Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dễ ẹt!Trong hoàn cảnh khốn khó,nghèo đói,quần áo mặc phải vá chằng vá đụp.Tóm lại là trong hoàn cảnh khốn khổ,nghèo hổ.
Lạnh lùng. Bạn Nam lớp em trông thật lạnh lùng
Lạnh lẽo. Căn phòng này lạnh lẽo quá
Lành lạnh. Thời tiết hôm nay có cảm giác lành lạnh
Nhanh nhảu. Khi được sai bảo một việc gì đó, Na lại nhanh nhảu làm ngay
Lúng túng. Hoa thường lúng túng khi nói chuyện trước đám đông
"Xuân đến tự bao giờ. Bầu trời không còn trắng đục nữa, đã có những đêm xanh, những buổi sáng trắng,xôn xao, rộn ràng tiếng chim hót ríu ran vườn chè."
Từ khi bắt đầu nói, con người đã nói tiếng mẹ đẻ, tiếng nói đầu tiên của đứa trẻ đang học nói đó là mẹ, cha hoặc ông bà. Tiếng Việt là nguồn cảm hứng viết lên những lời thơ, lời hát thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người.
Tiếng Việt giàu bởi cái đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp. Tiếng Việt giàu còn bởi sự đa dạng và phong phú của vốn từ Việt Nam.
Dù trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống phong kiến nhưng Tiếng Việt vẫn giữ được giá trị, bản sắc tinh hoa của nó.
Vì một thế giới muôn màu đầy cảm xúc bởi Tiếng Việt giàu đẹp chúng ta hãy cùng giữ gìn và phát huy cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt, của vốn từ phong phú, đa dạng.
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề bài gồm 01 trang) |
Câu 1 (3 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!...
(Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 10)
1) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
2) Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
3) Em cảm nhận được phẩm chất gì của người mẹ được nhắc đến trong đoạn văn? Từ đó em rút ra được bài học gì cho mình?
Câu 2 (2 điểm).
Anh em nào phải người xa
...
1) Chép ba câu tiếp theo để hoàn chỉnh bài ca dao trên.
2) Viết một đoạn văn (khoảng 3 đến 4 câu) trình bày ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của bài ca dao em vừa chép.
Câu 3 (5,0 điểm).
Kì nghỉ hè luôn là điều mong chờ của tất cả các bạn học sinh bởi nó luôn gắn liền với những chuyến đi chơi, thăm bạn bè, người thân...với biết bao kỉ niệm.
Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trong kì nghỉ hè vừa qua.
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
THÁNG 9/2015
Môn: Ngữ văn- Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Ngày thi: 22/09/2015
Câu 1: (2 điểm)
a) Có mấy loại từ láy? Trình bày đặc điểm về nghĩa của từ láy?
b) Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
Câu 2 ( 3.0 điểm). Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)
a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn?
c) Viết đoạn văn ngắn để lí giải thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường được thể hiện trong đoạn văn
d) Nêu ý nghĩa của câu văn trên?
Câu 3 (5,0 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về một người thân mà em yêu quí (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…)
Đáp án:
Câu | Đáp án | Điểm |
1 | a) * Có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
* Nghĩa của từ láy: – Nghĩa của từ láy được hình thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. – Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh,… b) – Các từ láy: râm ran, chói lọi, lấp lánh ( Sai một từ, thiếu hoặc thừa một từ – 015 đ) – Tác dụng: + Khắc họa vẻ đẹp của cảnh vật sau cơn mưa: sinh động, chan hòa ánh sáng và tràn đầy sức sống. + Thể hiện tài quan sát, miêu tả của người viết. |
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25 |
2 | Văn bản: Cổng trường mở ra – Lý Lan | 0,5 |
Từ ghép đẳng lập: can đảm, kì diệu | 0,5 | |
* Hình thức : Đảm bảo hình thức là một đoạn văn
* ý nghĩa: Thế giới kì diệu là: thế giới của tri thức, của tình bạn, tình thầy trò, thế giới của ước mơ…. |
0,5
1 |
|
Ý nghĩa: khẳng định ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. | 0,5 | |
3
|
a. Yêu cầu chung:
– Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB. – Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn biểu cảm. – Cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. – Trình bày sạch sẽ, rõ ràng |
|
b. Yêu cầu cụ thể:
– Tình cảm trân trọng, yêu quý một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) a) MB: – Giới thiệu khái quát về người thân và tình cảm của em. b) TB: – Cảm xúc về hình ảnh người thân (kết hợp tả, giới thiệu một vài đặc điểm về ngoại hình, tính cách) – Cảm xúc về người thân gắn với những kỉ niệm( kết hợp đan xen kể kỉ niệm đáng nhớ về người thân để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ) – Ý nghĩa của tình thân trong hiện tại và tương lai. c) KB: – Khẳng định lại cảm xúc, tình cảm của mình với người thân. – Mong ước, hứa hẹn, nhắn nhủ (nếu có) |
0.5
1.5
1.5
1
0.5 |
|
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
– Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu, có sáng tạo riêng; diễn đạt lưu loát, cảm xúc trong sáng, chân thành, tự nhiên, hợp lí. – Điểm 4: Đáp ứng được các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, còn mắc một vài lỗi chính tả. – Điểm 3: Biết viết đúng thể loại, có bố cục ba phần. Đảm bảo 2/3 số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bố cục. – Điểm 2: Viết đúng kiểu bài, nội dung còn sơ sài, đạt 1/2 số ý, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 1: Nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu. – Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. |
*Dàn bài :
I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .
