K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2019

Theo em, thế nào là kể chuyện ?

Trả lời:

Kể chuyện là kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa.


##############

21 tháng 2 2019

Kể chuyện là:

Kể lại một chuỗi sự việc liên quan đến nhau. Có nhân vật, mỗi câu chuyện có một bài học, một ý nghĩa

21 tháng 2 2019

Phân tích cấu tạo là xác định chủ ngữ , vị ngữ

1. Đặt vấn đề

 

Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo nhiều phương pháp. Phổ biến nhất là bốn phương pháp sau: (1) theo cấu trúc chủ - vị (ngữ pháp truyền thống), (2) theo cấu trúc vị từ - tham thể (ngữ pháp ngữ nghĩa), (3) theo cấu trúc đề - thuyết(ngữ pháp chức năng), và (4) theo cấu trúc cái cho sẵn - cái mới (lý thuyết phân đoạn thực tại).

 

Các phương pháp này được xây dựng dựa trên ba bình diện nghiên cứu câu: kết học, nghĩa học và dụng học. Trong đó, phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị thuộc bình diện kết học của câu, cấu trúc vị từ - tham thể thuộc bình diện nghĩa học, cấu trúc cái cho sẵn - cái mới thuộc bình diện dụng học. Riêng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết thì lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau. Cao Xuân Hạo không xếp đề - thuyết vào bình diện kết học, song ông cũng băn khoăn khi xếp đề - thuyết vào bình diện dụng học [4, tr. 11].

 

2. Trong bài viết này, chúng tôi  sẽ phân tích mẫu một số câu cụ thể theo từng phương pháp; nêu ưu thế, hạn chế của mỗi phương pháp và sự tương quan/ mối quan hệ của các phương pháp với nhau.

 

2.1. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị

 

Đây là phương pháp lâu đời nhất của ngữ pháp truyền thống, được xây dựng dựa trên ba quan hệ ngữ pháp cơ bản của câu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ  quan hệ chủ vị. Muốn vẽ được mô hình câu theo phương pháp này, phải xác định được ba quan hệ trên. Qui ước vẽ như sau: với quan hệ đẳng lập, không vẽ mũi tên ở cả hai chiều; với quan hệ chính phụ, vẽ mũi tên hướng về thành tố chính; với quan hệ chủ vị, vẽ mũi tên ở cả hai chiều.

 

a. Một số ví dụ mẫu

 

Công ty   chúng tôi  // sẽ   thi công     một  tòa nhà    24  tầng.

 

                           ĐN                                               ĐN

 

                                                          ĐN                          ĐN

 

                                                                                  BN

 

           C                                               V

 

-> Đây là câu đơn.

 

Bỗng  một  bàn tay /  đập  (vào)  vai   //    khiến    hắn  /  giật mình.

 

TTN                                                BN                  C                    V

 

                C                           V                                           BN     

 

                           CN                                                   VN

 

-> Đây là câu phức thành phần chủ ngữ và thành phần bổ ngữ.

 

b. Ưu thế của phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị

 

Đối với người Việt, chủ ngữ và vị ngữ là những khái niệm hết sức quen thuộc. Đây lại là phương pháp ra đời sớm, được nghiên cứu nhiều, nên hệ thống lý thuyết tương đối sáng rõ.  Các thành tố cấu tạo nên câu được phân tích hết sức tỉ mỉ và cạn kiệt. Không có bất kỳ một từ nào trong câu không được làm rõ, dù đó là thực từ hay hư từ. (Theo chúng tôi, trong số bốn phương pháp phân tích câu, đây là phương pháp phân tích chi tiết nhất). Quan hệ giữa các từ trong cụm từ, quan hệ giữa các cụm từ với nhau luôn được thể hiện rõ ràng. Chức năng của các thành phần câu được phản ánh một cách rất cụ thể. Nếu dạy cho học sinh phân tích câu theo cách này, người học dễ dàng xây dựng những câu đúng ngữ pháp, chuẩn mực.

 

Phương pháp này có hạn chế sau đây. Khi nói một câu, cái quan trọng là ta truyền đi một thông tin. Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị chỉ quan tâm đến bình diện hình thức của câu mà không làm nổi rõ vấn đề trọng tâm thông báo của câu. Các thành phần câu được gọi tên thuần tuý theo kiểu ngữ pháp, không rõ chức năng ngữ nghĩa. Cách phân tích này quá tỉ mỉ, nên không phải lúc nào cũng có thể ứng dụng được cho mọi câu tiếng Việt, đặc biệt là những câu trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, những câu có cấu trúc hơi khác thường.

