Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.
Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..
Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.
Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.
c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:
- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...
Những ai đã từng đi học chắc hẳn không thể nào quên ngôi trường của mình. Từng tán lá hàng cây sẽ luôn nằm trong kí ức của người đó. Bàn ghế, bảng đen, lớp học,.. những cảnh sắc khuôn viên sân trường không phải là những gì đó quá xa lạ đối với bất cứ ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường. Và hình ảnh cây bàng sừng sững xòe tán lá cũng như vậy.
Cây bàng được trồng nhiều ở khuôn viên trường học. Bởi những đặc điểm của nó phù hợp với khuôn viên trường. Cây bàng lớn rất nhanh, phát triển cực kỳ tốt. Vẫn còn nhớ từ khi tôi bắt đầu đi học, cây bàng đã to lớn lắm rồi. Nó cao vượt cả nóc trường tôi. Thân cây bàng xù xì cong queo chứ không thẳng đứng như cây bạch đàn. Thân cây bàng cũng to mấy vòng người ôm. Cây bàng ít cành tán, lên đến gần ngọn, cành mới bắt đầu đâm ra như những cánh tay vươn ra để đón nắng mặt trời. Chính vì lẽ đó mà cây bàng che phủ cả một góc sân giữa ngày hè oi ả, để chúng tôi có thể ngồi nghỉ chân dưới tán lá bàng rộng.
Lá bàng xòe rộng như cái quạt mo của bà. Lá bàng mọc thành từng cụm, từng cụm với nhau. Lớp lá này chồng lớp lá khác không để lọt bất kỳ tia nắng nào xuống mặt sân. Lá bàng cứ xanh rờn trong nắng hạ mặc cho cái nắng ngoài kia có oi ả thế nào. Mùa hè là mùa lá bàng phát triển nhanh nhất, xanh nhất. Vào mùa đông, cây bàng rụng lá trơ trọi chỉ còn lại những cành khô đen sừng sững giữa trời đông. Nhưng chỉ cần chớm xuân, những búp lá non đã đâm ra tua tủa đỏ chót. Lúc còn nằm trong búp non, chưa ào ra đón lấp khí trời xuân sang, lá bàng non cứ nhọn hoát màu đỏ gạch mơn mởn sức sống. Chừng như chỉ cần một cơn mưa xuân chúng sẽ túa ra, phát triển, như nhựa sống đang tràn về.
Lại bắt đầu một chu trình sống mới, xuân rồi sang hạ lại sang thu. Mùa thu đến là mùa cây bàng đơm hoa kết quả. Hoa bàng mọc thành từng chùm nhỏ li ti giống như hoa xoài. Chúng mọc ra từ những búp, ngọn cây, chùm lá xanh rờn xòe ra xung quanh lại thêm hoa bàng nở, hoa bàng có màu vàng càng làm cho cây bàng thêm rực rỡ. Hoa bàng rất dễ rụng. Chỉ cần một đợt gió nhỏ, làn gió nhẹ lướt qua, hoa cũng có thể rụng. Những bông hoa li ti rụng xuống vàng cả một góc sân.
Hoa tàn là lúc quả đâm ra. Quả bàng có hình bầu dục. Lúc mới thành quả, quả bàng nhìn rất cứng, có thể cảm nhận được điều đó khi nhìn thấy những quả bàng xanh rì. Đợi chúng to hơn một chút, chúng tôi sẽ lấy xuống đập ra để ăn cái nhân của quả bàng. Quả thực nếu ai đã trải qua một thời gian như thế mới thấy thèm cái hương vị ấy một lần nữa. Hoặc là chúng tôi sẽ hai xuống để cốc đầu nhau. Lúc quả bàng còn xanh non, nhân của nó rất cứng, cốc đầu nhau rất đau, đau điếng người sưng u trán. Nhiều hôm không tránh được bị bạn cốc nhiều về sưng u một cục tròn thế lại bị mẹ mắng cho một trận, nhưng hôm sau vẫn trêu đùa nhau.