II . Thân bài
* Giải thích câu tục ngữ :
- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :
- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .
=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .
* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay .
MB : giới thiệu câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
TB : giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng câu tục ngữ
nghĩa đen : dùng một hành động để nhấn mạnh câu
nghĩa bóng : khi hưởng thụ một thành quả nào đó thì hãy nhớ tới công lao của những người lm nên nó
liên kết vs câu ăn quả nhớ kẻ trồng cây ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
d/c: + những chú bộ đội đã bảo vệ chúng ta khỏi bọn giặc và đem lại nền độc lập tự do như hôm nay
bài học : chúng ta hãy ghi nhớ những công ơn của những người đã lm nên thành quả để chúng ta có ngày hôm nay
KB: câu tục ngữ là 1 chân lý đúng đắn, chúng ta hãy ghi nhớ và lm theo
Ở những làng quê miền Bắc, đâu đâu cũng có cây xoan, một thứ cây quen thuộc, gắn bó với cuộc sống của người nông dân tự bao đời. Từ vùng trung du đất cằn sỏi đá đến vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ, xoan được trồng trên đồi hay ven con đường làng uốn lượn quanh co, quanh nhà. Xoan rất dễ sống. Người ta chỉ cần đào một cái hố nho nhỏ, ươm cây xoan con con và đặt vào đó một niềm hi vọng.
Thời gian trôi qua rất nhanh. Khoảng năm đến sáu năm sau, cây xoan đã trưởng thành. Thân cây cao và thẳng tắp, màu nâu sẫm. Cành xoan khẳng khiu, đầu cành lưa thưa một vài túm lá. Lá xoan mỏng và nhỏ, màu xanh đậm, phất phơ trước gió.
Cây xoan đẹp nhất là vào cuối tháng ba, mùa hoa xoan nở. Những bông hoa nhỏ bé, cánh tím phớt, điểm mấy chấm đen li ti nở thành từng chùm. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, những chùm hoa lại đong đưa, đong đưa khe khẽ. Không khí trong làng thơm ngát hương hoa xoan, một mùi thơm mộc mạc, dịu dàng hơn cả hoa cau, hoa bưởi.
Ở làng em, nhà nào cũng trồng xoan. Ngọn xoan cao vượt lên khỏi những khu vườn cây cối xanh um. Sau trận mưa, hoa xoan rơi đầy lối ngõ, rắc trên những luống rau cải xanh mướt và lấm tấm cả trong vại nước trước sân nhà.
Ngắm hàng xoan trồng trước ngõ, ông em tấm tắc khen cây nào cũng to, cũng đẹp. sang năm là có thể đốn xoan làm cột, dựng thêm chiếc nhà ngang. Gỗ xoan dẻo dai, bền chắc và đặc biệt là không mối mọt nào đục được. Ông bảo em nhớ nhắc ông bữa nào tỉa bớt lá xoan già để ủ làm phân xanh bón lúa.
Giống như tre, trúc, cây xoan là bạn thân của người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa. Xoan mọc ở khắp nơi, không chê đất xấu đất cằn. Nét đẹp giản dị của cây xoan góp phần làm nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thanh bình chốn làng quê Bắc bộ.
Có một loài cây chẳng được ngợi ca trong văn, thơ cũng chẳng mấy ai nhớ đến trong sự quý trọng. Có lẻ bắt đầu từ cái tên quê mùa, khắc khổ của nó mà người ta không muốn nhắc đến hay bởi sự chua chát từng có trong đời nó giành hết phần mình? Ấy vậy mà nó lại là loài cây gắn bó cả tuổi thơ tôi, dắt tôi qua hết năm dài tháng rộng của những kỉ niệm ngọt, bùi, cay, đắng. Cây bần ổi của quê nội thân yêu!