 

 

 

2.2. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ -  tham thể

 

Người khơi nguồn cho phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể là L.Tesnière với lý thuyết diễn trị (vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước). Ông đã gợi ra một giải pháp nghĩa học độc lập cho việc phân tích câu. Sau ông, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này. Đó là C.J. Fillmore, M.A.K. Halliday, W.Chafe, C. Hagège, S.C.Dik… Để phân tích được câu theo phương pháp này, trước hết phải xác định được vị từ trung tâm, sau đó xác định các tham thể bắt buộc xoay xung quanh vị từ đó, cuối cùng là xác định các tham thể mở rộng.

 

a. Một số ví dụ mẫu

 

Ngày 8-3,           tôi             tặng      cho người yêu     một bó hoa hồng.

 

TTMR               TTBB          VTTT           TTBB                     TTBB

 

        (thể thời gian)   (hành thể)                         (tiếp thể)                 (đối thể)

 

      Con mèo nhảy mạnh                   làm đổ                    lọ hoa.

 

TTBB (thể nguyên nhân)               VTTT              TTBB (đối thể)

 

Tôi                         lại tưởng                      anh ta không muốn đến.

 

TTBB (thể cảm nghĩ)         VTTT                            TTBB (thể nội dung)

 

Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc vị từ – tham thể có ưu thế sau: Các thành tố trong cấu trúc vị từ - tham thể phản ánh sự tương ứng về nghĩa của chúng với các sự vật trong thực tế khách quan. Toàn bộ nội dung câu phản ánh một sự tình của thế giới ấy. Thông qua cấu trúc này, ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa ngôn ngữ học với cuộc sống con người.

 

Phương pháp  phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể có hạn chế là không quan tâm đến các hư từ. Vì vậy, mối quan hệ giữa các từ trong câu nhiều khi không được làm rõ. Đặc biệt, cấu trúc này không phân tích được cạn kiệt các thành phần trong câu, chẳng hạn, không làm rõ được thành phần định ngữ có vai trò gì trong cấu trúc nghĩa sự vật. Ví dụ: Cô gái nhỏ nhắn ấy là bạn tôi. Toàn bộ cụm danh từ cô gái nhỏ nhắn ấy là một tham thể; bạn tôi là một tham thể. Còn nhỏ nhắn và tôi có vai trò gì thì không quan tâm đến.

 

Nhiều trường hợp rất khó phân tích câu theo cấu trúc này, nhất là đối với những câu có nhiều tầng bậc. Ngoài ra, rất khó xác định vai nghĩa mà các tham thể đảm nhiệm do không có dấu hiệu hình thức rõ ràng. Có một thực tế là người ta vẫn dựa vào sự tương ứng giữa các thành tố của cấu trúc vị từ - tham thể với các thành phần câu trong cấu trúc chủ - vị để từ cấu trúc chủ - vị, suy ra cách phân tích câu theo cấu trúc vị từ - tham thể. Như vậy rõ ràng là muốn phân tích câu (dù theo cách nào), vẫn phải học cấu trúc chủ - vị trước.

 

Mối quan hệ giữa cấu trúc vị từ  – tham thể với cấu trúc chủ – vị:

 

CẤU TRÚC CHỦ – VỊ

CẤU TRÚC VỊ TỪ - THAM THỂ

Chủ ngữ

Tương ứng với tham thể bắt buộc (là tham thể quan trọng nhất)

Trung tâm của vị ngữ

Tương ứng với vị từ trung tâm (toàn bộ vị ngữ có thể tương đương với cả vị từ trung tâm + tham thể bắt buộc / không bắt buộc).

Bổ ngữ: 2 loại:

+ Bổ ngữ bắt buộc (của động từ trao nhận, sai khiến…)

+ Bổ ngữ không bắt buộc (Bổ ngữ thời gian, địa điểm, mục đích….)

 

+ Tương ứng với tham thể bắt buộc.

 

+ Tương ứng với tham thể không bắt buộc.

Định ngữ

Không tương ứng với một tham thể. Nó cùng với danh từ trung tâm làm thành một tham thể.

Đề ngữ

Tương ứng với tham thể bắt buộc do nó có quan hệ về nghĩa với nòng cốt câu hoặc các thành tố trong câu.

Trạng ngữ

Tương ứng với tham thể mở rộng, có thể lược bỏ (chu tố).

Các thành phần biệt lập (phụ chú ngữ, liên ngữ, hô ngữ, tình thái ngữ)

Không tương ứng với bất kỳ thành tố nào trong cấu trúc vị từ - tham thể vì các thành tố này không tham gia vào việc biểu hiện nghĩa sự vật.