Quả bàng khi chín dần chuyển sang màu vàng. Quả chín rồi, lớp màu vàng ấy lại có vị ngọt ngọt thơm thơm. Lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi lại hái xuống ăn. Lá bàng chúng tôi hái xuống làm quạt khi trời nóng, quả bàng chúng tôi nghịch ngơm, thân bàng chúng tôi chơi trốn tìm. Cây bàng đã gắn liền với những trò chơi của tuổi thơ tôi. Làm sao có thể quên được hình ảnh loài cây gắn liền với những năm tháng học sinh thơ ngây, tinh nghịch.
Cây bàng, một loài cây được trồng phổ biến trong khuôn viên trường học. Đâu chỉ làm đẹp cho khuôn viên trường, cây bàng còn là trò chơi, là bóng mát, là thức quả ngon lành của chúng tôi mỗi dịp tựu trường. Cái không khí nô đùa dưới bóng cây cùng bạn bè, những lần bị cốc sưng u đầu rồi cả khi thưởng thức cái hương vị quả bàng… Tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí tôi.
Bạn ơi bài công dân số một có hai phần mà bạn !
Trả lời phần nào thế bạn ? Hay trả lời cả hai phần ?
1. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ờ Sài Gòn.
2. Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:
* Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
* Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...
3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.
Những chi tiết cho thây câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:
- Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
- Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:
+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?
+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.
Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.
Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
Bóng cây râm mát em ngồi
Lật trang vở mới học bài rất ngoan
Ve ve ve hát xênh xang
Trời xanh mây trắng... một dàn đồng ca
Bài làm:
Nhà em có rất nhiều cây leo như: bầu, bí,…Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp hương mà bố em trồng ở sau vườn.
Khung giàn mướp được làm bằng tre dài năm mét, rộng hai mét. Mới hôm nào, cây mướp còn nhỏ xíu. Chỉ mấy hôm sau, ngọn mướp đã bò khắp giàn. Tay mướp chỉ nhỏ bằng que tăm, mới chiều hôm nay tay mướp chỉ dài khoảng năm phân mà sáng mai tay đã dài mười năm phân quấn chặt vào giàn. Thật là kì lạ phải không các bạn!
Chẳng mấy chốc một màu xanh tươi đã phủ kín mặt giàn. Khi đã leo khắp giàn thì mướp bắt đầu ra hoa. Hoa mướp màu vàng tươi như mời gọi ong bướm đến hút mật. Rồi quả mướp bé xíu thi nhau chồi ra như muốn mở lời chào ngày mới. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột, bằng con cá chuối to. Quả thì thẳng, quả thì cong như vầng trăng gần giữa tháng. Quả này chen với quả kia lúc lỉu khắp giàn. Sáng nào, em cũng ra vườn hái mướp về ăn. Mướp nhiều quá, mẹ sai em cắt mang biếu họ hàng, hàng xóm mỗi người vài quả. Ai cũng khen mướp nhà em ngon và thơm.
Cây mướp nhà em rất nhiều tác dụng, vào mùa hè mà có bát canh cua hoa mướp thì thật là tuyệt! Lá mướp tươi để lau nhựa mít. Ai bị nước ăn chân thì dùng lá mướp khô sẽ khỏi. Em sẽ chăm sóc cây mướp thật tốt để cây cho nhiều quả.
Bài văn tả giàn cây leo lớp 5:
Vườn nhà ông em được mệnh danh là xứ sở của các loài cây, nó xuất phát từ sự đa dạng trong các loài cây mà ông trồng, từ cây ăn quả đến cây rau. Trong số tất cả các loài cây ấy, em thích nhất là giàn cây lá mơ của ông.
Cây lá mơ là loại cây thuộc nhóm thân leo, vậy nên giàn lá mơ nhà ông em lúc nào cũng um tùm lá. Giàn cây không quá to mà chỉ nhỏ một góc vườn, từ gốc cây trở lên, những cành cây nhỏ đua nhau mọc ra, quấn lấy từng thanh tre nứa trên giàn như cuộc chạy đua không có hồi kết . Vậy nên, trên giàn, thanh tre nào thanh tre nấy đêu chi chít những sợi cành uốn chặt lấy. Lá mơ nở um tùm, chen nhau đón ánh sáng mặt trời, lấp kín những khoảng trống trên giàn . Từng chiếc lá vừa nhỏ, vừa to, chi chít nhau, tạo thành những khóm cây lớn đung đưa trong gió. Ông em kể rằng, ngày ông mới trồng cây lá mơ này, nó còn bé lắm, ban đầu chỉ lưa thưa một vài lá nhỏ, rồi dần dần phát triển đến ngày hôm nay. Giàn cây lá mơ ấy có thể nói chính là niềm tự hào của ông em.