Ai cũng có quyền yêu quý một điều gì đó của riêng mình mà không rõ lí do. Tôi yêu cây bần từ cái tên dân gian của nó. Nội tôi bảo bần là nghèo khổ là bần cùng, chắc vậy mà người dân quê tôi ai cũng ngại khi có cây bần mọc phía trước nhà. Chúng chỉ dám âm thầm lớn lên ở sau hè, sau vườn hoặc ven bờ đất lở. Cây bần của bà tôi nằm cạnh hông nhà vươn vai to lớn không thua gì cây xoài, cây ổi. Cây không cao nhưng tán rộng đủ để chị em tôi riu rít trèo hái trái mỗi ngày. Tôi nhớ từng hình dáng của cành, từng vết sẹo trên thân cây như nhớ những nếp nhăn in hằng trên trán nội. Tôi thương thân cây côi cút như chú chim sâu mất mẹ, thương những chiếc lá vàng lìa cành khi đông đến. Lá bần tròn trĩnh cứng cáp như chiếc bánh tráng lũ trẻ thường ăn. Trái bần chỉ có hai vị chát khi bần còn non và chua khi bần đã già, chín. Không giống với vị chua của bất cứ trái chua nào, bần chua rất thanh khiến những người kén chua không thể ăn nổi nhưng lại là món ngon của những đứa trẻ nghèo chúng tôi. Có ai yêu và đồng cảm với loài cây này mới cảm nhận được vị ngọt ẩn sâu bên trong cái chua của nó như người ta tìm được sự ngọt bùi của nghĩa tình trong cái nghèo khó, khô cằn của đất. Để có được hàng trăm, hàng nghìn trái, cây đã ra bằng ngần số hoa ấy. Hoa bần đẹp không vì màu sắc rực rỡ cũng không phải cánh hoa xinh tươi. Cả hai thứ ấy hoa bần đều không có, bởi hoa chỉ là những sợi tơ trắng mềm như sợi bún gắn vào đài hoa. Hoa kết trái, sợi hoa rụng trắng gốc bần như mái tóc trắng của bà, cây buồn bã thở than giã từ hoa, cơn gió lạ cuốn theo hoa bay mất.
Trái bần không chỉ là món ăn vặt của lũ trẻ mà còn là món ăn của các chị, các mẹ. Không có món nào khiến một bầu thỏa mãn vị giác bằng trái bần chua. Mẹ tôi vẫn thường hái những trái bần chín để nấu canh chua cá chốt, cá rô. Cha tôi thì thích món cá sặc kho lạt bỏ vào ít lát bần chua, dầm với ớt.
Cây bần già nhà tôi đã bao mùa thay lá, bao mùa ra hoa, kết quả, bao mùa hứng chịu những thay đổi bất thường của thời tiết và cũng bao lần chứng kiến những thay đổi của cuộc đời. Đó cũng là ngần ấy thời gian chúng tôi gắn bó bên nhau như một bà lão hàng xóm tốt bụng với lũ trẻ nhà bên. Chẳng có đứa trẻ nào khi chúng có thức ăn ngon, bánh kẹo nhiều lại nhớ đến những trái bần chua. Ngày ấy, xóm chúng tôi chỉ có vài nóc nhà ngói nhưng hầu hết trẻ em đều thiếu thốn như nhau. Chúng tôi bày nhà chòi dưới gốc bần mát, nhặt lá bần làm bánh tráng, hoa bần làm bún. Buổi trưa không ngủ, chúng tôi đã có trái bần chấm muối ớt, vừa ăn vừa hít hà vì cay. Vậy mà vài ba đứa ăn hết cả rổ bần, chúng tôi ăn rất ngon như cách những đứa trẻ thành thì ăn gà rán hay bánh cuốn. Tôi là một cô bé hay tủi thân và nhạy cảm, có lúc nghĩ đời mình như cây bần lẻ loi ngoài hè nên có chuyện gì buồn tôi lại ra góc hè ngồi khóc với cây. Cây ơi! Cây có hiểu điều gì không mà cành rung nhè nhẹ. Có lần nghe bác tôi bảo bà chặt cây bần đi, ai lại trồng cây nghèo khổ cạnh nhà. Tối đó ba chị em tôi ngồi mãi dưới gốc cây không đứa nào chịu vào nhà ngủ, đến khi cha tôi hứa sẽ không chặt cây nữa. Chị em tôi không có đồ chơi, chiếc thuyền em tôi làm bằng bẹ dừa nước, đồ chơi nhà chòi là ráo dừa, vỏ sò vỏ ốc. Cây bần là công viên của riêng chúng tôi, ở đấy chúng tôi thỏa thích leo trèo. Trên cành cây cao nhất, có cô bé hay nhắm mắt mơ về một ngày mai trở thành cô giáo giúp cha mẹ thoát nghèo để cây bần không còn tủi thân khóc cho những mùa lá rụng.
Nay cô bé ngày xưa đã trở thành cô giáo, mái tóc trắng của bà đã ngủ yên. Cây bần già vẫn giữ lời hứa hẹn đứng đó chờ đợi người đi trở về. Cạnh cây bần ngôi nhà lá đơn sơ đã thay bằng tường trắng vôi xanh. Chắc lũ trẻ quê giờ chẳng ai thích thú với món ăn vặt ấy nữa nhưng cây vẫn lặng lẽ ra hoa, âm thầm kết trái.
Cây ơi! Cây nhớ gì không bao tháng ngày đã mất? Cây thương gì không mà im lìm trông ngóng? Cây nghĩ gì không mà lặng lẽ thở dài? Cây có biết dù ở nơi xa nhưng cô bé ngày xưa vẫn mong ngóng ngày về, vẫn nhớ lời hẹn ước. Cây ơi! Chờ tôi nhé!
Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển
chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...
Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.
Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.
Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.
Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.
Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.
Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển
chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...
Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.
Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.
Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.
Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.