế bào chế tiết có nhiệm vụ tiếp nhận hormone đưa vào hệ thống tuần hoàn.
Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể gồm: vùng hạ đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy, tuyến thượng thận và tuyến sinh dục.
Bình thường, hệ thống thông tin phản hồi của các tuyến nội tiết giúp kiểm soát sự cân bằng hormone trong máu. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc ít hormone nào đó, hệ thống này sẽ phát tín hiệu để các tuyến nội tiết khắc phục sự cố. Mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra nếu hệ thống thông tin phản hồi gặp vấn đề.
Các rối loạn thường gặp là tăng hay giảm chức năng và nguyên nhân của các rối loạn này rất nhiều, tùy thuộc vào từng tuyến nội tiết. Ví dụ tuyến giáp tổng hợp và bài tiết nhiều hormone giáp vào máu sẽ gây ra hội chứng cường giáp hay bệnh nhân sau mổ bướu giáp bị thiếu hụt hormone giáp sẽ dễ bị suy giảm.
-Cấu tạo của hệ tiêu hóa là:
+Ống tiêu hóa gồm: miệng-dạ dày-ruột-hậu môn.
+Tuyến tiêu hóa gồm: gan-mật-tuyến ruột.
+Bóng hơi giúp cá chìm nổi trong nước trở nên dễ dàng.
-Cấu tạo của tuần hoàn và hô hấp:
+Hô hấp:
>Cá chép hô hấp bằng mang, các mang cá bám và xương cung mang, lá mang mỏng, có nhiều mạch máu
+Tuần hoàn:
>Gồm tim và các mạch.Tim có có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất, nối với các mạch tạo thành một vòng tuần hoàn kín.
Cảm ơn bạn