Lá mơ mềm mại, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trước có màu xanh ngắt, mặt sau lại có màu đỏ thẫm, trên mặt lá có lớp bông mỏng mềm mại và những đường gân lá nổi lên rõ nét như những chiếc xương cá. Lá mơ có mùi thơm nhè nhẹ, do đó mà khi đứng dưới giàn cây ấy, ta có thể dễ dàng ngửi thấy hương thơm thoang thoảng, dễ chịu trong không gian. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng ra, mùi hương ấy lại càng tỏa ra xung quanh, khiến người ta dù ở cách đó cũng ngửi thấy. Đã bao năm qua, ngày ngày lúc nào cây lá mơ cũng um tùm lá. Ông em thường nói lá mơ nhiều quá nên ông ăn không xuể, chỉ biết để đó coi như tạo không gian , đôi khi ông lại hái một ít đem đi biếu hàng xóm xung quanh.
Giàn lá mơ ấy giờ đây như một cái mái hiên nhỏ nơi góc vườn của ông em, để tận dụng sự thuận lợi của giàn lá mơ ấy, ông đã đặt một bộ bàn ghế ngay dưới giàn cây. Do đó, bây giờ nó là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, để che nắng, che mưa, đặc biệt vào những ngày hè oi ả, ngồi dưới bóng râm của giàn cây lá mơ, tận hưởng những cơn gió mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Cây cứ ngày một lớn hơn, ngày một nhiều lá hơn, nó không chỉ mang đến nguồn thực phẩm bổ ích mà còn tạo một không gian lí tưởng cho vườn nhà ông em.
Bất kì một loài cây nào cũng vậy, chúng đều có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng. Giàn cây lá mơ nhà ông em cũng vậy, nó đẹp mà đặc biệt. Em mong cây sẽ luôn phát triển tươi tốt để ngày một to lớn hơn, um tùm hơn.
Em chúc anh chị sau khi trả lời âu hỏi của em sẽ hok tốt ạ !
>_<
Nội dung bài :
Cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu của rừng; tình cảm yêu mến và sự ngưỡng mộ của tác giả đối trước vẻ đẹp của rừng.
trả lời câu hỏi :
1. Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có liên tưởng khá thú vị. Ông thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
Những liên tưởng thú vị vừa nói đã làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
2. Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
Trả lời:
Những muông thú trong rừng được tả rất sinh động. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như chớp. Những con chồn, sóc với túm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng.
Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của những muông thú ấy làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ lí thú.
3. Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?
Trả lời:
Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
4. Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
Trả lời:
Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.
1. - Đoạn mở bài trong bài văn Hạng A Chảng: Từ đầu đến đẹp quá!
- Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời nhận xét của các cụ già làng trong về thân hình khỏe, đẹp của Hạng A Cháng.
2. - Những điếm nối bật về ngoại hình cùa Hạng A Cháng là:
- Ngực nở vòng cung.
- Da đỏ như lim.
- Bắp tay. bắp chán rắn như trắc, gụ.
- Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
- Khi đeo cày trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
3. - Qua đoạn văn miêu tả hoạt động cùa A Cháng, em thấy A Cháng là một người lao động cần cù, khỏe mạnh, làm việc không biết mệt mòi, say sưa công việc, tập trung cao độ vào việc làm.
4. - Đoạn kết bài là câu văn cuối cùng của bài: Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ H'mông đang định cư ở chân núi Tơ Ro.
- Ý chính cua phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề cúa A Cháng và đó cũng chính là niềm tự hào của dòng họ Hạng.
5. Nhận xét: cấu tạo bài văn tả người thường có ba phần:
a) Mô bài: Giới thiệu người định tả (tên, tuổi...)
b) Thân bài:
- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt. hàm răng, nước da, tay chân).
- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác...)
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
bài đâu mà trả lời =))