Vị ngữ phụ

Tương ứng với tham thể mở rộng, có thể lược bỏ (chu tố).

 

2.3. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề – thuyết

 

Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, một câu được chia ra hai phần: phần đề và phần thuyết. Để phân tích được câu theo cấu trúc này, có thể dựa vào nhiều tiêu chí, tuy nhiên, đơn giản nhất là dựa vào tiêu chí về phương tiện. Ba chỉ tố đánh dấu sự phân chia đề - thuyết là thì, là, mà.

 

a. Một số ví dụ mẫu

 

                                                              C

 

  KĐ                                     Đ                              T

 

                            MXN

 

 

 

Buổi chiều,    mệt mỏi vì chờ đợi,          lăn ra ngủ.                                      

 

-> Đây là câu đơn một bậc đề - thuyết.

 

                                C

 

          

 

         Đ                                Ta                                     Tb

 

 

 

                                     đ                    t            đ                       t

 

       Con bé ấy                  mắt   thì     giống mẹ,  nước da      lại giống bố.              

 

-> Đây là câu đơn hai bậc đề - thuyết.

 

         

 

                                    V1                            V2

 

                           Đ                  T           Đ                   T

 

 

 

                     Tay anh   bưng ngọn đèn, em       che ngọn gió.

 

-> Đây là câu ghép.

 

Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề  – thuyết có ư thế là: Cấu trúc đề - thuyết phản ánh được vấn đề thông tin của câu, trong đó, phần thuyết là phần chứa đựng nội dung thông tin mới. Căn cứ xác định đề - thuyết là dựa vào các tác tử thì, là, mà: chỗ nào chen được các tác tử này thì chỗ đó là ranh giới phân chia đề - thuyết. Thao tác này tương đối đơn giản. Do vậy, việc phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết nhìn chung là dễ thực hiện.

 

 So với phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị thì khi áp dụng phương pháp phân  tích câu theo cấu trúc đề - thuyết, các thành phần chỉ được phân tích sơ bộ chứ không được phân tích thật chi tiết.

 

Nhìn chung, cấu trúc đề - thuyết dễ ứng dụng đối với những câu được sử dụng trong hội thoại hàng ngày. Quả thực trong hội thoại, các phát ngôn chứa rất nhiều các tác tử thì, là, mà, do vậy, việc phân tích khá đơn giản. Còn trong các văn bản văn học, nhất là các văn bản khoa học thì các từ “râu ria” này sẽ ít hoặc không xuất hiện. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể thêm các từ này vào để làm ranh giới phân chia đề - thuyết, song việc làm này mang tính chất cảm tính. Việc xác định phần đề, phần thuyết lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh. Thêm vào đó, trong những câu có chứa cả thì và , ranh giới xác định đề - thuyết không nhất quán, có lúc dựa vào thì, có lúc dựa vào .

 

 Dù sao, phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết vẫn là một phương pháp mới, không quen thuộc với người học, do vậy, thông thường người học hay suy từ cấu trúc chủ - vị sang cấu trúc đề - thuyết. Như vậy, cách phân tích này dường như bị lệ thuộc vào lối phân tích chủ - vị.

 

Mối quan hệ giữa cấu trúc đề - thuyết với cấu trúc chủ – vị:

 

 

 

 

CẤU TRÚC CHỦ - VỊ

CẤU TRÚC ĐỀ  - THUYẾT

Phạm vi ngữ nghĩa

Chủ ngữ hẹp hơn phần đề và vị ngữ hẹp hơn phần thuyết.

Phần đề rộng hơn chủ ngữ. Phần thuyết rộng hơn vị ngữ.

Mối quan hệ giữa hai thành phần chính trong câu

Quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ tương đối chặt.

Quan hệ giữa đề với thuyết tương đối lỏng.

Sự tương ứng của một số thành phần câu

- Khởi ngữ

- Trạng ngữ

- Vị ngữ phụ

- Vế phụ của câu ghép chính

phụ

- Tình thái ngữ

 

- Liên ngữ

- Hô ngữ

- Phụ chú ngữ

- Tương ứng với phần đề

- Tương ứng với chu ngữ

- Tương ứng với minh xác ngữ

- Tương ứng với phần đề

 

- Đề tình thái (siêu đề) hoặc

thuyết tình thái (thuyết giả)

- Đề tình thái (siêu đề)

- Vế câu than gọi

- Vế câu phụ chú

Sự tương ứng của các kiểu câu

- Câu đơn

 

- Câu phức

 

- Câu ghép đẳng lập

 

- Câu ghép chính phụ

- Tương ứng với câu đơn 1 bậc Đề-Thuyết.

