K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2017

Hàn Mặc Tử, với cuộc đời ngắn ngủi, tâm hổn đa cảm, mong manh đã để lại cho đời những bài thơ rất đặc sắc. "Mùa xuân chín" là một trong số đó. Trong không gian của buổi giao mùạ, một góc tâm tình của tác giả: Nhớ làng, nhớ quê... và một cái gì đó rất mơ hồ, gợi trong lòng ta biết bao suy nghĩ. "Mùa xuân chín" một khoảng trời riêng của cảm xúc đang "chín" trong lòng nhà thơ, trong lòng người đọc.

(chỉ là phần nhỏ bạn nên thêm ý để đoạn văn cảm nhận hoàn chỉnh hơn)

20 tháng 9 2017

thank's bạn nhìu nha nhưng mk cần một bài văn những không sao mk sẽ sữa ý của bản vào bài văn của mkhaha

MÙA XUÂN CHÍNTrong làn nắng ửng khói mơ tanĐôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trờiBao cô thôn nữ hát trên đồiNgày mai trong đám xuân xanh ấyCó kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây,Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách...
Đọc tiếp
MÙA XUÂN CHÍNTrong làn nắng ửng khói mơ tanĐôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trờiBao cô thôn nữ hát trên đồiNgày mai trong đám xuân xanh ấyCó kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây,Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:- Chị ấy, năm nay còn gánh thócDọc bờ sông trắng nắng chang chang?(Hàn Mặc Tử)Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?a. Thơ bốn chữ b. Thơ năm chữ c. Thơ sáu chữ d. Thơ bảy chữCâu 2: Khổ thơ thứ nhất gieo vần:a. vần chân vần liền. b. vần chân vần cách c. vần lưng vần liền d. Vần lưng vần cách Câu 3: Em hãy chỉ ra cách ngắt nhịp trong ba câu thơ sau:Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:- Chị ấy, năm nay còn gánh thóca. 1/2/4 b. 2/2/3 c. 3/4 d. 2/1/4Câu 4: Trong khổ thơ thứ nhất có mấy từ tượng hình, mấy từ tượng thanh.a. Không từ tượng hình và một từ tượng thanh.b. Một từ tượng hình và một từ tượng thanh.c. Hai từ tượng hình và một từ tượng thanh.d. Hai từ tượng hình và hai từ tượng thanh.Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây,a. Biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.b. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh; nhịp điệu linh hoạt, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.c. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, hoán dụ; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.d. Biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa; nhịp điệu 4/3, gieo vần chân; sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.Câu 6: Trong khổ thơ thứ nhất, bức tranh thiên nhiên được hiện lên qua những hình ảnh thơ:a. Làn nắng ửng, khói mơ tan, đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, tà áo biếc, giàn thiên lí.b. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, bao cô thôn nữ hát trên đồi, đám xuân xanh, kẻ theo chồng.c. Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, hổn hển như lời của nước mây, thầm thì với ai ngồi dưới trúc.d. Khách xa, mùa xuân chín, Chị ấy năm nay còn gánh thóc, bờ sông nắng chang chang.Câu 7: Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong khổ thơ thứ 3 và nêu tác dụng của chúng.a. Từ tượng hình: vắt vẻo, lưng chừng diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thì vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm xúc tha thiết.b. Từ tượng hình: vắt vẻo, lưng chừng, hổn hển diễn tả sống động trạng thái vận động của tâm hồn con người; từ tượng thanh: thầm thì vừa diễn tả âm thanh thầm thì vừa biểu hiện cảm x
0
12 tháng 7 2017

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.

Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.

Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.

Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.

Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.

Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

12 tháng 7 2017

Những ngày đầu mùa đông, trời trở lạnh, em đi ngủ sớm hơn mọi khi. Em nằm bên cạnh bà và được nghe những câu hát mượt mà của ngày xưa bà thường hay hát. Chắng mấy chốc, giọng hát ngọt ngào ấy đã đưa em chìm sâu vào giấc ngủ. Trong giấc mơ, em thấy ông nội trở về trò chuyện cùng với em.
Ông nội em năm nay cũng khoảng 70 tuổi nhưng ông đã không còn từ khi em mới bỡ ngỡ bước vào lớp một. Thời gian trôi qua thật nhanh, thấm thoắt cũng đã gần chục năm rồi em không đuợc sống bên cạnh ông, không đuợc nghe giọng nói ồm ồm chứa đựng bao tình thương của ông.
Em vẫn nhớ như in giấc mơ hôm đó, em thấy ông nội với hình dáng gầy gầy thân quen đi về phía em đang học bài. Em vui sướng chạy ra ôm chầm lấy ông. Đôi bàn tây ấm áp của ông nhẹ nhàng xoa lên đầu em rồi ông dắt em từ bàn học ra chiếc ghế nhỏ ngày xưa hai ông cháu dạy nhau tập đọc đặt ở phòng ngoài. Đã lâu lắm rồi mà nhìn ông vẫn không thay đổi là bao so với trước. Khuôn mặt vấn rạng ngời phúc hậu đã xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn. Đôi mắt sâu hơi mờ đi nhưng đôi tai ông vẫn còn tinh lắm. Dường nhu chỉ có mái tóc bạc thêm là thấy rõ vì dấu ấn thời gian.
Ông hỏi han về tình hình học tập của em có tốt không? Em tự hào kể cho ông nghe về những thành tích mà mình đã đạt được. Nói đến đâu ông cũng gật đầu tỏ vẻ hài lòng và khen em đã có tiến bộ hơn ngày trước rất nhiều. Em cảm thấy ông rất vui và hãnh diện vì mình. Song ông vẫn nhắc nhở em phải biết lấy đó làm động lực để mình cố gắng. Ông mong em luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân, không lúc nào được nguôi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ, thầy cô. Em ngồi im lặng và thấm thía những lời dạy đầy ý nghĩa của ông vào tâm trí. Rồi em hỏi thăm sức khoẻ của ông. Ông nói rằng ông rất khoẻ và luôn nhớ về mọi người. Ông hy vọng rằng em sẽ thay ông chăm sóc bà thật tốt. Em cảm động lắm, không biết nói gì em chỉ biết nhìn ông và gật đầu thay cho câu trả lời của mình. Ngồi nói chuyện được khá lâu, ông kể tiếp cho em nghe nhiều câu chuyện hay mà ngày trước ông vấn thường hay kể. hai ông cháu nói chuyện vui vẻ, giọng nói và tiếng cười ấm áp của ông vang khắp căn nhà bé nhỏ.
Trời về khuya hơn, màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Em hỏi ông hay nói đúng hơn nó là lời trách móc ngây thơ rằng: “Sao ông không thường xuyên về thăm gia đình hay là ông đã quên mọi người? Lần này về ông phải ở đây thật lâu để chơi với chúng cháu”. Ông khẽ nói với em rằng: “ Hãy nhớ ông luôn ở bên cạnh mọi người”. Nói xong, ông lẳng lặng bước ra cửa, vì sợ phải xa ông em vội chạy theo nhưng hình ảnh ông cứ xa dần, chỉ thỉnh thoảng ông ngoảnh lại vẫy tay tạm biệt. Em khóc gọi theo ông. Thấy mình khóc, em tỉnh dậy thì ra những gì mình vừa thấy chỉ là mơ. Đó là một giấc mơ mà em không bao giờ quên được.
Em sẽ luôn ghi nhớ và trân trọng giấc mơ quý giá này. Em tin rằng dù không có thật nhưng mỗi lời nói, cử chỉ ông dành cho em đều là động lực để em vươn lên trong cuộc sống.

29 tháng 9 2017

* Nghệ thuật. Truyện của An-đéc-xen kết hợp hài hòa sự kì diệu, hiện thực và sự quái dị cho nên bất cứ truyện nào của ông cũng sinh động như chính cuộc sống. Ở bất cứ truyện nào người ta cũng tìm thấy bóng dáng tự nhiên và xã hội của đất nước Đan Mạch quê hương thân yêu của An-đéc-xen.

* Ý nghĩa. Qua truyện Cô bé bán diêm tác giả như muốn tương phản cảnh đói rét khốn cùng của em bé bán diêm với cảnh sống sung túc, hoan hỉ của mọi nhà vào đêm giao thừa. Dường như tất cả đều quay lưng lại, thờ ơ với cuộc đời của em. Em đã thực sự bị bỏ rơi giữa cuộc đời no đủ, giàu sang. Đó là ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm, là tấm lòng của An-đéc-xen với những cuộc đời khốn cùng và đau khổ.

Thấy hay thì tick cho mk nha mọi người...vuivui

29 tháng 9 2017

An-déc-xen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch. Bạn đọc khắp năm châu đều biết đến ông bởi những tác phẩm của ông rất đặc sắc, huyền ảo mà mơ mộng gần gũi với trẻ thơ.

