Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nghệ thuật
- Tưởng tượng, hư cấu, giọng văn sắc sảo, đối lập hai nhân vật, hai tính cách.
2. Nội dung
- Văn bản khắc họa hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc.
- Tác phẩm vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính chiến đấu sắc bén.
Gợi ý:
1. Trước khi tóm tắt
- Đọc kĩ văn bản gốc
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt
+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản
+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn
+ Tìm các từ ngữ quan trọng
+ Xác định ý chính của văn bản
+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi
+ Xác định các phần trong văn bản
- Tìm ý chính của từng phần
- Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc
+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc
2. Viết văn bản tóm tắt
- Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí
- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt
- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
3. Chỉnh sửa
Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em
Bài tham khảo 1: Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong Ngữ văn 6, tập hai.
Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
Bài tham khảo 2: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao tên xâm lược đã nhòm ngó, hi vọng chiếm được mảnh đất nhỏ bé, kiên cường của dân tộc Việt Nam ta. Bọn chúng đến đây, kéo theo bọn tay sai bợ đỡ, đua nhau làm khổ dân ta. Chúng ta hãy dừng lại ở những năm hai mươi đầu thế kỉ XX. Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản sống chết mặc bay và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.
Trước hết, chúng ta dừng lại ở phạm vi giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Dưới chế độ phong kiến, quan lại có trách nhiệm với các “con dân” như cha, mẹ của dân. Song, trong thực tế, dân gian đã có lời ca dao oán thán:
Con ơi! Nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Nghe ca dao, có thể chúng ta chưa tin. Có lẽ, ta sẽ theo bước chân tác giả Phạm Duy Tốn đến với “làng X, thuộc phủ X” vì nước sông Nhị Hà đang lên to quá, mà khúc đê vỡ! Nhưng đã có Nhà nước lo. Nhà nước đã cử một ông quan phụ mẫu (cha mẹ của dân) đến làng X để giúp dân hộ đê rồi. Văn bản Sống chết mặc bày của Phạm Duy Tốn đã vẽ lại toàn bộ công cuộc đi giúp dân hộ đê của quan phụ mẫu đã xứng đáng với sự mong chờ mòn mỏi của dân chưa?
Quan đi hộ đê mà không cùng xuống chỗ đê xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn:
"... Thế thời nào quan cha mẹ ở đâu?... Thưa ràng đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn, năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì. ”
Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà chuẩn bị đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Quan ngồi ở tư thế: Chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Tên nữa... chực hầu điếu đóm. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt, chốc lại phẩy. Chung quanh sập... thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng... cùng ngồi hầu bài. Đồ dùng của quan cái gì cũng có: bát yến hấp đường phèn... khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi, trong ngập đầy trầu vàng, cau đậu, rễ tía; ống thuốc bạc, đồng quản bút, tăm bông... trông mà thích mắt.
Quan đi giúp dân “hộ đê”, mà lại ngồi ở trên đình cao, không quan tâm gì đến đê điều. Thật vô trách nhiệm! Hơn thế nữa, quan lại ngồi say mê chơi tổ tôm để ăn tiền. Cho nên “ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít”, “nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm”.
Nhưng đáng chú ý nhất, đáng phê phán nhất là thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo của quan phụ mẫu. Khi hai lần có người vào bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ, mà còn gắt, quát, dọa bỏ tù thằng nào vào bẩm báo. Lần một: “Ngài cau mặt, gắt: mặc kệ”. Lần thứ hai quan lớn đỏ mặt tía tai, quát, dọa “ông cách cổ bỏ tù chúng mày”. Và cuối cùng đê vỡ “nước tràn lềnh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kể sống không cóchỗ ở;kè chết không nơi chôn... ”.