- Tương ứng với câu đơn 2 bậc Đề-Thuyết trở lên.

- Tương ứng với câu đơn 2 bậc Đề-Thuyết trở lên.

- Tương ứng với câu ghép.

Ưu thế và hạn chế chính

- Dễ đối với quy trình phân tích câu (phân tích văn bản) nhưng khó đối với quy trình xây dựng câu (tạo lập văn bản).

- Có thể phân tích đến cạn kiệt tất cả các thành phần.

- Không quan tâm tới vấn đề thông tin của câu.

- Dễ đối với quy trình xây dựng câu (tạo lập văn bản) nhưng khó đối với quy trình phân tích câu (phân tích văn bản).

- Không thể phân tích cạn kiệt tất cả các thành phần.

- Quan tâm tới vấn đề thông tin của câu(Thông tin mới nằm ở phần thuyết).

Mối quan hệ với ngữ cảnh

- Ít  phụ thuộc vào ngữ cảnh. -> Cấu trúc C-V luôn được phân tích giống nhau ở mọi ngữ cảnh.

- Phụ thuộc khá chặt vào ngữ cảnh -> Trong các ngữ cảnh khác nhau, một phát ngôn có thể có phần Đ và T khác nhau.

 

2.4. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc “cái cho sẵn – cái mới”

 

Người đầu tiên đề xuất lý thuyết phân đoạn thực tại là nhà ngôn ngữ học người Sec V.Mathesius. Theo ông, một phát ngôn gồm hai phần: cái cho sẵn - cái mới (Nguyễn Minh Thuyết, Trần Ngọc Thêm sử dụng cặp thuật ngữ nêu - báo). Trong đó, phần nêu (cái cho sẵn) là xuất phát điểm của thông báo, là đối tượng của cuộc nói chuyện, tức là thông tin đã biết hoặc dễ nhận biết mà từ đó người nói bắt đầu thông báo của mình; còn phần báo (cái mới) là trọng tâm của thông báo, là hạt nhân của cuộc thoại. V.Mathesius cũng cho rằng cái cho sẵn tương ứng với phần đề của câu, còn cái mới tương ứng với phần thuyết. Sau này, M.A.K Halliday phát hiện cái cho sẵn - cái mới không tương ứng một đối một với cấu trúc đề - thuyết của câu.

 

Để có thể sử dụng phương pháp phân tích câu này, cần đặt câu trong một ngữ cảnh cụ thể. Sau đó xác định thông tin cũ, mới dựa vào các hư từ, dựa vào khả năng lược bỏ và dựa vào một số phép liên kết câu.

 

Một số ví dụ:

 

 (Lan im lặng). Lan  như nghe thấy tiếng đập của con tim mình.

 

                         CC                                  CM

 

 Bỗng từ dưới nước nhô lên một cánh tay.

 

                     CM  

 

Chính    ăn hai bát cháo (chứ không phải tôi).

 

         CM          CC

 

Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc “cái cho sẵn – cái mới” có ưu thế sau:

 

Như chúng ta biết, nói một câu là truyền đi một thông tin. Tất nhiên, cái mà người ta quan tâm là thông tin mới. Cấu trúc cái cho sẵn – cái mới có ưu thế nổi bật mà không cấu trúc nào có được - đó là nó phản ánh thông tin cũ - mới của câu một cách hết sức rạch ròi. Về điểm này, nó còn vượt xa cả cấu trúc đề - thuyết vì thỉnh thoảng, trong phần thuyết vẫn chứa một vài từ ngữ mang thông tin cũ. Do vậy, nó còn được gọi là cấu trúc thông tin hay, vắn tắt hơn, là cấu trúc tin.

 

Hạn chế của phương pháp này là: Cấu trúc chủ - vị là cấu trúc cú pháp ổn định, tách rời ngữ cảnh. Nói cụ thể hơn, trong bất cứ tình huống nào, chủ ngữ vẫn cứ là chủ ngữ, vị ngữ vẫn cứ là vị ngữ. Đây là cấu trúc ở dạng tĩnh. Trong khi cấu trúc tin phụ thuộc chặt chẽ vào ngữ cảnh (có thể nói là lệ thuộc vào ngữ cảnh). Vậy, nếu không có tình huống giao tiếp hay ngữ cảnh cụ thể thì ta không thể phân tích câu theo cấu trúc này.