Khi đọc truyện ” cô bé bán diêm” của nhà văn, ta thấy thật ấn tượng với ngọn lửa diêm, phải chăng hình ảnh ngọn lửa diêm sáng lấp lánh trong truyện đã đem đến những giấc mơ kì diệu của em bé bán diêm, đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, của bà và mọi người. Chính ngọn lửa diêm ấy đã đưa em đến với bà thương yêu- người đã bao bọc che chở cho em, yêu thương em hết mực để rồi hai bà cháu cùng bay lên trời về chầu Thượng Đế. Hình tượng ngọn lửa diêm sáng ngời lên vẻ đẹp nhân văn thể hiện cái nhìn đầy cảm thông, trân trọng, ngợi ca của tác giả về nỗi bất hạnh về ước mơ và những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn của trẻ thơ- những thân phận nghèo khổ trên đời giữa cảnh đời nghiệt ngã. Thông qua hình tượng ngọn lửa diêm, ta thấy rõ tấm lòng nhân đạo, lòng nhân ái của tác giả đối với các em thiếu nhi, đồng thời nhà văn còn muốn gửi tới người đọc một thông điệp: đó là hãy biết san sẻ tình yêu thương, đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau, bất hạnh của các em nhỏ.

Với lối viết nhẹ nhàng bay bổng An-déc-xen đã trở thành nhà văn của mọi thời, mọi người và mọi nhà. Hình tượng ngọn lửa diêm sẽ mãi ám ảnh trong lòng độc giả về những khát vọng bình dị, giản đơn mà vô cùng đẹp đẽ của những đứa trẻ bất hạnh khơi dậy trong lòng ta về lòng yêu thương con người để xã hội càng trở nên tươi đẹp, hòa bình, ấm no, hạnh phúc.
22 tháng 3 2017

Để có điểm thành tích thì pn phải trả lời câu hỏi. Tuy nhiên không phải cứ trả lời là có, mà câu trả lời của bạn phải đúng và chính xác. Ngoài ra cũng cần nhan nhất nữa thì pn sẽ có điểm thành tích thui.

16 tháng 9 2017

Người bạn ấy luôn sống mãi trong lòng tôi. Và có lẽ đến cả khi ý nghĩ của bạn ấy về tôi tệ cỡ nào thì trong tâm tư tôi đó vẫn là người bạn mà tôi yêu quý nhất, Vân.

Tôi và Vân lớn lên cùng nhau, học cùng nhau từ lớp mẫu giáo, nhưng lúc đó thì chúng tôi không thân nhau lắm (thấy Vân người nhỏ nhỏ, gầy gầy lại hay đi luẩn quẩn khu lớp cho những em bé mới 3 tuổi nên tôi cứ tưởng Vân ít tuổi hơn tôi). Đến lúc lên lớp 1 tôi mới biết tôi và bạn ấy sinh cùng năm, 2004 và bạn ấy vẫn bé nhỏ như trước! Từ đó, tôi và Vân thân nhau trong mọi hoàn cảnh, cả học tập lẫn vui chơi, tôi lớp trưởng và Vân lớp phó, cứ coi như "bộ đôi sấm sét" cũng được. Đi đâu cũng có nhau, làm gì cũng đồng loạt, mình chơi gì bạn chơi đấy và đặc biệt ..... mỗi khi được cô khen thì cũng cả hai luôn! Tình bạn của chúng tôi tưởng chừng như không có gì có thể tách ra được.

Nhưng bắt đầu từ năm lớp 4, lớp 5, tôi có cảm giác Vân bắt đầu xa tôi. Vân hay đi với Hà, Hoa thay vì với tôi. Tan học không còn những cảnh trời mưa cả hai ướt như chuột lột vật vã mới về được đến nhà hay những chưa nắng nóng toát mồ hôi loạng choạng đâm vào đống rơm nữa. Thay vào đó, tôi ít thân với các bạn hơn, chỉ hay trò chuyện với một vài bạn mới trong lớp thôi (lớp tôi dồn lớp mà). Đến cấp hai, tôi càng thê thảm hơn. Vân lại làm quen thêm nhiều bạn mới, còn tôi thì cũng chỉ biết mấy bạn. Vân bỏ mặc tôi hẳn, làm tôi buồn lắm! Trò chuyện không, vui chơi cũng không. Đến lớp 7, một biến cố đau lòng xảy ra với tôi. Một số bạn nam trong lớp moi quá khứ không mấy tốt đẹp của tôi ra để kể với những người khác. Nghe họ kể trước mặt mình mà tôi muốn ứa nước mắt, có gì hay ho với họ sao ?! Tôi càng đau hơn khi trong đám đó còn có cả Vân. Cô ấy kể rồi cười ha hả ra vẻ khoái chí lắm, đâu để ý đến cảm xúc của tôi. Và sau đó cuộc sống với tôi thành ra không lối thoát. Vân khinh bỉ tôi, cho rằng những khuyết điểm của tôi quá xấu, không đáng để người khác thương. Bạn ấy không còn là Vân của ngày xưa, Vân mà tôi quen biết. Tôi cũng không rõ có phải do bị lôi kéo hay không, Vân bắt đầu tập tọe chơi facebook. Với một đứa bị coi là cổ hủ, lạc hậu, thiếu hiểu biết về mạng xã hội như tôi thì thế là hơi sớm. Nhưng nếu chỉ có vậy thì tôi nói làm gì. Mấy bạn đi học thêm cùng tôi cũng bộc bạch là Vân ăn chơi, đua đòi, chạy theo thời đại. Vân còn chụp ảnh dìm hàng tôi, vui mỗi khi tôi bị đánh, bị các bạn vứt bỏ. Cậu ấy cho rằng tôi làm xấu mặt của lớp, không đáng ở lớp này. Tôi càng ngày càng lạnh lùng, mất cảm xúc với những thứ xảy ra quanh mình, không khác một đứa tự kỉ. Có những đêm tôi gặp ác mộng, trong đó tôi thấy Vân đứng cười khi tôi đang cận kề cái chết, khi tôi bị sỉ vả. Tôi bật khóc nức nở, tôi lo một ngày chuyện đó xảy ra. Vì càng mong đợi, tôi càng nhận lại nhiều sự thất vọng.