Qua nhân vật quan phụ mẫu trong Sống chết mặc bay có thể hình dung toàn bộ hệ thông quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, toàn bộ chế độ phong kiến thời đó thật tồi tệ, tàn nhẫn. Đó là những bọn người làm tay sai, bợ đỡ thực dân, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
Bọn quan lại phong kiến thì vô trách nhiệm với dân đến lạnh lùng, mất tính người như thế. Phía trên bọn quan lại ấy là lũ thực dân trơ tráo, bỉ ổi di cướp nước người.
Với ngòi bút sắc sảo, với trí tưởng tượng phong phú, tác giả Nguyễn Ái Quốc dã cho ta thấy rõ bộ mặt thực dân giả dối của Va-ren - tên quan Toàn quyền Đông Dương trong vụ hắn rêu rao sang Việt Nam để đem tự do cho Phan Bội Châu, đế lừa phỉnh dư luận.
Thực ra, muôn chăm sóc nhà cách mạng Phan Bội Châu thì chỉ cần một mệnh lệnh từ nước Đại Pháp sang Hà Nội là đủ. Nhưng tên Va-ren này đã vòng vo giả dối: Hắn xuống tàu từ Mác-xây (Pháp) đến Sài Gòn: đã bốn tuần lễ rồi. Lại từ Sài Gòn ra Huế; từ Huế ra Hà Nội: biết bao ngày nữa. Trong khi đó “Phan Bội Châu vẫn nằm tù”. Thực ra, hắn có quan tâm gì đến cụ Phan? Hắn đi ngao du; hưởng lạc sang xứ Đông Dương - nơi hắn làm toàn quyền để hưởng các vinh hạnh tiếp rước, đón mời... của dân bản xứ. Tóm lại, có lợi cho bản thân hắn.
Nhưng sâu sắc nhất là khi Nguyễn Ái Quốc miêu tả cuộc chạm trán giữa tên Va-renvà nhà cách mạng Phan Bội Châu khi hắn đến Hà Nội và vào Hỏa Lò. Ta hây lắng nghe tác giả bình luận. “Ôi thật là một tấn kịch! Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này đang đối mặt với Người kia”(chỉ Phan Bội Châu).
Hắn ba hoa liên tục, trong lúc cụ Phan im lặng. Hắn nói những gì: hắn dụ dỗ, mua chuộc nhà cách mạng hãy đầu hàng cách mạng, đầu hàng nhân dân, phản bội Tổ quốc (như hắn)...
Kết quảra sao? “Nhưng lạ chưa! Những lời nói của Va-ren hình như lọt vào tai (Phan) chẳng khác gì “nước đổ lá khoai” và cái im lặng dửng dưng của Phan suốt buổi gặp gỡ hình như làm cho Va-ren sửng sốt cả người”.
Để kết thúc tác phẩm của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra hai nhân chứng: Anh lính dõng An Nam cứ quả quyết rằng: “Có thấy đôi ngọn râu mép người tùnhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái dó chỉ diễn ra có một lần thôi”. “Một nhăn chứng thứ hai (xin không nói tên) lại quả quyết rằng: Phan Bội Châuđã nhổ vào mặt Va-ren... ”, chi tiết này là đòn nốc ao cuối cùng quyết định khiến cho tên Va-ren trơ trẽn kia đo ván, lủi khỏi Hỏa Lò.
Với hai bút pháp khác nhau: Ớ tác giả Phạm Duy Tôn là tự sự xen biểu cảm, trữ tình. Ớ tác giá Nguyễn Ái Quốc là tự sự châm biếm. Cả hai bút pháp đều thành công trong việc xây dựng hai bộ mặt điển hình xấu xa của thực dân và phong kiến Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Hai tác phẩm giúp em hiểu biết thêm rất nhiều về một giai đoạn của đất nước Việt Nam, Tổ quốc của em.
Bản chất xấu xa của bọn phong kiến, thực dân dưới chế độ cũ (những năm đầu thế kỉ XX) qua hai văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.
- Mục đích: giới thiệu trò chơi Cướp cờ.