 

Mối quan hệ giữa cấu trúc “cái cho sẵn - cái mới” với cấu trúc chủ – vị:

 

Cấu trúc tin có thể trùng với cấu trúc chủ - vị, có thể không.

 

Trường hợp cấu trúc tin trùng với cấu trúc chủ - vị là trường hợp chủ ngữ mang tin cũ và vị ngữ mang tin mới. Chẳng hạn:

 

  (Lan mệt mỏi).  Cô ấy    đã thức suốt đêm qua.

 

Theo cấu trúc chủ - vị:      C                    V

 

Theo cấu trúc nêu - báo:   CC                 CM

 

Đặc biệt với cấu trúc có chứa từ “là”, thông thường cái cho sẵn trùng với chủ ngữ, cái mới trùng với vị ngữ.

 

Song, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp ranh giới Cái cũ – Cái mới không trùng với chủ - vị. Bởi lẽ, về nguyên tắc, thông tin mới của câu có thể nằm ở bất kỳ thành phần nào trong câu (chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ…). Thậm chí, có những trường hợp, phần tin mới nằm ở các hư từ vốn không đảm nhiệm chức năng cú pháp gì trong câu. Ví dụ:

 

Tin mới trùng với chủ ngữ:

 

-         Chính  đã từ bỏ tình yêu của mình.

 

-         Anh Bình mới là người đến trước.

 

-         Cả anh ấy cũng vắng mặt.

 

 Tin mới trùng với bổ ngữ:

 

-         Cô ấy nghi ngờ cả tôi.

 

-         Nó đọc cả báo.

 

Tin mới trùng với trạng ngữ:

 

-         Mai anh đi à?

 

-         Ngày kia tôi mới đi.

 

Tin mới trùng với các hư từ trong câu:

 

-         Cậu ăn cơm chưa?

 

-         Rồi.

 

Tin mới cũng có thể nằm ở các tình thái từ hoặc các quán ngữ tình thái bởi lẽ các từ ngữ này luôn là điểm nhấn quan trọng về mặt thông tin. Do vậy, xét về tính đúng sai, tính chân thực của phát ngôn, ta thấy có một điều khá thú vị. So sánh:

 

(a) Anh ấy không đến.

 

(b) Có lẽ anh ấy không đến.

 

Trong câu (b), có lẽ là thành phần tình thái ngữ. Nó không phải là thành phần quan trọng trong cấu trúc chủ - vị của câu, bỏ nó đi, câu vẫn không sai về ngữ pháp. Nhưng nếu thực tế là anh ấy đến, thì nhận định (a) sẽ là sai, còn (b) không bị coi là sai.

 

Xét về số lượng các thành phần trong câu thì cấu trúc tin luôn luôn chỉ có hai phần (cái cho sẵn - cái mới). Còn cấu trúc chủ - vị, ngoài hai thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ), trong câu còn rất nhiều các thành phần khác (trạng ngữ, đề ngữ, tình thái ngữ…)

 

Bây giờ, chúng tôi sẽ phân tích một câu theo cả bốn phương pháp. Câu được chọn là: Ngữ pháp tiếng Việt thì chúng tôi sẽ học chiều nay.

 

(1)   Phương pháp phân tích theo cấu trúc chủ – vị:

 

Ngữ pháp  tiếng Việt  (thì)  chúng tôi // sẽ học  chiều nay.

 

                         ĐN                                                     BN

 

                                              C                         V

 

          K                                                

 

-> Đây là câu đơn bình thường.

 

(2)   Phương pháp phân tích theo cấu trúc vị từ - tham thể:

 

Ngữ pháp tiếng Việt  thì  chúng tôi    sẽ học   chiều nay.

 

      TTBB                            TTBB      VTTT        TTMR

 

    Thể đối tượng              Hành thể                  Thể thời gian

 

(3)   Phương pháp phân tích theo cấu trúc đề – thuyết:

 

                            C

 

 

 

 
 

 

 

             Đ                                    T

 

                                           đ2                           t2

 

Ngữ pháp tiếng Việt thì chúng tôi // sẽ học chiều nay.

 

-> Đây là câu đơn hai bậc đề - thuyết.

 

(4)   Phương pháp phân tích theo cấu trúc “cái cho sẵn - cái mới”:

 

Giả sử ngữ cảnh xuất hiện của câu này là có một người nào đó hỏi: “Bao giờ thì các bạn học ngữ pháp tiếng Việt?”. Câu trả lời sẽ được phân tích như sau:

 

Ngữ pháp tiếng Việt  thì chúng tôi  sẽ học  chiều nay.