Câu chuyện của tôi là thế đấy. Có thể mông lung, hoặc có thể bạn sẽ nghĩ tôi đi kể tội bạn tôi. Nhưng đó là cảm xúc bộc phát tuôn trào khi đọc đề văn này. Và thông qua câu chuyện này, tôi cũng gửi đến Vân một lời nhắn: Nếu một ngày bạn thay đổi suy nghĩ về mình, hay bị ai bỏ rơi, hãy chia sẻ, tâm sự với mình, ít ra thì mình có thể cho bạn một lời khuyên chân thành vì mình hiểu thấu cảm giác ấy như thế nào, hoặc ở bên bạn trong suốt thời kì khó khăn đó. Và mình luôn mong đợi một ngày nào đó, bạn hãy quay lại, chúng mình sẽ làm lành và tiếp tục viết lên những trang đẹp đẽ thời áo trắng và cả mai sau. Mình muốn nhấm mạnh lần nữa: bạn luôn sống mãi trong trái tim mình.

16 tháng 9 2017

tuyệt banhqua

14 tháng 9 2017

Dàn bài:

I. Mở bài

- Giới thiệu tổng quát về cây lúa.

- Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.

- Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.

- Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.

II. Thân bài

1. Khái quát

- Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.

- Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

2. Chi tiết.

a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.

- Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.

- Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.

- Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mềm, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.

- Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm.

- Lúa được chia thành ba bộ phận:

+ Rễ: Nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.

+ Thân: Là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.

+ Ngọn: Đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.

b. Cách trồng lúa:

- Gieo giống: Hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: Nhất nước - > nhị phân - > tam cần - > tứ giống

+ Nhất nước: Lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.

+ Nhị phân: Thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.

+ Tam cần: Đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.

+ Tứ giống: Một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.

- Cấy lúa: Ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.

- Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.

- Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.

- Sau khi gặt lúa: Để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo.

c. Vai trò của cây lúa.

- Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.

- Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: Bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…

- Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.

+ Lúa non được dùng để làm cốm.

+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: Gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thậm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.

+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: Rơm được phơi khô và chất thành đống để dự trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.

+ Tóc: Cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.

d. Thành tựu

- Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.

- Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.

III. Kết bài.

- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.

- Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.

14 tháng 9 2017

"Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."

Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam. Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.

Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song. Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.

Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.

Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở, cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.

Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:

"Bao giờ cây lúa còn bong

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

28 tháng 12 2016

Mở bài :

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả, tấp nập khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến hiện đại. Nhưng một thực trạng giao thông tai nạn giao thông vẫn là mối đe dọa đến tính mạng của con người. Do đó chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.

Kết bài :

Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.

29 tháng 12 2016

cám ơn bạn

9 tháng 9 2017

Trả lời:

- Chị mới vừa rón rén bưng bát cháo cho chồng và đang hồi hộp “chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng không”.

- Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo anh mới kề vào đến miệng” thì hai tên tay sai đã “sầm sập tiến vào” trong tay đầy những “roi song, tay thước và dây thừng” chúng là hiện hình của tai họa.

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 9 2017

Trả lời:

Tình thế của chị Dậu:

- Chị Dậu nấu cháo, quạt cho nguội, bê đến mời chồng, động viên an ủi chồng.

- Anh Dậu đã tỉnh nhưng vẫn còn lề bề lệt bệt.

=> Tình thế thảm thương, nguy cấp.