- Những đặc điểm mà em nhận ra mục đích: trong văn bản, có đưa ra các mục về mục đích, chuẩn bị và cách chơi trò chơi.
Nửa đêm, ở làng X thuộc phủ X, nước sông Nhị Hà ngày 1 dâng cao khiến khúc đê có nguy cơ vỡ. Trong lúc người dân đang cố giũ đê thì Quan phụ mẫu – kẻ được cử đi để giúp đan hộ đê lại đi chơi tổ tôm với đám nha lại trong đình. Hắn ung dung chơi bài cùng với bao kẻ hầu người hạ ngồi bên cạnh, lại còn mang biết bao đồ đạc quí hiếm để đi hộ đê. Y mải miết chơi tổ tôm đến mức ko biết gì đến những tiếng kêu, tiếng tù và của dân phu và bao người dân ở ngoài đê. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ nhưng hắn lại mắng chửi rồi ung dung chơi bài tiếp. Cuối cùng, khi đê đã vỡ, người dân lâm vào cảnh muôn sầu nghìn thảm cũng là lúc quan phụ mẫu cười sung sướng, hả hê khi ù ván bài lớn.
Nửa đêm, ở làng X thuộc phủ X, nước sông Nhị Hà ngày 1 dâng cao khiến khúc đê có nguy cơ vỡ. Trong lúc người dân đang cố giũ đê thì Quan phụ mẫu – kẻ được cử đi để giúp đan hộ đê lại đi chơi tổ tôm với đám nha lại trong đình. Hắn ung dung chơi bài cùng với bao kẻ hầu người hạ ngồi bên cạnh, lại còn mang biết bao đồ đạc quí hiếm để đi hộ đê. Y mải miết chơi tổ tôm đến mức ko biết gì đến những tiếng kêu, tiếng tù và của dân phu và bao người dân ở ngoài đê. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ nhưng hắn lại mắng chửi rồi ung dung chơi bài tiếp. Cuối cùng, khi đê đã vỡ, người dân lâm vào cảnh muôn sầu nghìn thảm cũng là lúc quan phụ mẫu cười sung sướng, hả hê khi ù ván bài lớn.
Tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra:
Cổng trường mở ra ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bươc vào thế giới kì diệu.
Cổng trường mở ra ghi lại tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Đứa con nhỏ thì vô tư, chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng ở Nhật Bản và tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bươc vào thế giới kì diệu.
- Tóm tắt nội dung câu chuyện:
+ Ếch ngồi đáy giếng: Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.
+ Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quan voi để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.
- Đề tài của hai văn bản:
+ Ếch ngồi đáy giếng: tính tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân.
+ Thầy bói xem voi: Để biết rõ về sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện.
a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn: Số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ hóa
Đó là thuật ngữ của ngành khoa học xã hội.
b. Sơ đồ hoá kiến thức là một phương pháp dạy học trong đó người giáo viên sử dụng sơ đồ như một phương tiện giảng dạy trong các tiến trình lên lớp. Khi xây dựng sơ đồ, cần lưu ý những yêu cầu về tính khoa học, tính sư phạm, tư tưởng, tính mĩ thuật.
Một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”: Văn hóa, xã hội hóa. .
Va-ren là đảng viên Đảng xã hội Pháp nhưng đã phản bội lý tưởng lại sắp sang nhận chức toàn quyền Đông Dương . Lúc bấy giờ ở nước ta đang dấy lên phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu. Trước sức ép của công luận , Va-ren hứa sẽ chăm sóc vụ việc ấy nhưng thực chất đó chỉ là lời hứa để xoa diệu công luận . Ra Hà Nội , hắn vào xà lim dụ dỗ Phan Bội Châu từ bỏ lý tưởng để hợp tác với Pháp . Suốt buổi gặp gỡ , Phan Bội Châu chỉ im lăng dửng dưng khinh bỉ sự đê hèn của Va-ren