 

          CC                           CC           CC          CM

 

Rõ ràng là bốn kiểu cấu trúc trên không trùng nhau.

 

3. Kết luận

 

  Một câu tiếng Việt hiện nay có thể được phân tích theo bốn phương pháp. Bốn phương pháp này có những điểm tương đồng với nhau, cũng có những điểm khác biệt. Chúng hỗ trợ, bù đắp cho nhau để cuối cùng, nếu chúng ta nắm được cả bốn phương pháp phân tích câu, chúng ta sẽ có được một cái nhìn toàn diện nhất về câu tiếng Việt.

 

  Mỗi phương pháp phân tích câu có những thế mạnh riêng, phụ thuộc vào bình diện mà nó phản ánh.

 

Lẽ dĩ nhiên, mỗi phương pháp cũng có những hạn chế của nó. Song xét trên từng bình diện nghiên cứu câu một cách độc lập, mỗi phương pháp ấy đã hoàn thành tốt sứ mạng của mình.

5 tháng 11 2018

Song Ngư là Snow nhưng Snow k bik bn cung nào

Lần sau k đăng câu hỏi linh tinh

6 tháng 11 2018

Mình cung Ma Kết còn bạn là cung Sư Tử.Lần sau đừng có đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn nha.

14 tháng 3 2018

Bài làm:

Nhà em có rất nhiều cây leo như: bầu, bí,…Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp hương mà bố em trồng ở sau vườn.

Khung giàn mướp được làm bằng tre dài năm mét, rộng hai mét. Mới hôm nào, cây mướp còn nhỏ xíu. Chỉ mấy hôm sau, ngọn mướp đã bò khắp giàn. Tay mướp chỉ nhỏ bằng que tăm, mới chiều hôm nay tay mướp chỉ dài khoảng năm phân mà sáng mai tay đã dài mười năm phân quấn chặt vào giàn. Thật là kì lạ phải không các bạn!

Chẳng mấy chốc một màu xanh tươi đã phủ kín mặt giàn. Khi đã leo khắp giàn thì mướp bắt đầu ra hoa. Hoa mướp màu vàng tươi như mời gọi ong bướm đến hút mật. Rồi quả mướp bé xíu thi nhau chồi ra như muốn mở lời chào ngày mới. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột, bằng con cá chuối to. Quả thì thẳng, quả thì cong như vầng trăng gần giữa tháng. Quả này chen với quả kia lúc lỉu khắp giàn. Sáng nào, em cũng ra vườn hái mướp về ăn. Mướp nhiều quá, mẹ sai em cắt mang biếu họ hàng, hàng xóm mỗi người vài quả. Ai cũng khen mướp nhà em ngon và thơm.

Cây mướp nhà em rất nhiều tác dụng, vào mùa hè mà có bát canh cua hoa mướp thì thật là tuyệt! Lá mướp tươi để lau nhựa mít. Ai bị nước ăn chân thì dùng lá mướp khô sẽ khỏi. Em sẽ chăm sóc cây mướp thật tốt để cây cho nhiều quả.



 



 

14 tháng 3 2018

Bài văn tả giàn cây leo lớp 5:
Vườn nhà ông em được mệnh danh là xứ sở của các loài cây, nó xuất phát từ sự đa dạng trong các loài cây mà ông trồng, từ cây ăn quả đến cây rau. Trong số tất cả các loài cây ấy, em thích nhất là giàn cây lá mơ của ông.

Cây lá mơ là loại cây thuộc nhóm thân leo, vậy nên giàn lá mơ nhà ông em lúc nào cũng um tùm lá. Giàn cây không quá to mà chỉ nhỏ một góc vườn, từ gốc cây trở lên, những cành cây nhỏ đua nhau mọc ra, quấn lấy từng thanh tre nứa trên giàn như cuộc chạy đua không có hồi kết . Vậy nên, trên giàn, thanh tre nào thanh tre nấy đêu chi chít những sợi cành uốn chặt lấy. Lá mơ nở um tùm, chen nhau đón ánh sáng mặt trời, lấp kín những khoảng trống trên giàn . Từng chiếc lá vừa nhỏ, vừa to, chi chít nhau, tạo thành những khóm cây lớn đung đưa trong gió. Ông em kể rằng, ngày ông mới trồng cây lá mơ này, nó còn bé lắm, ban đầu chỉ lưa thưa một vài lá nhỏ, rồi dần dần phát triển đến ngày hôm nay. Giàn cây lá mơ ấy có thể nói chính là niềm tự hào của ông em.

Lá mơ mềm mại, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trước có màu xanh ngắt, mặt sau lại có màu đỏ thẫm, trên mặt lá có lớp bông mỏng mềm mại và những đường gân lá nổi lên rõ nét như những chiếc xương cá. Lá mơ có mùi thơm nhè nhẹ, do đó mà khi đứng dưới giàn cây ấy, ta có thể dễ dàng ngửi thấy hương thơm thoang thoảng, dễ chịu trong không gian. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng ra, mùi hương ấy lại càng tỏa ra xung quanh, khiến người ta dù ở cách đó cũng ngửi thấy. Đã bao năm qua, ngày ngày lúc nào cây lá mơ cũng um tùm lá. Ông em thường nói lá mơ nhiều quá nên ông ăn không xuể, chỉ biết để đó coi như tạo không gian , đôi khi ông lại hái một ít đem đi biếu hàng xóm xung quanh.

Giàn lá mơ ấy giờ đây như một cái mái hiên nhỏ nơi góc vườn của ông em, để tận dụng sự thuận lợi của giàn lá mơ ấy, ông đã đặt một bộ bàn ghế ngay dưới giàn cây. Do đó, bây giờ nó là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, để che nắng, che mưa, đặc biệt vào những ngày hè oi ả, ngồi dưới bóng râm của giàn cây lá mơ, tận hưởng những cơn gió mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Cây cứ ngày một lớn hơn, ngày một nhiều lá hơn, nó không chỉ mang đến nguồn thực phẩm bổ ích mà còn tạo một không gian lí tưởng cho vườn nhà ông em.

Bất kì một loài cây nào cũng vậy, chúng đều có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng. Giàn cây lá mơ nhà ông em cũng vậy, nó đẹp mà đặc biệt. Em mong cây sẽ luôn phát triển tươi tốt để ngày một to lớn hơn, um tùm hơn.
 

Một chữ cũng là thầy,nửa chữ cũng là thầy

1. mấy ai là kẻ ko thầy 

thế gian thường nói đố mày làm nên

2. công cha, áo mẹ, chữ thầy

gắng công mà hk có ngày thành danh

3. nhất tự vi sư bán tự vi sư

23 tháng 1 2022

b học tốt

5 tháng 3 2020

donkey

5 tháng 3 2020

Con bò mẹ gọi con là con bê

Con trâu mẹ gọi con là con nghé

Vậy con lừa mẹ gọi con là con hư.

Hok tốt!

9 tháng 5 2018

Tối về nhà muộn, trên con đường hoang vắng có một bóng đen xồ ra dí dao vào người tôi: "Cướp đây." Tôi nhanh trí nói: "Con dao của anh không tồi, tôi lấy Iphone 6s plus hồng vàng ra đổi được không?" Không ngờ hắn ta đồng ý. Tôi thông minh biết chừng nào, đến khi cầm lấy con dao kia, tôi lại quát to: "Đừng nhúc nhích, cướp đây." Tên cướp sửng sốt một chút, rồi... lẳng lặng móc súng ra.
 

9 tháng 5 2018

Sự thật đau lòng 300 USD và 3 quả trứng

Một ông chồng trên giường hấp hối, gọi vợ đến bên mình và hỏi:

– Em ơi, anh không còn sống được nữa. Em hãy nói thật cho anh, trong suốt thời gian chúng mình chung sống với nhau, em đã phản bội anh bao nhiêu lần?

Chị vợ không nói gì, chỉ khóc nức nở.

Ông chồng lại hỏi:

– Thôi, em đã không muốn nói thì hãy giải thích cho anh tại sao trong tủ của em có 3 quả trứng và 300 USD?

Chị vợ thút thít:

– Mỗi lần em phản bội anh, em lại cho vào tủ một quả trứng.

Ông chồng thở phào:

– À, thế là chỉ có 3 lần thôi ư? Còn 300 USD thì sao?

Lần này, chị vợ khóc rất to và giải thích:

– Mỗi lần trứng nhiều quá, em lại đem ra chợ bán và… em đã tiết kiệm được 300 USD.

Nghe đến đó, ông chồng kêu to lên một tiếng và trút hơi thở cuối cùng.

7 tháng 4 2019

Cuộc sống không giống như cuốn truyện đọc phần đầu đã biết phần cuối ,cuộc sống phức tạp và thú vị hơn nhiều.Chúng giống những nốt nhạc lướt trên phím đàn có nốt thăng, nốt trầm và hạnh phúc chính là một nốt nhạc hay, bay bổng hay một gam màu sáng trong bức tranh tổng thể của bản nhạc định mệnh cuộc đời. Vậy hạnh phúc là gì ?Có lẽ mỗi người đều tự đặt trong đầu câu hỏi như vậy và mỗi người cũng đều có quan niệm riêng về hạnh phúc.Nhưng chúng ta đều biết rằng hạnh phúc là biểu thị thái độ sung sướng về một điều gì đó trong cuộc sống làm ta thấy thỏa mãn.Vậy hạnh phúc là vô hình hay hữu hình mà con người ta vẫn luôn mỏi mệt tìm kiếm để đạt được nó?Mỗi người một đáp án nhưng đối với nhiều người hạnh phúc đôi khi bắt nguồn từ những thứ đơn giản nhất khi mỗi sớm mai thức dậy thấy mình còn sống trên cuộc đời.Hạnh phúc đôi khi không phải tìm kiếm đâu xa xôi ,nó vẫn ở ngay trước mắt chúng ta đấy thôi, hạnh phúc khi có cả cha lẫn mẹ, cả nhà cùng nhau quây quần ấm áp bên mâm cơm ,….Nhưng hạnh phúc không chỉ là nụ cười ,niềm vui mà hạnh phúc còn có cả trong nước mắt.Đó là những giọt nước mắt vỡ òa trong hạnh phúc của người mẹ khi thấy đứa con sinh ra được lành lặn ,khỏe mạnh , cảm động khi đứa con của mình tự làm quà tặng mình dịp sinh nhật ,…Nói về hạnh phúc thì nhiều vô kể nhưng làm thế nào để có thể đạt được thì đấy là câu hỏi mà ta vẫn luôn quanh quẩn tìm lời giải đáp Hạnh phúc không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài, thái độ tinh thần của chúng ta điều khiển nó.Đúng vậy chính bạn là người nắm giữ chìa khóa đi đến hạnh phúc chứ không phải ai khác.Nhưng chướng ngại cản trở hạnh phúc là mơ ước về một hạnh phúc quá to lớn.Hạnh phúc không đi liền với sự ích kỉ của cá nhân ,bạn sẽ không bao giờ tìm thấy nếu chỉ biết đi tìm hạnh phúc cho chính bạn.Hạnh phúc đích thực là được sống vì người khác.Vì vậy hãy chia sẻ niềm vui của mình cho người khác ,bởi vì nỗi buồn khi san sẻ sẽ vơi bớt 1 nửa ,còn hạnh phúc sẽ nhân đôi.Thế nhưng sợi chỉ ranh giới giữa hạnh phúc và tự phụ rất mong manh ,đôi khi quá đắm chìm trong hạnh phúc , ta vội quên mất những vẫn đề thực tế diễn ra xung quanh.Có đôi khi ta vô tình không nhận thấy những giá trị đích thực của hạnh phúc, lại mải miết tìm kiếm những điều xa xôi.Bởi thế hãy tập trân trọng những gì ta đang có - những hạnh phúc giản dị nhưng nếu mất đi sẽ mãi chẳng thể lấy lại được. Vì vậy chúng ta phải dừng lại đúng lúc phải biết biến hạnh phúc thành động lực giúp ta sống có mục đích ,lạc quan hơn.Bởi lẽ tôi tin chắc rằng thành công và hạnh phúc nằm trong bạn. Quyết tâm hạnh phúc, và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại nghịch cảnh.

Dài vậy cơ ak? Mk vít ngắn gọn thôi

Tôi không biết đối với bạn hạnh phúc là gì, còn với tôi hạnh phúc chính là sau một ngày đi học sôi động ở trường cùng với bạn bè thân yêu cùng thầy cô- những người dẫn dắt tôi nên người, khi về đến nhà được nhìn thấy mẹ tôi đạng lúi húi nấu cơm trong bếp, tôi sẽ ngay lập tức chạy vào phụ mẹ, giúp mẹ lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, cùng mẹ ăn một bữa cơm đạm bạc. Bố tôi mất sớm. Nhà tôi có mỗi ba mẹ con nương tựa lẫn nhau, bởi thế nên đối với tôi được mẹ yêu thương, chăm sóc là điều hạnh phúc nhất trên đời. Mệ chính là điều hạnh phúc nhất trong đời tôi.

Bách chiến ....bách... thắng 

Đúng ko , đúng thì k nhé .

Ko đúng thì thôi đừng k sai cho mình .

Thank các bạn nhiều .

Bách chiến ...bách... thắng 

Mình ko biết có trả lời đúng ko nhưng dù gì cũng k 3k nhé .

Mình sai thì đừng k sai